|
|
|
|||||||||
Gẫm & BìnhKhông đủ liên can nên thành ballad* KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG Triển lãm của họa sĩ Lý Trực Sơn và nhà điêu khắc Đào Châu Hải Từ 11. 12 đến 17. 12. 2010 Viet Art Centre 42 Yết Kiêu, Hà Nội * Được biết đến như một kết quả của chuyến đi cùng các chiến […] Ý kiến - Thảo luận
22:29
Tuesday,21.12.2010
Đăng bởi: red_pencil_000Các bạn nên đi xem triển lãm: Biển Đảo Quê Hương... tôi vừa đi dự khai mạc về. Các bạn cứ viết những điều tốt điều xấu ở bài này đi. Nhưng... là bạn, là người xấu, người tốt, là tôi...vv có muốn tranh của mình được treo ở hành lang cầu thang như tranh Bác Sơn không??? Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn khi mọi người đổ xô vào trong khi khai mạc nữa, bên ngoài hành lang là gì??? TRIỂN LÃM KÉO DÀI ĐẾN HẾT 31-12-2010 tại 16 Ngô Quyền Hà Nội.
13:55
Tuesday,21.12.2010
Đăng bởi: Raumuong Noigianadmind có vẻ giận dỗi vì thành công (khơi được chuyện lên) nhưng cũng có không ít nhiếc móc khó nghe, đúng không? Nhưng đồng chí lại chạm đến một điểm đúng đấy: Nghệ thuật là thứ độc tài hơn chính trị nhiều. Về sự độ lượng thì nó cực độ lượng, không bắt bớ, bỏ tù, áp chế, xử tử được ai. Nhưng về khắt khe thì nó cực kỳ khắt khe - vì nó là những thứ duy nhất có thể còn lại sau khi con người bị xóa sổ đi. Giỡn chơi thì cứ giỡn cho khoái. Chứ còn nó có những đai đẳng mà chỉ hơi tầm thường thôi cũng không thể động đến được. Nói gì đến tư cách để mà bàn. À, trong đời thực thì nó thế, còn trong đời ảo thì cứ quậy thoải mái lên thôi, đa chiều thoải mái thôi, cho vui mà.
12:29
Tuesday,21.12.2010
Đăng bởi: adminHay thật Raumuong Noigian ạ, những lời khen không bao giờ bị coi là vớ vẩn. Những lời chê bao giờ cũng bị gắn động cơ :-)
12:04
Tuesday,21.12.2010
Đăng bởi: Raumuong NoigianTôi đọc bài của NXHN, thấy đây là một bài viết tốt về văn phong. Cả cách người viết dèm pha cũng khéo léo khi phân tích cái gọi là "ngôn ngữ nội tại". Nhưng bản chất của cái nhìn đó vẫn là cái nhìn "dựa hơi nồi chõ". Dựa vào một cái tên triển lãm và những thông tin trước đó (biển, sóng, chủ quyền biển đảo vvv) để cố tìm kiếm sự vặn vẹo cho nó thích thú, gây chú ý. Đây là vấn đề "Đôi mắt" mà Nam Cao đã bàn. Tâm ý lặt vặt thì chỉ nhìn thấy cái nhảm. Giả sử, hai tác giả đặt tên triển lãm là "vô đề" và không có thông tin về biển biếc, Trường Sa trường gần trong các đề dẫn, thì những người viết kiểu cách vặn vẹo vớ vỉn như NXHN trong bài này chịu chết, chẳng còn cớ đâu mà tung hứng dèm pha.
12:09
Monday,20.12.2010
Đăng bởi: em-co-y-kienChúng em thấy cần trao đổi lại với bạn/anh/chú/bác/ông Hoàng vài điều:
10:05
Monday,20.12.2010
Đăng bởi: TânTác phẩm nghệ thuật chưa bao giờ là thứ tuyệt đối đến mức không thể chê. Đây vẫn là 1 triển lãm hay. Một ai đó nghĩ ra cái manh nha của ý tưởng rồi các tác giả lao động phát triển ý tưởng đó theo cách của mình với sự "cho phép" của người nghĩ ra cái "manh nha", đó là cách làm việc đúng và tốt. Tên triển lãm nhờ người khác nghĩ hộ theo nội dung mình làm cũng là chuyện bình thường. Nếu cái bu-lông là điểm nhấn của tác phẩm thì khỏi bàn, nhưng chỉ dùng như một chi tiết kỹ thuật thôi mà cũng bị coi là "trộm" thì đó là một ý kiến LỞM, chẳng khác gì nói "mày ăn cắp ý của Picasso vì mày cũng vẽ sơn dầu" .
16:21
Sunday,19.12.2010
Đăng bởi: hoàngMình không biết Người xem Hà nội là ai! Chuyện đó cũng không liên quan gì đến mình và nghệ thuật nước nhà, nhưng vốn rất nể những nhận xét và bình luận về nghệ thuật của bạn Người xem Hà nội về sự sâu sắc và hiểu biết của bạn. Song cho đến nhận xét này về thầy Đào CHâu Hải thì sự kính trọng đó của tôi với bạn tan tành tành. Có lẽ bạn chính là Đào Châu Hải mới không nhìn thấy cái sự buồn buồn mà triển lãm trên đã hủy hoại danh tiếng của thầy Đào Châu Hải.
10:43
Sunday,19.12.2010
Đăng bởi: Uy ĐứcThật buồn là sau bao nhiêu năm chúng ta được định hướng bởi những tiêu chí thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, vẫn còn không ít người trong chúng ta luôn phải bám víu vào cái vốn 'hiểu biết' ấy thay vì những xúc cảm trực tiếp và tự nhiên trước các tác phẩm nghệ thuật.
0:25
Sunday,19.12.2010
Đăng bởi: Nguoi Ha NoiRất cảm ơn bài viết của bạn đã cho độc giả của Soi thấy một góc nhìn rất đặc biệt về triển lãm. Tôi thấy bạn là một người trẻ giầu nhiệt huyệt và đủ bản lĩnh, sẵn sàng làm một nhà phê bình mỹ thuật dám nói thật với lòng mình mà không sợ làm tác giả mếch lòng hay sợ bị bẽ mặt ê chề.
23:39
Saturday,18.12.2010
Đăng bởi: DÂN CHÀI HÀ LỘINgười xem Hà Nội 1,2,3...gì ấy ơi.
22:43
Saturday,18.12.2010
Đăng bởi: Phạm Huy ThôngVới tranh của Lý Trực Sơn thì tôi không dám bàn vì tôi không trực tiếp xem. Xin bàn về các tác phẩm của Đào Châu Hải, Tôi nghĩ Người Xem Hà Nội đang muốn đi tìm một cái gì đó cụ thể, nhưng các tác phẩm này trừu tượng hơn rất nhiều. Đào Châu Hải chỉ dùng đề tài sóng để làm cớ, theo cái ông muốn truyền đến người xem là cảm giác ấm ức, khóc nghẹn của một người yếu, bất lực đứng nhìn gã hàng xóm to con xây nhà bịt mất lối đi của mình. Vậy thì tác phẩm giống hay không giống sóng có còn quan trọng nữa không?
22:26
Saturday,18.12.2010
Đăng bởi: Em-co-y-kienChúng em cám ơn NXHN về bài viết khá dài, khá tỉ mỉ, song đúng như 1 bài viết gần đây trên Soi, chắc chắn rằng "nghệ thuật thị giác không phải và không bao giờ nên thưởng thức bằng tai". |
|
||||||||||