Văn & Chữ

Truyện Kim Dung (phần 2): bildungsroman muốn li kỳ thì phải thiếu nơi nương tựa

(Tiếp theo phần 1) Như đã nói ở bài trước, “Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: Tại sao “mồ côi cha” lại là một trong những chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm Kim Dung?”. Ta có thể trả lời câu hỏi này bằng hai bước sau: Bước một: làm mất một […]

Ý kiến - Thảo luận

21:31 Tuesday,5.6.2018

Đăng bởi:  Longasau

”Cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm âm” còn ai khác ngoài Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh hihi.

16:52 Monday,15.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Cảm ơn bác Quo,
Chắc một phần như bác nghĩ. Kim Dung viết như vậy để lôi cuốn độc giả nữ, và các độc gia nam đang tuổi yêu :-) . Phụ nữ là rất khoái có một thằng đàn ông chung tình với mình đến hết đời.

Bác Candid,
Theo em thì theo tiêu chuẩn thời xưa, thì Lệnh Hồ Xung có thể bất chính bất tà. Chứ quan điểm hiện nay thì Lệnh Hồ Xung là chính diện quá đi rồi. Ham rượu thì chỉ là nhược điểm, còn phóng khoáng thì giờ lại là ưu điểm lớn.

Chỉ có Vi Tiểu Bảo thì ngay cả tiêu chuẩn hiện nay thì vẫn là bất chính bất tà.

16:44 Monday,15.8.2016

Đăng bởi:  Dekneed

Mạc Đại Tiên Sinh

9:54 Monday,15.8.2016

Đăng bởi:  candid

Đọc KD em thích nhất là 2 nhân vật Lệnh Hồ Xung và Vi Tiểu Bảo bất chính bất tà. Vi Tiểu Bảo cũng chung tình, chỉ tội chung tình với nhiều đối tượng. :D

0:04 Sunday,14.8.2016

Đăng bởi:  Quo

@lacrangcavo: Em nghĩ do Kim Dung muốn thu hút phân khúc độc giả nữ, vốn lười đọc những đoạn đấm đá, miêu tả chiêu thức rườm rà của truyện kiếm hiệp :) hoặc muốn nâng quan điểm "tình" trên "lý". Ví dụ Đoàn Chính Thuần, Vi Tiểu Bảo có bao nhiêu vợ, nhân tình cũng chấp nhận được hết miễn với cô nào cũng thật lòng (hay biểu hiện giống giống vậy). Không biết có do ảnh hưởng văn hóa không mà đa số các vụ đưa lên báo mạng gần đây ở xứ mình cũng được dư luận phán xét trên chữ "tình" nhiều hơn là chữ "lý". Mà KD viết sách để bán thì phải theo dư luận phải không ah? :D

11:28 Friday,12.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Quay trở lại với Kim Dung.

Em thấy nhân vật anh hùng của ông ấy hầu hết là chung tình nhỉ. Si tình như Đoàn Dự thì không nói rồi. Chàng ấy chỉ mong ra sống nơi hoang vắng với thần tiên tỷ tỷ, thỉnh thoảng nàng cười với một cái là mãn nguyện. Hồi đọc cái này, cũng đang tâm trạng yêu đơn phương, nên đọc thấy vô lắm :-) .
Lệnh Hồ Xung cũng thế, chàng nghĩ: nếu lấy được tiểu sư muôi, thì không bao giờ nói nặng với nàng. Nếu nàng làm việc đại gian đại ác cũng chỉ chau mày mà thôi.
Đến như Tiêu Phong, ít quan tâm đến phụ nữ, cũng chung tình, son sắc với A Châu.

Không biết đó là hình ảnh phản chiếu của Kim Dung, hay đó là mẫu nhân vật đàn ông thời đó (thời Kim Dung viết truyện)?

9:28 Friday,12.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Bác Candid,
Em cũng chỉ xem có hai truyện. Đều bắt đầu từ xem phim trước, sau đó tìm đọc truyện :-).
Cũng thấy hay hay thú vị.

Mà bác này khi viết kịch bản phim trên chính truyện mình, thay đổi cũng ác phết.

17:31 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Bác Lạc rang cả vỏ đọc Cửu Bả Đao à. Em thi thoảng cũng đọc thấy thú vị phết.

16:14 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Em thì đọc các ý kiến của bạn Quang thấy khá thích thú.
Em nói thật, không có ý mỉa mai gì cả.

Nó như kiểu câu gì của Cửu Bả Đạo: tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào gì gì đó.
Đọc bạn Quang, em thấy thú vị vì thấy lại mình hồi xưa. Sôi nổi, tự tin muốn lật nhào, chê bai nhiều thứ.Hoàn toàn vững tin là mình nắm vững chân lý trong tay. Ý kiến các thày, bố mẹ đều là lạc hậu rồi.

Giờ đôi khi cũng mong muốn mình có khoảng 1/10 sự sôi nổi tự tin đó.

15:35 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  candid

@Dương Trần: Em đọc Tiểu Đoạn thì thấy mệt vì được vài chương là dừng mất nên cũng mất hứng. Gần đây thấy có thể loại xuyên không thì phải ví dụ như Tầm Tần Ký, nhân vật chính quay trở lại thời cổ đại rồi với võ công và trí tuệ để làm anh hùng thời loạn. Em thì không hứng thú với thể loại này lắm.

15:24 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Mà ý kiến của Anh Nguyễn là cho 108 anh hùng Lương Sơn biểu tình thực ra đã được Tư Đồ Kiếm Kiều sử dụng trong bộ manhua "108" rồi. Cập Thời Vũ Tống Công Minh sách động nho sinh tụ tập ngồi trước quảng trường Trung Kinh đòi Cao Cầu ra đối chất. Nói như kiểu bạn Quang thì sẽ là "sao Cao Cầu ngu thế, không biết mang xe tăng ra mà cán chết bọn nó?"

15:17 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Với những cửu lưu cao thủ kiểu bạn Quang này thì dùng võ công danh môn chính phái kiểu Anh Nguyễn không trị được đâu. Phải dùng chiêu "dĩ kì nhân chi đạo hoàn trị kì nhân chi thân", bác Candid đọc hết mấy bộ của Tiểu Đoạn rồi cũng chê thần tượng của bạn Quang theo cách chàng chê Kim lão xem sao.

14:36 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Ivan Tung

Em định comment "Mạc đại tiên sinh" mà vào phần comment đã thấy các bác trả lời hết rồi.
Đọc đên phần bạn Quang thì đúng là "sơ sinh chi độc bất uý lão hổ". Hiểu rộng biết sâu, cái gì cũng cần hợp lý mới gọi là hay. Chắc Kim Dung phải chuyển sang viết sách toán mới đủ hợp lý theo ý kiến bạn Quang.

Truyện của Kim Dung nhiều phần tưởng tượng, nhưng dựa trên lịch sử, và có sự nghiên cứu sâu về văn hóa.
Em ví dụ bộ "Tiếu ngạo giang hồ" có đoạn Phong Thanh Dương chỉ Lệnh Hồ Xung sử dụng độc cô cửu kiếm, dùng vô chiêu chiến hữu chiêu, đó là kiến thức rất cơ bản về võ thuật, nhưng thực tế thì đến 80% người luyện võ ở Việt Nam, Trung Quốc vẫn không hiểu được điều này.
Cũng trong bộ đó, vụ ép LHX uống rượu pha thuốc giải, lại là sáng tác, tầm chương trích cú để chém gió về rượu.
Có thể trích từng tác phẩm để phân tích, thảo luận sẽ thấy cái hay cái khuyết của Kim Dung.

14:01 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  candid

Cũng hy vọng là do tuổi trẻ, ai từng chả có lúc trẻ nên con nghé sơ sinh chả sợ gì hổ. :D

13:01 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Hoạt Kê:

Quả thực lúc đầu mình tưởng bạn Quang có hàm ý sâu xa, hiểu thấu đông tây kim cổ nên mới trót dại tranh luận mấy dòng mong được mở mang kiến thức, còn định nhờ bố đẻ mình là người sưu tập sách Tam Quốc vào giải thích hộ (mình không rành Tam Quốc.) Sau ngờ ngợ đoán bạn ấy là troll thì đã trót dại kì cạch gõ một đống nhưng cũng đành bỏ của chạy lấy người. Nếu không phải troll thì chắc bạn Quang đang chê Thi Nại Am sao không để bọn Lương Sơn Bạc đi biểu tình hoà bình cho đúng tinh thần văn minh thế kỉ 21, chê Kim Dung không chế ra cỗ máy thời gian để cao thủ nhà Tống đi ám sát hoàng đế nhà Liêu nhân thể giết cả Thành Cát Tư Hãn luôn trừ hoạ đời sau, với chê bọn mình ngớ ngẩn cứ cắm đầu khen ngợi mấy lão đấy. Hy vọng bạn Quang có ngày thành văn nhân lẫy lừng viết lên những thiên truyện chặt chẽ sâu sắc ý vị lay động lòng người, nếu vậy thì mình cũng được an ủi đôi phần.

Với lại dù sao cũng phải cảm ơn bạn ấy vì giúp mình đỡ mất thời gian đọc truyện Tiểu Đoạn.

12:02 Thursday,11.8.2016

Đăng bởi:  Hoạt Kê

He he! Đọc còm của bạn Quang bàn về Tam Quốc với Thủy Hử hài vãi! Luận về Tam Quốc mà bạn đặt ra các giả thiết là "sao ông Gia Cát Lượng không làm thế này mà lại làm thế kia?" (chắc ý của bạn là La Quán Trung cũng tầm thường thôi, không nghĩ ra chuyện sao không để Tào Tháo bắn tên lửa vào thuyền cỏ để làm roti cả Gia Cát Lượng với Lỗ Túc luôn một thể!). Nếu Tào Tháo mà thông minh thế thì làm gì có trận Xích Bích, mà cũng không có cả cái thời Tam Quốc! Lich sử có được viết bởi những chữ "nếu" như bạn muốn éo đâu! Cho dù kế thuyền cỏ mượn tên không phải của Gia Cát Lượng mà là của Tôn Quyền (nhân đây cũng muốn nói thêm là nhiều bạn cứ hay nhầm lẫn giữa tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa với sử Tam Quóc Chí rồi biên tút linh tinh về chuyện lẽ ra phải thế này chứ không phải thế kia) thì thực tế là nó vẫn đã từng diễn ra, còn những giả thiết là sao không làm thế này (để thông minh với anh hùng) mà lại làm thế kia thì đúng là kiểu lập luận lẩm cẩm của học sinh cấp 3, bạn Anh Nguyễn phí thời giờ đi tranh luận với sửu nhi làm gì!

19:53 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Dùng hoả khí nhiều thì lại là quân Tây Sơn chứ không phải quân Thanh. :D

17:43 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Quo:
1, Đêm sương mù dày đặc sao không bắn tên lửa đốt thuyền nó đi, vì đằng nào cũng có thấy hình dáng quân địch đâu. Bắn vài tên có khi nó cháy còn nhìn rõ thuyền địch ( bắn tên lửa để đốt thuyền chứ không phải gây sát thương). Dù GCL có tẩm rơm ướt, thuyền ướt chẳng lẽ bao nhiêu mũi tên thế không làm nổi vài chiếc cháy? Với kẻ gian xảo như Tào thì thấy thuyền cháy là hiểu vấn đề ngay.
2, GCL khi đó ở rất rất gần thủy trại quân Tào, bảo tên lửa bắn không tới là khó tin (anh chàng Lỗ Túc sợ quá chảng đứng ngồi không yên đấy thôi).
3, Sau chuyện bị lừa này( vố này quá đau, chắc từng đêm sau đó Tào hận mình sao không dùng tên lửa), chẳng lẽ Tào không nghĩ về ý tưởng hỏa và thủy quân? Làm sao lại để thua trận XB thảm hại như vậy?
4, Thiện hỏa công thời Tam quốc thì ngoài biết dùng nước dập lửa ra còn gì cao siêu hơn không?
5, Không biết có bao nhiêu trận dùng rơm ướt bọc ván gỗ vậy bạn? Tôi thì ngoài trận Quang Trung đánh Ngọc Hồi không biết trận nào khác. Lúc đó quân Tôn Sĩ Nghị dùng hỏa công ác quá nên QT mới nghĩ ra kế đấy. Còn thời Tam quốc thì hỏa công chẳng phổ biến đến mức không phải chuyện gì mới. Còn câu chuyện Điền Đan dùng trâu lửa hư cấu quá mức rồi.

17:01 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quo

Về vụ Gia Cát Lượng mượn tên không khó giải thích: truyện có ghi là đêm đó sương mù dày đặc, mà sương mù kiểu như các vùng cao bên mình đã khó nhìn rồi, đèn pha xe hơi còn chỉ tăng tầm nhìn thêm vài mét thì một đóm lửa nhỏ của mũi tên chắc cũng không soi ra cái gì. Tại sao quân Tào không dùng tên lửa mà dùng tên thường: đơn giản là tên lửa sát thương yếu hơn tên thường, tầm bắn ngắn hơn do bị cản gió. Chuyện tưới nước trên rơm để ngăn tên cũng không phải chuyện gì mới, khi công thành bên tấn công toàn dùng khiên gỗ phủ rơm tẩm nước để chống tên lửa rồi. Cuối cùng, GCL vốn thiện hỏa công thì chuyện chống tên lửa là chuyện muỗi với ảnh thôi.

16:31 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Quang: đến Ngô Thừa Ân với Kim Dung em còn "chẳng tin nghĩ ra được" với lại "chẳng tin trả lời được" thì chị có hâm mà đi đối đáp tiếp với em à? Em nghĩ chị thừa thời gian sao?

Học sinh cấp 3 đầy nhiệt huyết lại chưa trải đời, nhìn thế giới chỉ có hai màu trắng đen, đúng sai phân minh, thế mới là tuổi thiếu niên. Nhưng nếu không vượt ra khỏi lối suy nghĩ đơn giản đấy để trưởng thành hơn về nhận thức thì thật đáng tiếc.

16:26 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Nếu hứng thú với Tam Quốc thì có thể mua bộ Tam quốc Chí của Trần Thọ gần đây mới tái bản. Trong đấy nói là thuyền cỏ mượn tên thực ra là của Tôn Quyền. :D

16:09 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Anh Nguyễn:
Tôi cũng chẳng tin bạn có thể trả lời được, KD cũng không, đơn giản vì đây là hố của ông ta.
Còn về thủy hử: bạn lại không hiểu ý tôi. Ý của bạn đầu tiên là muốn nói cái gì tồn tại lâu cũng có cái lý của nó. Nó được cho vào sách giáo khoa, nó được nhiều nhà phê bình, tồn tại vài thế kỷ nghiên cứu vậy hẳn phải có giá trị nào đó, nó viết ca tụng giặc cướp vì nó chống chính quyền.
Còn ý tôi thế này: Trong nhiều trăm năm người ta mổ xẻ các hình tượng trong Thủy Hử, và ca ngợi các "anh hùng" như Võ, Lâm, Lư... trong khi bọn này nó còn tàn bạo hơn cả triều Tống. Người ta chỉ thấy hình tượng uống chén rượu lớn, ăn miếng thịt to mà không thấy rằng bọn này toàn chơi chiêu giết cả nhà, không theo: giết cả nhà, bánh bao thịt người. Đó chính là cái hạn chế của tư tưởng thời đại. Lớp trẻ bây giờ không bao giờ có chuyện hào khí can vân nhảm nhí như vậy, họ có thể viết một bài luận chê bai cả 108 thủy tặc Lương Sơn. Chốt là, dù có nghiên cứu cả trăm năm, vạn người phê bình( như bạn đã ca ngợi nó qua giá trị thời gian) cũng chưa chắc có những ý kiến xác đáng bằng vài học sinh cấp 3.
Thêm nữa, không biết bạn có thể định nghĩa anh hùng không? Trong phần 1 bạn gom main của truyện KD là anh hùng, vậy không biết Đoàn Dự có thể coi là anh hùng không? Vì nghĩa khí giang hồ với Tiêu Phong( đại vương nước Liêu) mà ở Thiếu Thất Sơn chống lại quần hùng, anh ta- vị vua tương lai không sợ mối quan hệ bất hòa với Đại Tống( diệt bé tí như Đại Lý chắc không khó) sao? Phải chăng tính cách phất phơ của anh chàng coi trọng gái và nghĩa khí hơn vận mệnh quốc gia? Thế có coi là anh hùng không?

15:21 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@em Quang hỡi:

Lúc nãy chị lấy ví dụ Hồng Lâu Mộng với Tây Du để đáp lại câu em chê Thuỷ Hử toàn bọn thổ phỉ chém giết dã man. Truyện nó có tư tưởng chống chính quyền thì ca tụng bọn giặc cướp là đúng rồi, em thấy dị ứng cũng hợp lý thôi không vấn đề gì. Chị chỉ khuyên em khi đọc thì nên đặt mình vào thời đại để hiểu, em lại cười cười bẻ sang chuyện cốt truyện không hợp lý, thôi chị cũng chịu em.

Chỗ lý luận mới của em thôi chị không kéo dài ra nữa lằng nhằng nữa đâu, phản bác lại từng ý của em thì em lại kêu chị lôi đi đâu xa. Mời em cứ vui một mình thôi, thời gian của chị cũng chỉ có hạn.

15:05 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Candid: Tôi cho răng La Quán Trung không nghĩ ra nổi vì lý do là trận Xích Bích. Chơi thủy quân rất kỵ lửa. Vậy mà sau khi bị Gia Cát Lượng mượn tên, một kẻ thông minh, gian xảo, đầy âm mưu quỷ kế như Tào Tháo mà không có ý tưởng đối phó gì sao? Còn cho rằng Tào bị bất ngờ do chiêu đổi gió của Gia Cát Lượng thì thôi khỏi bàn.

14:59 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Anh Nguyễn:
1, Mất nước đến nơi mà theo đạo nghĩa quân thần thì tôi cũng chịu với họ Quách. Nên nhớ quanh họ Quách nhiều người tư tưởng tiến bộ, không coi quân thần vào đâu. Trí giả như Hoàng Dược Sư lại không biết khuyên đầu đất Quách Tĩnh như thế nào ư? Hay là ông ta muốn con gái và con rể mình ngu xuẩn rồi chết như Nhạc Phi?
Thêm nữa, thay vì ăn chơi trác táng, không lo quân sự, thì ép vua (không thì tên tể tướng) viện binh một thành trọng yếu chẳng lẽ lại có vấn đề sao?
Với khả năng binh pháp của Hoàng Dung trong phần Anh hùng xạ điêu, thắng Mông Cổ là điều không khó. Vậy mà những kẻ được miêu tả tuyệt luân trong phần AHXĐ không biết đưa cho họ Quách một cái cân, bên là vi phạm đạo nghĩa quân thần, bên là cứu muôn dân (rõ ràng ông Quach Tĩnh muốn cứu muôn dân nên mới tử thủ Tương Dương). Thêm một điều nữa, nhìn Bắc Cái, Châu BÁ Thông, Khúc Linh Phong ra vào hoàng cung như chợ là biết họ chẳng coi vua vào đâu, ép vua chỉ là điều đơn giản.
Kim Dung không có ý định thay đổi lịch sử. Ok. Tác giả nào cũng vậy thôi, nhưng nhìn Tầm tần ký và Đại đường song long xem, Huỳnh Dị bày chuyện có lớp lang, kín kẽ, Khấu Trọng, Hạng Thiếu Long đều không có cơ hội ám sát Lý thế Dân hay Tần Thủy Hoàng, nhưng QT thì sao, có hàng chục cách để hắn thay đổi lịch sử, nên chỉ có thể nói KD bày không kín.
2, Bạn không hiểu ý tôi về đoạn Gia Luật hồng cơ.
Trước Gia Luật hồng cơ, Liêu còn bao nhiêu vua khác cơ mà, sao trong thời gian đó không phái 2 cao thủ "cỡ" Tiêu Phong sát vua Liêu. Tôi phải nói cỡ Tiêu Phong vì TP chỉ là cao thủ hạng khá trong TLBB, có nhiều, không phải của hiếm cỡ vô danh tăng. Nếu Tống nhân phái đi 2-3 người cỡ đó thì Gia Luật hồng cơ còn sống nổi không? Nước Liêu có ai dám lên làm vua không?
3, Rồi đoạn Tiêu Viễn Sơn, bạn cũng không hiểu. Tôi chỉ ra Mộ DUng Bác lừa cao thủ võ lâm là muốn nói họ ( và Kim Dung) đều tin Liêu có cao thủ thật sự uy hiếp đến Tống quốc( nên mới có trận Nhạn môn quan). Vậy thì những cao thủ đó đâu khi Tiều Phong tung hoành trước chục vạn quân Liêu, cứu Gia Luật hồng cơ, sao ai cũng coi như thần hạ phàm vậy. Đừng bảo là cao thủ thì thích tự do tự tại, không màng danh lợi, không thích phục vụ hoàng tộc nhé.
Tôi chỉ nói về sạn, sỏi trong truyện, còn bạn thì lôi đi tận đâu? Mấy cái comment dài đằng đẵng của bạn toàn lôi chuyện đi xa. Điều quan trọng ở đây là tác giả bày mà không thu lại được, trước sau mâu thuẫn, vậy thôi.

14:28 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  candid

Em không phải ông La Quán Trung nên chả biết ông La Quán Trung nghĩ nổi không. Nhưng em biết có cái em không nghĩ nổi như ông La Quán Trung, ví dụ như viết sách. :D

14:25 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

candid: thế bạn nghĩ mọi người đọc võ hiệp để nâng tầm cảm nhận nghệ thuật lên chăng? Có người thích giải trí bằng game, thể thao... có người thích giải trí bằng truyện võ hiệp, và đơn đơn giản là gặp sạn vẫn đọc, chỉ là có thắc mắc về sạn. Về chuyện cỏ ướt của Gia Cát Lượng, thì lấy góc nhìn người hiện đại, có cái nhìn toàn cảnh đương nhiên là dễ dàng rồi, nhưng tôi tin La Quán Trung chẳng nghĩ ra nổi.

14:17 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Quang:

Quách Tĩnh là nhân vật có thật trong lịch sử, có đóng góp giữ thành Tương Dương nhưng cuối cùng vẫn thất bại và bị chém đầu. Hoàng Dược Sư, Dương Quá cũng có thật luôn bạn nhé. Hoàng Dược Sư trong lịch sử là pháp sư hỗ trợ Quách Tĩnh giữ thành, Dương Quá trong lịch sử là xạ thủ bắn tên giết chết đại hãn Mông Kha đó. Thành Tương Dương mất năm 1267. Gia Luật Hồng Cơ thì hưởng thọ 70 tuổi. Tương tự như truyện Tam Quốc mà bạn trích dẫn là dựa theo sự kiện đã xảy ra rồi. Tác giả có tưởng tượng đến mấy cũng chỉ tô vẽ thêm, trám vào những lỗ hổng thời gian, không thể để cốt truyện vượt khỏi phạm vi sự thật đổi trắng thành đen, cho Tương Dương thủ thắng hay Liêu Đạo Tông bị ám sát được. Trước khi chỉ trích cốt truyện thì bạn nên tìm hiểu một chút về lịch sử đã.

Tiêu Viễn Sơn mà bạn nói thì lại càng buồn cười, trong truyện đã nói rõ ân sư của Tiêu Viễn Sơn là người Hán, vì thế lão lập trọng thệ không tàn sát người Hán, sau vì trả thù cho vợ con nên mới phá bỏ lời thề. Tiêu Viễn Sơn là trường hợp đặc biệt, không phải nước Liêu có nhiều cao thủ. Chủ nghĩa Hán tộc của Kim Dung khá nặng nên các môn võ công thượng thặng đa phần đều xuất phát từ Trung thổ cả, chắc chỉ trừ Lục Mạch Thần Kiếm từ Đại Lý. Mông Cổ, Tây Hạ, Nữ Chân,... mạnh về chiến tranh chứ không có cá nhân võ công cao siêu. Tiêu Phong đã kết nghĩa anh em với Gia Luật Hồng Cơ, đời nào lại đi giết nghĩa huynh? Hoàng Dung tuy bướng bỉnh nhưng vẫn một lòng theo đạo nghĩa quân thần, nếu dám ra tay ép nhà vua há chẳng là phản nghịch sao? Hỏi những câu như vậy chứng tỏ bạn không hiểu về hệ tư tưởng của tác phẩm.

Ngoài ra bạn nói Trung Quốc chiếm cả thế giới nhờ binh pháp cũng không sai đâu. Trung Quốc thời Xuân Thu là tập hợp 170 nước nhỏ, thời Chiến Quốc thành 7 nước, đến Tần Thuỷ Hoàng mới thống nhất, rồi lại thu nạp thêm Hung Nô, Mông Cổ, Tây Tạng. Binh Pháp của Trung Hoa nổi tiếng thế giới, không ít tướng lĩnh và chính trị gia phương Tây nghiên cứu nó đâu bạn ạ.

Nói chung bạn thấy còn nhiều điểm bất hợp lý thì cứ vô tư không đọc, nhưng tôi sẽ không trả lời thêm vì thấy những điểm bạn nêu không có trọng lượng. Chào bạn nhé.

13:58 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  candid

Em đọc các loại sách này để giải trí thôi chứ chả hơi đâu phân tích sâu xa. Mà phân tích thì cũng phải đặt mình vào bối cảnh để tìm hiểu. Ví dụ thuyền cỏ em hiểu là bắn tên lửa sẽ làm cỏ bị cháy, hoặc bắn tên lửa thì sẽ rõ để thấy không phải là thuyền chở lính tấn công. Thế nhưng biết đâu Gia Cát lại dùng chiêu gì đấy như cỏ ướt kết hợp khói. :D Em thấy các cụ ngày xưa đọc Tam Quốc Diễn nghĩa đọc cả Tam Quốc Chí.

Truyện của Kim Dung cũng như truyện của Dumas, hấp diêm lịch sử, bán chữ ăn tiền để giải trí thì đọc cũng giải trí thôi.

13:49 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Tôi thì thấy văn phong của Tiểu Đoạn trong làng võ hiệp không ai bì kịp. Có Phượng Ca rất khá, nhưng đáng tiếc tác giả này chịu ảnh hưởng quá lớn từ Kim Dung.
Cổ Long thì ngoài nhân vật các tính đặc biệt ra thì nhạt nhẽo.

13:41 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Bạn nói mình cũng cười, chẳng ai chê HLM trọng nam khinh nữ, Tây du ký mê tín. Mình chỉ muốn nói vấn đề không hợp lý trong các tình huống của truyện. Mà điều bất hợp lý đó ảnh hưởng toàn bộ cốt truyện. Ví dụ mình đưa ra về thuyền cỏ bạn nghĩ sao? Anh chàng khù khờ Quách Tĩnh nhờ Hoàng Dung chỉ vài chiêu trong Vũ mục di thư đã cầm chục vạn quân như chơi, rồi thắng trận, thế thì mấy tay IQ cao chút mà đọc sách thần đó chắc Trung Quốc chinh phục cả thế giới? Nếu thế thì sang Thần điêu hiệp lữ sao Hoàng Dung không làm nên trò chống gì? Với người như Hoàng Dung thì làm sao không nghĩ đến chuyện vào hoàng cung ép tên vua cứu viện một thành trọng yếu như Tương Dương? để rồi 2 vợ chồng cùng chết.
Đọc Thiên Long bát bộ, Tiêu Phong lấy thủ cấp tướng trong vạn quân, không nói dễ như trở bàn tay, nhưng cũng không khó (đây là đoạn nâng mình hạ người của họ Kim rất nặng, binh lực của nửa nước Liêu để Tiêu Phong đùa trong bàn tay). Thế bạn nghĩ sao khi 2 cao thủ hạng khá như Tiêu Phong mà được triều Tống phái đi thích sát Gia Luật hồng cơ? chắc lấy đầu cũng không khó. Hơn nữa chiến tranh Liêu Tống hàng trăm năm, nhân sĩ Tống yêu nước, võ công tuyệt đỉnh không thiếu, sao không ai đi làm?
Rồi đoạn Mộ Dung Bác phao tin đồn nhảm với hàng tá võ lâm tuyệt đỉnh cao thủ là đang có nhiều cao thủ nước Liêu qua Nhạn Môn quan, muốn vào Thiếu Lâm ăn cắp bí kíp. Thế là cả lũ cùng nhau đi giết Tiêu Viễn Sơn- người mà chỉ đi về quê vợ chơi. Đầu tiên phải nói là những người bị Mộ Dung Bác lừa đều là hạng trí tuệ tuyệt đỉnh, nhưng không xảo trá nên bị lừa. Điều này chứng tỏ Liêu có những cao thủ thật sự, cỡ Uông Kiếm Thông, Mộ Dung Bác. Vậy mà khi Tiêu Phong tung hoành nước Liêu, người Liêu ai cũng tưởng thần hạ phàm, không một ai có thể nhìn ra chút môn đạo nào trong đó.
Theo tôi, đơn giản là Kim Dung miêu tả chưa tới, chưa bao quát được cốt truyện thôi. Dù có sửa đi sửa lại vẫn không vá được.

13:40 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Sorry, em gõ nhầm.
Ý em là xem phim bản có Lý Á Bằng.

13:40 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  candid

Mấy bộ của Tiểu Đoạn ngắn mà. Với lại em đọc sách được cái nhanh, chắc tại một phần ngày xưa thuê truyện kiếm hiệp phải đọc nhanh để trả thành quen.

Đọc tranh luận tự dưng nhớ tới một câu trong kiếm hiệp "sơ sinh chi độc bất uý lão hổ" con nghé mới sinh không sợ lão hổ. :D

Em đọc Tiểu Đoạn thì thấy cái hay không mới mà cái mới thì không hay. Nếu nói đến tác giả internet thì phải kể đến Tiêu Đỉnh với tác phẩm Tru Tiên đã sinh tái sinh dòng Tiên hiệp. Rất nhiều tác phẩm đã ăn theo thể loại này. Hạn chế của dòng Tiên hiệp là quá dài, quá nhiều chương nhưng cốt truyện lặp đi lặp lại như chơi game online. Cứ hết kết đan kỳ lại đến kết nguyên anh kỳ lại phi thăng thiên giới, cứ thế lặp đi lặp lại.

Kiếm hiệp nhiều người viết nhưng qua được Kim, Cổ em nghĩ ít người. Có thể vì em chưa đọc đủ nhiều.

13:29 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Vâng, bác Candid. Đúng là Mạc chưởng môn.

Một nhân vật xuất hiện không nhiều, khi xuất hiện cũng ít lời, nhưng cũng gây ấn tượng phết.

Chắc tại em xem phim (bản có Châu Tấn), thì hình tượng nhân vật Mạc Đại trông rất già, nên nhìn tranh này, thấy cứ trẻ trẻ :-) .

13:19 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@candid, @lacrangcavo: đúng là Mạc đại tiên sinh rồi các bác ạ. Mà sao bác candid đọc sách siêu thế, từ hôm qua đến hôm nay đã xong 3 bộ rồi.

13:14 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Candid

@lạc rang cả vỏ: chắc là Mạc đại tiên sinh rồi. "Cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm thanh" cả đời chơi khúc tiêu tương dạ vũ.

13:09 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Đọc thêm 2 bộ nữa của Tiểu Đoạn thấy cách dựng truyện kiểu lát cắt học theo Cổ Long rõ, nhân vật đột ngột xuất hiện, không rõ xuất thân... Tuy nhiên cách xây dựng nhân vật mờ nhạt còn thua xa Cổ Long. Không thể có được những Tiểu Lý Phi đao hay Lưu hương đạo soái.

12:23 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Quang: Đọc comment của bạn mình chỉ biết cười. Nếu bạn dùng tâm thế của người trẻ thời đại internet như bạn nói để "xét lại" các tác phẩm văn hoá từ thời cổ đại thì cũng không lạ là bạn lại thích các tác phẩm kiếm hiệp trên mạng. Bạn ơi, những điều hạn chế hay bất hợp lý mà bạn nói không phải các nhà nghiên cứu không nhìn ra được đâu, chỉ là họ đánh giá một cách tổng quan khi đặt trong hoàn cảnh lịch sử và xã hội mà thôi. Còn nếu nói như bạn thì cũng có thể dùng tư tưởng nam nữ bình quyền để phê phán Hồng Lâu Mộng trọng nam khinh nữ, dùng tư tưởng khoa học tiến bộ để chê bai Tây Du Ký mê tín dị đoan, vv và vv. Khi đặt câu hỏi "tại sao nó lại như thế" thì ta đã bắt đầu học được nhiều điều sâu sắc. Còn đương nhiên chuyện yêu thích văn chương nghệ thuật thì chẳng ai cưỡng ép được. Mình chắc chỉ hơn bạn vài tuổi thôi nhưng sẽ chẳng bao giờ mạnh miệng chê bai những tác phẩm kinh điển, bởi khả năng cao là mình chưa đủ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm để hiểu nó mà thôi.

11:57 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  admin

@ABC: cảm ơn bạn đã chỉ ra lỗi. Bên kĩ thuật của Soi đang kiểm tra và khắc phục. Mong bạn thông cảm.

11:50 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Anh Nguyễn: Tồn tại lâu, trở thành văn hóa quốc gia cũng chưa hẳn là hay. Như truyện Thủy Hử hồi nhỏ tôi đọc, thấy ấn tượng kinh hoàng, đến lớn thì thấy nhảm nhí, toàn bọn thổ phỉ, động tí là giết cả nhà mà toàn được xưng anh hùng, hảo hán (giờ đọc lại thấy bản dịch Võ Tòng là chàng mà muốn ném sách).
Có những điều, mà do tư tưởng thời đại kìm kẹp mà cả nghìn năm, bao nhiêu nhà nghiên cứu cũng không nhìn ra nổi, nhưng ở thời internet này, một cậu sinh viên cũng có thể tranh luận vô số điều bất hợp lý từ tứ đại danh tác (câu chuyện hài nhất tôi đọc là về chuyện thuyền cỏ mượn tên của Gia Cát Lượng, có cậu bạn tôi mới thắc mắc sao Tào Tháo không thử bắn tên lửa xem thế nào).
Còn truyện của Kim lão, có thể đa phần là tầng lớp trung niên trở lên đọc, tư tưởng vẫn còn cổ hủ nên nhiều khi mới rung đùi thưởng thức, chứ với 9x như tôi truyện Kim Dung nhiều sạn to lắm. Tuy nhiên nếu xếp tác phẩm của ông vào dòng văn học lãng mạn thì có thể bỏ qua được tính hợp lý.
Candid: Chưa đọc bộ Anh hùng thời loạn nên không có nhận xét. Truyện của Tiểu Đoạn tôi ấn tượng nhất là Tuyển Vĩnh đao và Trường An cổ ý. Đọc về nhân vật Dư Quả lão mới thấy chữ hiệp trong truyện Kim Dung nó ngô nghê, đơn giản.

11:45 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  ABC

Admin giúp mình với, mấy hôm nay dùng điện thoại vào Soi, muốn bấm vào Ý kiến, thảo luận để xem tất cả các comment nhưng nó toàn hiện ra bài viết với 2 comment mới nhất thôi.

9:48 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  lacrangcavo

Hình như trong tranh là Mạc Đại tiên sinh.
(Nếu đúng thì trông hơi trẻ so với tưởng tượng nhỉ)

9:23 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@Quang:

Truyện võ hiệp Trung Quốc đã có từ cách đây hơn 2000 năm. Từ trước Công nguyên đã có những câu chuyện truyền kỳ trong dân gian như Kinh Kha ám sát Tần Thuỷ Hoàng. Truyện Thuỷ Hử viết về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc có thể được coi là tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên, là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Đến thời Thanh thì có Thất Hiệp Ngũ Nghĩa... Trước Kim Dung 40 năm đã có truyện kiếm hiệp đăng dài kỳ trên báo. Từ thập kỉ 1930 ở Trung Hoa đại lục đã có Bắc Phái Ngũ đại gia chuyên viết kiếm hiệp. Kim Dung chỉ là một trong số vô vàn các tác gia võ hiệp mà thôi, không phải người đầu tiên càng không phải người duy nhất. Thế nên bạn nói "ngày xưa ít truyện võ hiệp đọc" thì đơn giản là vì truyện võ hiệp tuy nhiều nhưng lan truyền đến Việt Nam thì chỉ có một số tiêu biểu như Kim Dung, Cổ Long. Còn lý do tại sao thì chắc bạn cũng có thể tự suy ra được.

Về việc thưởng thức tác phẩm thì chín người mười ý, không có ai đúng ai sai, thế nên bạn thích truyện kiếm hiệp trên mạng hơn truyện Kim Dung cũng là bình thường. Chỉ có một vài sự thật không thể chối cãi được: một là hai tác phẩm Tuyết Sơn Phi Hồ và Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung đã được đưa vào sách giáo khoa Trung Quốc và Singapore, hai là đã có nhiều hội thảo chuyên sâu về Kim Dung được tổ chức ở Đài Loan, Hồng Kông, Đại Lục, trong giới học thuật có hàng trăm cuốn sách, luận văn xoay quanh Kim Dung, lại có có không ít học giả Trung Quốc và nước ngoài nghiên cứu về hiện tượng Kim Dung. Hai điều trên đủ chứng tỏ rằng trong số vô vàn tiểu thuyết kiếm hiệp mua vui thì chỉ có Kim Dung vượt lên đứng vào hàng ngũ văn chương trí tuệ. Còn ngay ở Việt Nam, chỉ cần lên trang VN thư quán có thể thấy trong số 10 tác phẩm được đọc nhiều nhất có 4 tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung (Tiếu Ngạo, Lộc Đỉnh Ký, Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu.) Thế nên sức hút của Kim Dung vẫn là không thể chối cãi được. Ý kiến cá nhân của bạn thì tôi rất tôn trọng. Nhưng những tác giả viết kiếm hiệp, ngôn tình cứ đến rồi đi trong khi tên tuổi Kim Dung, Tào Tuyết Cần, Trương Ái Linh vẫn tồn tại vững chắc trên văn đàn Trung Quốc là có lý do của nó.

7:36 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Hôm qua đọc một lèo thử truyện Anh hùng thời loạn của Tiểu Đoạn để xem thế nào thì thấy văn phong và cốt truyện ảnh hưởng của Cổ Long.

15:33 Tuesday,9.8.2016

Đăng bởi:  Quang

Ngày xưa ít truyện võ hiệp đọc nên mới thấy truyện Kim Dung hay, kỳ ảo, chứ ngày nay nhiều tác giả trẻ ăn đứt Kim Dung về mọi mặt, ví dụ như Tiểu Đoạn. Còn bàn về võ thì các tác giả viết truyện mạng Trung Quốc viết ấn tượng, chân thực, hợp lý hơn Kim Dung rất nhiều.

15:09 Tuesday,9.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Tiêu tương dạ vũ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả