Điện ảnh

Mạc Ngôn, Trương Nghệ Mưu và Cao Lương Đỏ: cái bắt tay của hai người nông dân

Nhớ lại một kỷ niệm cũng hay hay, hồi còn làm Giám đốc thị trường Bắc Mỹ cho xưởng phim truyện Golden Harvest Hong Kong. Đầu tháng 3 năm 1988, tôi nhận được một tờ fax của sếp bên xưởng phim chỉ đạo đặt hai phòng khách sạn cho hai người, tối mai ra sân […]

Ý kiến - Thảo luận

20:04 Thursday,27.10.2016

Đăng bởi:  Týph phờ nờ

@ bác SA. Bác còm: "cô diễn viên tàu này "mặc gì bên dưới, quần cọc hay quần dài, hay váy ngắn, váy vừa"
Nhớ câu này của bác sáng nay khi vào một trường ĐH mang tên thủ đô. Trước trường này bị gọi là trường "ngại nghĩ", nhưng bố cháu (hồi ấy U30, khoảng những năm 80) vẫn thích, vì có nhiều em xinh, học các thứ tiếng hồi đó là tuyệt vọng, như tiếng Anh, tiếng Pháp... Nay thì moa hâm mộ (nữ giáo viên) trường này vì họ chả ngại nghĩ đâu, xịn ra phết. Nhưng sáng nay vào Trường này, bập vào ngày văn hóa quốc tế gì đó, thấy các cô bé SV mặc áo dài nhưng vẫn tây tây thế nào đó. Xong việc lâng lâng đi ra thấy một cô tầm 20 đi ra, mặc một cái may ô có tay, nhưng áo phủ xuống dưới bộ ngồi 1 tý, chẳng thấy quần đâu cả. Thấy mình nhìn, cô này còn vênh hơn (bèn nhớ câu của bác SA, và tự hỏi thời mình các cô học tiếng Anh, Pháp xinh đẹp, đài các nhưng vẫn có vẻ e ấp rất Việt...). Nhưng ít nữa liệu dưới cái áo may ô kia, các cô SV có định mặc gì không?

9:46 Sunday,4.9.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ LC. "âm S đọng lại do quen nói tiếng Nga". Nếu có thế giới bên kia thì cũng hay. Lại được gặp những người ko chỉ giỏi giang đường học, mà biết đàn hát, bóng chuyền bóng đá đều hay. Trong họ có những vị học tới hai trường đại học "ngược môn" nhau ở Matx (văn và xây dựng) lại còn có thời gian nghiên cứu cả những năng lượng "lạ". Một số vị đầu bạc trắng vẫn "đập phá" thư viện tiếng Nga: đọc 2 tuần một cuốn kinh điển dày cộp. Có khi họ lâu lâu lại đọc lại Những linh hồn chết (chẳng hạn khi có "phong trào" XK lao động kiểu đem con bỏ chợ...), đọc Ivan Ilych để khuây nỗi đau đáu vì "cán bộ mua nhà mua xe" vẫn hô hào mỗi người làm việc bằng hai. Hôm nay có những vị nói rành tiếng nước ngoài nhưng chẳng thèm biết văn học nước người (một kiểu Nghị Lại đếch thèm biết chữ), chỉ dùng tiếng Tây để hành là chính, để đồng tình bóp... đồng bào.

15:31 Saturday,3.9.2016

Đăng bởi:  Ba Toác

@ LC: chuyện "phong thái nghiên cứu sinh ở Matx" thuộc về một thế hệ, chắc là khác về chất với trang lứa đang được xem là elite hôm nay. Chúng ta sẽ không lạ nếu gọi điện cho một nhà dịch thuật từng miệt mài trước đây chuyển tải văn hóa Pháp, nhưng lại nghe thấy: "Thôi nghỉ đi nhé, đây đang dịch menu cho nhà hàng cơm Pháp, 25 đô một món. Hơi đâu mà dịch tiểu thuyết cho bạn, bữa đói bữa no". Vào một trung tâm (văn hóa hoặc giáo dục, chi chi) thấy các bà các cô, các xừ nom trí thức, nói 1 hoặc đôi ba tiếng Tây, nhưng hoặc chặt chém, hoặc bà bóp, hoặc đồng lõa, ai nấy (trong họ) như chỉ muốn trông thấy cái mặt ông trên tờ đô. VN có đặc sản hồn hàng thịt da trương ba.

17:20 Friday,2.9.2016

Đăng bởi:  LC

Bác Peter làm em nhớ ông chú( lấy bà cô ruột) nhà em quá. Tuy chỉ là nghiên cứu sinh ở Mat những năm 80, dưng mà tóc tai phong thái cà là vạt sao mà thơm thế. Rồi những viên sô cô la sữa và bàn chải đánh răng , rồi âm S đọng lại do quen nói tiếng Nga...
Nơi bờ hồ ngày đầu tiên đi bộ giữa lòng đường, em thầm mong ai ngoài kia cũng là các chú các bác thời ấy, sáng sủa trí thức, yêu đời tự tin và tỏa sáng như một viên pha lê ... Rồi có ngày pha lê sẽ tự tôi luyện thành kim cương thôi.

11:25 Friday,2.9.2016

Đăng bởi:  Ba Toác

Bài của bác Peter chắc cũng thuộc hàng nam tước về văn chương. Đòi hỏi suy ngẫm. Thoáng liên hệ với Người nông dân điều độ (The Rational Peasant - nông dân VN - của Popkin), khi chữ rational còn có nghĩa là thực dụng, realistic, nói về khả năng "đổi đời" của người nông dân khi thời cơ đến. Nhưng, một lần nữa lại bị phân tán bởi quần của Củng Lợi và gì dưới đó của lời bình bởi bác SA. Bố cháu vừa bật một youtube về hóa cho con học, một cô giáo tuổi đã toan về già nhưng giảng rất ngon. Bố biết thế la thét rất rhetoric để con học, nhưng mắt cứ ngắm vòng một của cô giáo trông giống của các nữ anh hùng lao động vắt sữa bò trong nông trang của Brezhnev thời xưa. Jà mà ham.

10:05 Friday,2.9.2016

Đăng bởi:  SA

Cám ơn Peter Phó về bài viết.
Mình cũng nhớ lại 1 kỉ niệm nhà nông để a dua thêm thớt.
Trong một hộp đêm tù mù ở Pháp, mình có dịp trao đổi với một cô diễn viên Trung Quốc là bạn cùng học trường sân khấu điện ảnh Bắc Kinh với Củng Lợi. Về sáng ngà ngà, cô thốt con Củng Lợi, nó nổi (từ lúc/ bởi vì/ thời còn ở trường) nó là đứa đầu mặc quần cộc ra đường!
Mình không dám cãi lại phu nữ, nhưng nghĩ thầm là cái quần cộc của Củng Lợi vào lúc ấy không phải chỉ cho thấy chân dài mà còn thể hiện cá tính tiên phong mà các bạn cô không có được, tuy chân họ có lẽ cũng chẳng kém.
Giờ, không nhớ nổi là đêm đó, cô phát biểu câu này mặc gì bên dưới, quần cọc hay quần dài, hay váy ngắn, váy vừa.

19:25 Thursday,1.9.2016

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Không phải là an ủi bác Phó (ở ta, thì các bác Phó chính là bác Cả). Nhưng bác ạ, họ là những ngôi sao, nhưng để họ sáng lên, thì có chúng ta đây, là cả bầu trời... bác ạ! (Ối, nhờ bia 333 Sài ghềnh mà mình phát biểu được câu hay quá đi, ối tôi phục tôi quá, nhưng tôi còn phục bia hơn :))

19:17 Thursday,1.9.2016

Đăng bởi:  Nguyễn Quang Thiều

Bài viết rất hay. Các nhà báo Việt Nam viết văn hóa nên học. Đồng ý với Du, nên có nhiều bài như vậy về nghệ thuật.

14:23 Thursday,1.9.2016

Đăng bởi:  Du

Bài viết hay quá, mong là sẽ được đọc nhiều bài như vậy từ SOI. Truyện Mạc Ngôn, phim Trương Nghệ Mưu cùng diễn xuất Củng Lợi là đỉnh của đỉnh ^^. Sao hồi đó người đẹp sang trọng Củng Lợi không đi cùng hai "bác nông dân" nhỉ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả