Gẫm & Bình

Ý kiến quanh một triển lãm
về biển Đông

  * KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG Triển lãm của họa sĩ Lý Trực Sơn và nhà điêu khắc Đào Châu Hải Từ 11. 12 đến 17. 12. 2010 Viet Art Centre 42 Yết Kiêu, Hà Nội * (Trong phần cmt cho bài “Không Vô Can và Ballad Biển Đông” – Triển lãm đôi […]

Ý kiến - Thảo luận

17:05 Thursday,28.7.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

"KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG", các thầy, các chú nhà mình dạy học, chữ nghĩa rất phong phú nên phải khoe chứ các bạn, cái gì chưa biết thì phải hỏi thôi!
Tớ cũng chưa hiểu gì! Thưa chú Lý Trực Sơn và chú Đào Châu Hải chúng cháu chưa hiểu được ý nghĩa của tiêu đề "KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG" của các chú, các chú giải thích cho chúng cháu mở mang đầu óc với ạ!

15:05 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Chúng em cũng "liều mạng" nhất trí với Măng Non (hay Mang Nón?) HN và vô cùng xin lỗi các thầy ạ: các thầy đặt tên triển lãm rắc rối quá. Với lại, giả thử nếu các thầy dùng được cái tên thuần Việt hơn (ít Hán Việt hơn) thì thú vị hơn bao nhiêu. Chẳng hiểu sao cái tên triển lãm này lại dài và lủng củng thế (cho dù có lẽ các thầy muốn giải thích cho sự "phối kết hợp" của 2 bộ tác phẩm).

Cũng có thể ở đây "tiềm năng" có một "mưu trí" gì nữa mà chúng em chưa thể phát hiện ra ạ?

Dù sao, nội dung/chủ đề của triển lãm vẫn dễ hiểu và thật thuyết phục.

14:16 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  Mang Non VN

Em thấy các ý kiến ở đây đều hay, nhưng mà thật ra em cứ thắc mắc mãi cái tên triển lãm. Sao nó cứ luẩn quẩn thế nào ấy. Em cứ lẩm bẩm không biết bao nhiêu lần: vô can là ngược với bị can. Bị can là dính líu đến tội phạm, bị can là bị người ta khởi kiện phải đứng trước vành móng ngựa. Còn vô can là không dính líu, không liên can, không phạm tội. Vậy: KHÔNG Vô can có nghĩa là có liên can, có dính líu, có phạm tội. Như vậy Không Vô can sẽ = Bị can, Dính líu, Phạm tội...
Hiểu một cách nôm na là như thế. Sao các thầy không đặt quách tên triển lãm là "Bị can. Ballad Biển đông" cho nó rồi, cho nó đơn giản dễ hiểu. Thế thì phần thầy Hải sẽ là Bị can, phần thầy Sơn sẽ là Ballad Biển Đông. Em đoán thế, không biết có đúng không ạ? (Ơ, nhưng mà tại sao mình là Việt Nam lại là Bị can ạ? Em tưởng Trung Quốc là Bị can mới đúng chứ ạ?). Thôi, có thể em càng nghĩ càng sa lầy không lối thoát. Chỉ thấy làm như thầy Hải thì tốn nhiều sắt, lâu công. Làm như thầy Sơn nhanh vèo, tí thuốc nước là xong. Vấn đề cái tên em xin chịu thua, nhờ Soi hoặ các thầy chỉ bảo.

12:17 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Tại sao các nghệ sĩ, triển lãm và tác phẩm của triển lãm này cần sự "biện hộ" khi các tác giả đã tự đặt mình vào ghế "bị can"?.
Chính họ/nó/chúng tự thân đã "phát biểu" được những gì họ/nó/chúng muốn đối thoại với [nghệ thuật/lương tâm] chính họ/nó/chúng và với người xem.
Nghệ thuật khái niệm đã ghi điểm trong triển lãm này, và giá trị của nó chính là sự nhận thức, là cảm xúc người xem có được, chúng cháu nghĩ chỉ đơn giản vậy thôi ạ.

12:07 Friday,17.12.2010

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Xin phép có một đính chính nhỏ trong bài của bạn Dương Việt Linh. Ở đoạn: "Picasso, khi ông vẽ chân dung một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga( tiếc là tôi không nhớ rõ tên, bạn nào biết câu chuyện này vui lòng bổ xung), vẽ xong, nhà soạn nhạc này nhận xét: “Ông vẽ không giống tôi, nhưng tôi giống như người trong bức chân dung của ông”. Và câu nói này đã được đưa vào sách dạy Thẩm mỹ học của các trường Mỹ thuật phương Tây."

Nhân vật mà Picasso đã vẽ chân dung và sau đó nói như vậy không phải là nhà soạn nhạc, mà là nhà văn - nhà báo nổi tiếng của Nga và LB Xô viết cũ Ilya Ehrenburg (1891-1967), người có nhiều ảnh hưởng trong khối cộng đồng XHCN ở Âu châu cũ, cũng là người có nhiều quan hệ với các nghệ sỹ nổi tiếng trên thế giới ngoài Picasso như Rivera, Amedeo Modigliani...
Các bạn có thể xem bức chân dung của Ehrenburg được Picasso vẽ tại đây:
http://www.elkost.com/ilya_ehrenburg/photo_gallery/photo_gallery.html

20:03 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  hoang anh

Lời biện hộ cho tác phẩm thật là sắc bén về ngôn ngữ văn học, nhưng nó không thể biện hộ cho những gì người xem cảm nhận thực sự ở tác phẩm. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì mình không thích cách biện hộ như vậy, điều quan trọng là mình cảm thấy không sướng mấy khi xem các tác phẩm trong triển lãm này!

15:07 Thursday,16.12.2010

Đăng bởi:  art observateur

Bài viết quá hay, tuy có hơi dài dòng mệt mỏi. Biện hộ cho "...ballad Biển Đông" một cách hơi nhiệt tình, nghĩa lộ quá mức. Ai mà chẳng biết cái tên dài dòng "Không vô can..." của triển lãm, nhưng thông cảm với người gõ máy tính thường thích gõ tắt nhé. Hihi. Làm cho đồng chí D.V.Linh cứ phải phân bua phân trần mãi về nội dung xã hội và lòng yêu nước của tác phẩm, và cứ tưởng tớ đây (A.O) đọc không hết chữ và còn mù tịt chẳng hiểu thế nào về nghệ thuật đương đại nữa (chắc thế nên đoạn cuối có câu dặn dò thêm:P/S: Nghệ thuật đương đại chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trở thành một chủ nghĩa của Nghệ thuật tạo hình (khác với chủ nghĩa Hiện đại và Hậu hiện đại), nó chỉ là một tính từ…).
Chỉ xin góp một câu cuối cùng: ai cũng thích lời khen, kể cả khen đúng đắn lẫn khen nịnh, khen vô bổ. Thế nhưng, những lời phê khó tính mới là điều thực sự cần thiết để suy ngẫm...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả