Văn & Chữ

"Tiếu Ngạo Giang Hồ" và Cách mạng Văn hóa (phần 1): từ màu đỏ của mặt trời 8, 9 giờ sáng

Trần Mặc từng nhận xét tiểu thuyết Kim Dung có tính “nhã tục cộng hưởng,” nghĩa là ai cũng có thể đón nhận và say mê nó bất chấp khoảng cách về kiến thức. ”Kẻ hời hợt thì xem náo nhiệt, người sâu sắc thì tìm thấy đạo lý.” Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ là […]

Ý kiến - Thảo luận

19:42 Friday,24.6.2022

Đăng bởi:  Phạm Hoàng Dũng

Tác giả viết nhầm: Lưu Chính Phong không phải là chưởng môn phái Hành Sơn, chỉ là sư đệ của chưởng môn thôi. Chưởng môn phái Hành Sơn là Mạc Đại tiên sinh.

15:19 Thursday,18.8.2016

Đăng bởi:  candid

Trong cái không khí hận thù, đấu tố ấy mà có một kiếm khách bạc hạnh như Lệnh Hồ không sợ trời, không sợ đất là một ước vọng của những người bị áp bức. Bài trước có tranh Lệnh Hồ đấu kiếm trên nhà xí với đại đạo dâm tặc Điền Bá Quang cũng là một cảnh thống khoái tuyệt hay.

13:54 Thursday,18.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@candid: Trong quyển Kim Dung phá giải ngụ ngôn truyện Vương Hải Hồng cũng so sánh sự tranh giành giữa hai phe Khí - Kiếm với một cuộc Cách mạng văn hoá quy mô nhỏ bác ạ, nhưng bài dài quá nên em thôi không đưa vào.

@Le Nhaque: về Nguyên soái Lâm Bưu thì trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có một nhân vật dựa theo đấy ạ, mời bác đọc tiếp phần 2 (hay phần 3 Soi nhỉ?) của bài này nhé.

12:29 Thursday,18.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Giống Hồng Vệ Binh và Mao ngữ lục còn có Tinh tú bang phái trong Thiên long bát bộ. Đi đến đâu cũng một đám đệ tử bốc thơm. Thất trận thì quay ra chửi mắng đấu tố. :D

Giống nữa thì phải kể đến tranh luận giữ Kiếm tông và Khí tông cũng không khác gì đám Mao ít với Mao nhiều ở Việt Nam thời xưa.

11:59 Thursday,18.8.2016

Đăng bởi:  Le nhaque

Xin nói thêm là "Những người không sợ quỷ' xuất hiện ở nhà tôi hình như trước khi ông già đi công tác (có thể là đi B ngắn). Rồi ông về (may mắn), đi họp dài, rồi về nói quyển này đã bị cấm, tôi còn nhớ như vậy,

11:52 Thursday,18.8.2016

Đăng bởi:  Le nhaque

Bút pháp như thiên ấn, nét mực như loang màu huyết, giữa hai hàng chữ thấp thoáng ngàn vạn hồn ma. Đó là văn phong của... bác Anh Nguyễn. Vì bố đĩ nhà cháu chưa đọc Kim Dung. (Qua bác A.N. thấy vị - KD -này cũng gớm, viết kiếm hiệp nhưng lõi trong có thể là một kiểu chép sử).
Bù lại, ở miền Bắc những năm cuối 1960s, cũng được đọc những hàng về sách chắc là chống lại phe Maoist. Chẳng hạn, Những chuyện không sợ quỷ, do nhà Xb Bắc kinh thì phải, in ấn. Còn nhớ họ miêu tả con ma chết đuối có nước da "huỳnh đản", chẳng hiểu gì. Phần vì ở miền Bắc trước đó đã có ngọn gió từ trên cao thổi, với những ca từ như "học sinh đại học gái", rồi "dân quân gái" thay cho nữ sinh viên, nữ dân quân. (Từ như "tân sinh viên", "thường nhật"... hẳn vì thế, hôm nay tôi vẫn dị ứng", có thể do những lời tỏa đất trời, sâu thẳm lòng ta... từ thời đó).
Đặc biệt, có đoạn sách Không sợ quỷ nói có một đại nhân đang ngồi... ị, thì có một con ma bỗng thò mặt lên, nhăn nhở. Đại nhân không nói không rằng, sau khi chùi xong, bèn lấy giấy ấy chùi tiếp lên mặt con ma. Con ma (chắc hổ thẹn?) bèn biến mất.
Cùng kỳ, do chức trách của ông thân, trong nhà xuất hiện một sách tố cáo Lin Piao, nhưng chủ yếu là tố cao con trai ngài Lâm nguyên soái. Còn nhớ anh này có tiết mục nhìn qua ô nhỏ để duyệt các mỹ nữ (kể cả trong China's Liberation Army) và chọn người hợp với đoạn đầu trong tứ khoái (đoạn cuối người ta tiến hành ở đoạn trên, xong có thể chùi vào mặt thằng hay con ma). Cung cách tố cáo như thế rầm rộ trên báo chí hôm nay, kể cả ở Việt ta, nhan nhản những chuyện đại quan có bồ, rồi hành lạc trong xe như kiểu nhấn ga, cả hổ lẫn ruổi - khoản thứ ba trong tứ khoái mà con vật có thể còn thụ hưởng "ngon" hơn con người nhiều, ai mà biết được). Khoảng cuối những năm 1990 khi thương lái Hoa ngữ xuất hiện ở Hà Nội (chưa được vô Nam dù thích Nam tiến lắm), họ vào Kara - (OK?) hát Tung pháng hùng hoặc bài của Hồng Kông nay về Đại lục cục, nhưng chủ yếu là họ xem mặt (các loại mặt?) của dăm bảy cave rồi chọn. Đại gia Việt, nếu có gc mới này, cũng ăn theo ngay. Hôm nay thỉnh thoảng thấy có xe oom, phần lớn xăm trổ, chở một lúc 5 cô nô lệ thần mày trắng trên xe máy, đèn đỏ đi ào ào, bố cháu lại nhớ đến Soái con nhà Lêm Pưu.
Về libido (dục năng) như một thứ quyền lực nhà quan, đồng thời có thể đem ra để hạ bệ, thấy viết khắp nơi trong lịch sử TQ, Việt Nam đôi khi cũng đăng những chuyện này của quan hổ, cáo bên Tàu, chắc là mượn phong cách Kim Dung, lấy chuyện người quèo chuyện xứ mình (?)
Một sự bôi bác lên chắc để lại dấu ấn trong bọn trẻ teen Hà Lội những năm cuối 1960 sang 70 chắc là đến từ bọn học trường Trỗi (trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi) đi sơ tán sang Quế Lâm trở về. Bọn này (anh của chúng tôi), ngoài cái tính hay uýnh nhau với các thanh niên trông ngang tàng bất kỳ trên phố (cái tôi không thích), là một kho về những chuyện tiếu lâm chen tiếng tầu, và những bài hát của đại lục bị xuyên tạc, chẳng hạn Ao ạch ông ết uối trên Sông ường dang" (xin xác nhận tôi có chịu ảnh hưởng của bọn đi Quế lỉn về, về mặt này đến hôm nay).
Bác SA thì viết thanh tao, nhưng từ bố cháu lại bật ra những còm hơi trần tục. Âu cũng là do cái số phận trớ trêu của văn chương vậy.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả