Văn & Chữ

"Tiếu Ngạo Giang Hồ" và Cách mạng Văn hóa (phần 3): ba lý do của một người khôn ngoan

(Tiếp theo bài 2) Có thể nói Nhật Nguyệt thần giáo đã nuôi dưỡng một “echo chamber” điển hình – một thứ cộng đồng khép kín tuân theo quy ước riêng, nơi mọi hành động lời nói thậm chí suy nghĩ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả thông tin đều là âm vang […]

Ý kiến - Thảo luận

17:11 Wednesday,9.8.2017

Đăng bởi:  Trang La Ai

Nhìn áp phích Đại Lục, lại nhớ bài hát:"Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng/Bác ra đi để ánh sáng cho đời"

15:15 Tuesday,23.8.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Vâng bác. Một phần vì truyện hay, phần vì thị trường còn "nguyên thủy", nên nhà cầm quyền ĐL chặn kiểu gì cũng khó. Thị trường ĐL hồi trước và trong giai đoạn cấm Kim Dung đều khá "hỗn loạn", nghe đâu in lậu rất nhiều. Vác một cuốn in ở HongKong sang ĐL cứ thế chụp ra in lại là xong, đều là chữ phồn thể cả.

Cũng vì thị trường như thế, nên có thể mạo danh KD để viết sách.

Còn về độ ghiền Kim Dung của người Hoa. Một tay tiến sĩ Toán người Mã Lai gốc Hoa thế hệ 7x bảo rằng trên thế giới này, ở đâu có người Hoa thì ở đó có (truyện của) Kim Dung.

Nhưng tình hình đại lục hơi khác chút. Đối tượng ghiền Kim Dung là học sinh phổ thông, sau phổ thông thì phân hóa.

Người ta cho rằng một tỉ lệ rất lớn người thích Kim Dung là học cao đẳng hoặc trung cấp dạy nghề, trong khi sinh viên đại học chính quy chiếm tỉ lệ thấp hơn. Ngụ ý là "trình độ văn hóa thấp" (ở đại lục) lại thích Kim Dung hơn. Nhưng dù gì thì không dưới 70% đám sinh viên đại học (văn hóa cao) kia cũng đã đọc Kim Dung từ phổ thông rồi. Chúng nó còn bảo, nhờ Kim Dung mà thuộc sử Trung Quốc hơn (so với học sách giáo khoa)

Một khía cạnh khác, có thể vì nhân vật của Kim Dung rất đa dạng, từ chân quân tử, ngụy quân tử, ngụy tiểu nhân, đến chân tiểu nhân, nên Kim Dung vẫn hấp dẫn thanh niên bây giờ. Hiện tại, tỉ lệ thích Vi Tiểu Bảo được cho là cao hơn thích họ Lệnh Hồ, họ Quách v.v...

7:34 Tuesday,23.8.2016

Đăng bởi:  Candid

Cảm ơn các bác vì thông tin thú vị, không ngờ mấy cuốn sách giải trí mà cả hai bên Tàu Quốc lẫn Tàu Cộng đều cấm. Ở đời càng cấm càng hút khách, cuốn Kim Dung đầu tiên em biết là Anh hùng xạ điêu, hồi ấy cứ tối là vặn đài dò kênh của Tầu để nghe, thế mới có thành ngữ nghe đài địch.

Kim dung chỉ viết có 14 bộ nên không đủ cho dân ghiền, thế nên có cả giả Kim Dung. Như bộ Võ lâm ngũ bá giờ vẫn không rõ tác giả là ai.

Ở Việt Nam từng có trường hợp tác phẩm khi được dịch ngược từ Việt sang Anh mới ngã ngửa vì không phải của tác giả. Mà cuốn này là cuốn rất nổi tiếng ở Việt Nam.

1:14 Tuesday,23.8.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Dạ đúng là câu đó (em đọc thấy trên mạng). Bác Dương Trần quả là công lực thâm hậu!

0:19 Tuesday,23.8.2016

Đăng bởi:  Dương Trần

Câu từ mà bác R&C nhắc tới có phải là "Nhất đại thiên kiêu Thành Cát Tư Hãn - Chỉ thức loan cung xạ đại điêu" trong bài Tấm viên xuân tiết không ạ ?

22:54 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, em đọc trên mạng thấy nói Đài Loan bắt đầu cấm Kim Dung (và nhiều truyện kiếm hiệp khác) từ 1957, lúc đó sách của Kim Dung ở Đài Loan mới có 3 cuốn: Thư kiếm ân cừu lục; Bích huyết kiếm; Anh hùng xạ điêu. Thời gian đó ĐL đang cực kì "nhạy cảm" với những gì liên quan Trung cộng. Nhưng 3 cuốn này đều dính dáng nghiêm trọng đến Trung cộng. Hai cuốn Thư Kiếm và Bích huyết đều đề cao Lý Tự Thành, giống quan điểm Trung cộng, trong khi giáo khoa về lịch sử của ĐL luôn coi mấy ông kiểu này là bọn giặc. Còn Anh hùng xạ điêu thì hình như gây liên tưởng đến một câu thơ từ nào đó của Mao, nói về Thành Cát Tư Hãn giương cung "xạ điêu".
Từ 1957 đến 1979, kiếm hiệp của Kim Dung nói chung đều bị "lề phải" của ĐL liệt vào dạng xuyên tạc lịch sử và cổ súy cho bọn "thổ phỉ". Chính quyền ĐL lúc đó vẫn gọi Trung cộng là phỉ, dù đã phải chạy ra đảo, nhường gần hết "thiên hạ" cho Trung cộng.

19:57 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@candid: 1973 Kim Dung qua Đài Loan hội đàm với Tưởng Kinh Quốc, đến 1979 truyện Kim Dung mới được chính thức đăng ở Đài Loan ạ. Còn 1981 Kim Dung mới về Trung Hoa đại lục và gặp mặt Đặng Tiểu Bình, 1985 tác phẩm mới được đăng ở Trung Quốc. Kim Dung cũng bị chê trách là không giữ vững lập trường, nhưng không thế thì tác phẩm không thể phổ biến rộng rãi được, chỉ in chui thôi. Kim Dung cũng khôn lắm :D

12:50 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  candid

Ngạc nhiên nhất là thông tin Đài Loan cũng cấm Kim Dung. Nhớ ngày xưa ở VN truyện của Kim Dung bị cấm do liệt vào văn hoá đồi truỵ nên có nhà xuất bản lấy tên tác giả là Nhất Giang để in.

12:33 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  dilletant

Quay lại bài 1 một chút: 'Khắp nơi là những khẩu hiệu TUYÊN TRUYỀN ví lớp trẻ “đang độ thăng hoa cuộc đời giống như mặt trời lúc tám, chín giờ sáng”. Mặt trời mang màu đỏ của dòng máu cuộn trào trong huyết quản quần chúng cách mạng.' Ngoài bọn trẻ còn bọn giừ hơn, để nhìn xuống đất mà đi, chứ không nhìn ĐÔNG phương hồng mặt trời lên, để sẵn sàng giẫm lên những cái gì ở dưới đất. Trong bọn giừ có những bọn "khôn ngoan". Ý của moa là căn cứ trên những gì ở Hoa lục và hậu xô viết, chắc cứ phải thêm tiếng súng vả, sorry, những tử thi, thì những kẻ khôn ngoan và hơi khôn ngoan phần lớn sẽ im cái loa mòm của mình.

7:11 Monday,22.8.2016

Đăng bởi:  dilletant

KD từng là sinh viên tại Học viện chính trị trung ương tại Trùng Khánh". Vậy là một số cựu "đồng chí", như Kim Dung và Orwell (từng ủng hộ phe "Đỏ") đều chọn văn học ám chỉ để truyền đạt. Lãnh tụ trung tâm của Văn cách tạ như Big Brother của Orwell (trong 1984). Bài có những tiểu kết rất TO.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả