Soi học

Chiến tranh thuốc phiện: Hai thứ gây nghiện đánh dấu thời kỳ thuộc địa hóa phương Đông

Nhân trên Soi có bài viết về Chiến tranh Pháp-Thanh, cuộc chiến chính thức cắt đứt quan hệ giữa nước ta và “Thiên triều” (dẫu là trên giấy tờ), chúng ta cùng tìm hiểu một cuộc chiến xảy ra trước đó, một cuộc chiến đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ thuộc địa hóa […]

Ý kiến - Thảo luận

15:43 Friday,1.7.2016

Đăng bởi:  dilletant

"triết học Mác xít là một triết học duy vật". Duy vật có nhiều loại, kể cả duy vật tầm thường, có thể vì thế các nước theo Marx về sau đều tôn thờ đồng tiền (Nga, và một số nước LX cũ, Hoa...). Chắc cũng do nếu pháp luật không work thì chỉ có tiền là cứu cánh. Triết học Mác xít chắc có phần "duy tâm" trong đề cao lực lượng cơ bắp (sứ mạng lịch sử của công nhân), cách mạng phát triển liên tục tiến lên làm cách mạng thế giới.
Mời bạn tham khảo một bài của người cùng thời với Marx về học thuyết của ông này (Marxism):
http://praxeology.net/BT-SSA.htm
về những cơ sở của học thuyết này.

10:26 Friday,1.7.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

‘Chương trình học lịch sử thế giới ở phổ thông có nói sơ qua về cuộc chiến này, nhưng chủ yếu chỉ bàn đến kết quả của cuộc chiến theo kiểu rất duy vật lịch sử Mác-xít (Anh và phương Tây xâu xé Trung Quốc, phong kiến tàn lụi, thực dân tư bản lên ngôi…). Thực tế thì cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, xung đột về quyền lợi kinh tế ở đây vẫn là nguyên nhân chính, tất cả những lý giải về xung đột ý thức hệ luôn là những suy luận theo sau.”

Ý kiến cá nhân của em thấy đoạn này sao sao đó. Chắc là do hoặc là chúng ta học lịch sử ở phổ thông không đến nơi đến chốn, hoặc là sách giáo khoa lịch sử phổ thông viết không đến nơi đến chốn. Chứ triết học Mác xít là một triết học duy vật, vì vậy khi giải thích nghiên cứu hầu hết các vấn đề trên thế giới chứ không phải chỉ cuộc chiến này, đều quy về lý do kinh tế. Nước này chiếm nước kia, giai cấp này đấu tranh với giai cấp kia, hay phong kiến tàn lụi, tư bản lên ngôi, đều được triết học Mác xít quy về lý do kinh tế. Kiểu như triết học đó cho rằng, nhà tư bản cố gắng bóc lột công nhân càng nhiều càng tốt, không phải những nhà tư bản ghét bỏ gì công nhân, cũng không do yếu tố văn hóa, đạo đức gì, mà là do quyền lợi kinh tế.

Đó là một trong những đặc điểm chính của nó. Có người thích, có người không thích, có người bảo đúng, có người bảo không đúng, vì không tính đến các yếu tố duy tâm, như tôn giáo, tâm lý con người,…

Tóm lại triết học Mác xít (bao gồm cả phần duy vật lịch sử) đúng hay sai không bàn ở đây, nhưng bảo nó không chú ý đến xung đột về quyền lợi kinh tế là một trong những nguyên nhân chính của một cuộc chiến tranh thì có lẽ là chưa hiểu tí gì về nó.

6:45 Friday,1.7.2016

Đăng bởi:  Hieniemic

Cảm ơn Đặng Thái nhé.

19:35 Thursday,30.6.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Không biết là do mình chậm hiểu hay do cách viết của tác giả không rõ ràng mà phần đầu mình thấy khá khó hiểu.
Đoạn "Việc đầu tiên cần biết là vào thời này, Anh rất thích mua..." phải đọc đi đọc lại mấy lần mới luận ra được là "Thị trường lúc này rất mất cân bằng: cầu (trà Tàu) của Anh thì cao, nhưng cầu (hàng hóa phương Tây) của Tàu thì ít. (Lại kết hợp với sự thiếu hụt nguồn bạc từ thời Minh nên) Người Tàu đòi mua trà phải trả bằng bạc tươi".

Nếu không nhắc lại việc thiếu bạc thì liên kết với đoạn nói về Nhật Bản ở trên rất rời rạc. Chưa kể nhiều thông tin trong đoạn này "Trong một bài viết trước trên Soi của Cùng học Tiếng Việt..." còn thiếu và không chính xác. Cần giải thích "Nhật về bắt đầu làm tỏa quốc, không bán buôn gì với ai nữa" là nguyên nhân khiến nhà Minh thiếu bạc vì mỏ bạc ở Iwami Ginzan là nguồn cung cấp bạc chính cho Đông Á.

Đồng thời "Nhà Minh cũng vì đó mà mất một lượng bạc đáng kể" không phải vì Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan "ít bán buôn ở khu này dần" mà vì Nhà vua Tây Ban Nha siết chặt việc buôn bán trái phép bạc từ châu Mỹ (nguồn cung cấp bạc lớn thứ hai sau Nhật) để các tàu nhà nước độc quyền chở bạc. Ngược lại thời kì này buôn bán với phương Tây mới bắt đầu nhộn nhịp, Bồ Đào Nha đã có thuộc địa Macau và vẫn cống nộp bạc cho Nhà Minh đều đặn, Hà Lan vẫn buôn bán với Nhật (http://soi.today/?p=210238), Tây Ban Nha phát triển Philippines.

Gọi là "Hòa loạn" cũng không đúng. Người Minh - Triều Tiên gọi là (Nhâm Thìn) Oa loạn và Oa quốc như đã giải thích trong bài 6 Xã hội Hàn Quốc (http://soi.today/?p=179680), mặc dù Hòa quốc cũng là một tên gọi ít dùng của nước Nhật nhưng không phải trong trường hợp này.

Bên dưới, tác giả có nói "Trước tình hình kinh tế thất bát vì thuốc phiện của Anh tuồn vào, vua Đạo Quang tức quá mới ban chiếu cấm hết buôn bán thuốc phiện...", có thể người Anh không chủ ý đầu độc dân tộc Trung Hoa nhưng lập luận theo hướng cấm thuốc phiện vì lí do kinh tế cũng không chính xác. Nếu chỉ vì cần tiền thì triều đình nhà Thanh đã đồng ý với kiến nghị cho hợp pháp hóa và thu thuế nhập khẩu thuốc phiện. Nhưng vua Đạo Quang nhất quyết không cho vì thuốc phiện đã làm xuất hiện khoảng năm cho đến mười triệu người nghiện trên cả nước.

18:18 Thursday,30.6.2016

Đăng bởi:  Madame

Các cụ thời Pháp thuộc sướng thế, hút xách đào hát cứ là tối ngày. Giờ mới thương mấy bác phải ngậm xì gà và nuôi chân dài, chả có mấy văn hóa văn nghệ, cứ trắng trợn và tồi tội thế nào ấy

12:45 Thursday,30.6.2016

Đăng bởi:  Ba chi khơ

Bài ngon rồi, chắc cả về phương diện khoa học lịch sử.". Chỉ xin bàn ngang câu "một loại cây gây nghiện khác: trà". Nghiện trà Tàu có vẻ là một thú tệ hại (một trà một rượu một làn bà...; rồi những thằng bị đuổi học những năm 60 khi cô giáo hô: học sinh, lẽ ra phái hô đáp: im lặng, thì mấy thằng tró hô lên: cà phê, chè tàu, thuốc lá). Ngược lại, trà đen (của bọn "Tây di"), như tôi được trải nghiệm, có vẻ vô hại hơn (một cốc trà đen giữa trời tuyết lúc co ro ở sân ga Tây). Rồi, khi các bà mẹ trẻ Việt mới sinh con không có mấy sữa, một số loại trà đen trong hộp sắt của Anh (xin đọc: của Tân Tây Lan) giúp rất khá (dù trước đó một? bác sĩ Việt gân cổ - không có trà tây trà tiếc gì gì đâu nhá). Bác sĩ Đông Pháp mà dọa thì dân ta hãi hùng là cái chắc rùi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả