Tạp hóa - Xã hội

Nhân nói đến chiếc Nikon nhỏ của Héctor Garcia

Héctor Garcia là nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Mexico vào thế kỷ trước. Ông tự nghĩ ông là một nhà báo và các ảnh của ông là để phản ánh xã hội tuy ông nổi tiếng nhờ chân dung chụp các nghệ sĩ cấp tiến và thiên tả cùng thời. Theo dư luận sau […]

Ý kiến - Thảo luận

17:38 Tuesday,16.8.2016

Đăng bởi:  dilletant

@SA: vào xem cái wẹb mà sư huynh chỉ đạo. Thấy tiếng chi như tiếng Tây bán nhà. Cũng ấn vào chữ tren lấy, rồi đọc thứ tiếng Anh được dịc ra đó, theo làn điệu thằng xhiết cãi thằng khiêng. Thực ra, đọc một bài đứng đắn thế này, mà đầu bố cháu lại hiện ra mấy các văn bản đầu những năm 20 của đôi tỉnh quanh Matx (còn vương khói súng bạch vệ) hướng dẫn về việc... Cộng vợ. Tức là thê nỉ đầm moa ta rùng trung he he... (vẫn còn lưu trong đọc cụ mềng, tiếng thiên Nga đớt vi đá nha).

14:15 Tuesday,16.8.2016

Đăng bởi:  candid

Cái máy trong hình năm 27 có lẽ là Leica I. Cách đây vài năm ở Hongkong có cuộc đấu giá 1 cái Leica 0 năm 1923. Kết quả mức giá kỷ lục hơn 2 triệu đô. Tất nhiên là cũng như mọi món đồ có giá khác, có rất nhiều cái Leica cổ được làm giả, nơi làm giả nổi tiếng là Ukraina. Khách du lịch thường bị lừa mua những cái Leica mạ vàng, Leica có khắc hình chữ thập ngoặc của phát xít. Ở Hà Nội thời kỳ Internet chưa phát triển cũng có huyền thoại về 1 cái Leica của phát xít Đức như thế.

13:54 Tuesday,16.8.2016

Đăng bởi:  SA

@dilettant

Blanca Luz 15 hay 17 bỏ trốn khỏi chủng viện trên xe máy của 1 nhà thơ Vô chính phủ mang bệnh lao phổi (!) và cuộc đời của bà cứ thế mà nên thơ khác người, giao du từ diễn viên Marlene Dietrich đến đạo diễn Eisenstein, từ nhà cách mạng (Nicaragua) Augusto Sandino đến nhà quân phiệt (Chile) Augusto Pinochet, lấy chồng đại gia 2 bận và tham gia phá ngục đánh thoát tù 1 lần, thua cô Kiều chỉ kém cái phần tu.

Chuyện bà quan hệ với Neruda thì cũng chẳng có gì đáng nhắc, cái hay là có Lorca lấp ló canh hộ, xong chưa, xong chưa, kéo quần lên!

Bà cũng sắc đành họa 1, tài đành họa 2 và ông Siqueiros cũng chịu khó vẽ chân dung vợ chứ không phải chỉ bắn súng làm cách mạng.

http://viajes.elpais.com.uy/2016/01/16/la-asombrosa-blanca-luz-brum-y-la-isla-de-robinson-crusoe/

12:31 Tuesday,16.8.2016

Đăng bởi:  LC

Ôi cái máy Leica đẹp như điêu khắc nhỉ? Năm 2010, hãng Leica bắt đầu đem một số loại máy mới ra mắt thị trường VN, họ thuê gallery mình (villa 79 Hàng Trống) để mời quan khách event ấy. Các họa sỹ đặt mua tới tấp, hi hi.

7:20 Tuesday,16.8.2016

Đăng bởi:  dilletant

Ảnh cuối, nên ghép thêm một ông chồng hoặc nhân tình của bả, tay cầm cái búa. Và, hiện tượng quần hôn (Nga chắc dùng chữ commune - công xã), còn nhớ, lại khá phổ biến trong Trăm Năm... cô đơn.

13:25 Monday,15.8.2016

Đăng bởi:  SA

Xin lỗi các bạn, không rõ Ha-joon Chang là Triệu hay là Trương Hạ-Chuẩn, nhưng sao thì các bạn đọc tiếng Anh có thể xem thêm rất nhiều về nhà kinh tế thú vị này.

Ông kể, 1 bận đi xem triển lãm ảnh về những năm 50 tại Hàn quốc cùng với Joseph Stiglitz, họ nghe 1 cô gái trẻ thốt "Đây đâu có thể nào là Hàn quốc! Đây là Việt nam!"

http://therealnews.com/t2/index.php?option=com_content&task=view&id=31&Itemid=74&jumival=6503

9:04 Monday,15.8.2016

Đăng bởi:  candid

Bài của bác SA hay và đầy đủ rồi, em chỉ xin bàn thêm.

Về máy ảnh thì thời kỳ ấy người Đức chiếm lĩnh với hai thiết kế của Leica và Contax, với Leica 135 thì gắn liền với tên tuổi của ông Oskar Barnack. Ống kính Leica thời kỳ này dùng ren xoáy sau này chết tên Leica Thread Mount (LTM). Sau chiến tranh thế giới thứ 2, quân Đồng minh tràn vào cướp sạch nhà máy công nghệ của Đức trong đó có các nhà máy và thiết kế máy ảnh. Từ đấy các nước như Liên Xô, Nhật càng đẩy mạnh việc copy máy Đức. Liên Xô có các máy Zorki và Kiev nhái Leica và Contax, trong đó có một số đời Kiev được đồn là thực chất là Contax do sử dụng vật liệu cướp được mang từ Đức qua và do kỹ sư Đức trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Trung Quốc cũng từng copy máy Leica mang tên Hồng Kỳ, do Giang Thanh chỉ đạo do GT yêu thích chụp ảnh.

Đến sau 1960, do máy Nhật đẩy mạnh việc đưa điện tử vào máy ảnh, cộng với ưu thế của máy ảnh SLR so với Rangefinder như ngắm qua ống kính, không phải thay đổi khung ngắm, không có thị sai... nên máy ảnh Nhật càng ngày càng thắng thế và chiếm lĩnh thị trường.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả