Trường phái

Tranh cổ Ấn Độ: sự thờ phượng thần Ganesha

  Trong bức tranh này, thần đầu voi Ganesha – một trong những vị thần quan trọng nhất của Hindu giáo – ngồi như một vị vua trên một chiếc ngai bọc nệm phủ đầu vàng bạc đá quý. Vị thần này đại diện cho nhiều thứ. Cần thông thái thì tìm đến Ganesha. Muốn […]

Ý kiến - Thảo luận

19:57 Monday,5.9.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Đọc comment của Đặng Thái tự dưng nhớ đến bài Phụng Hiến của thi sĩ Bùi Giáng:

Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em

Về thần Ganesha, năm 2003 hãng thời trang American Eagles in hình thần lên mặt dép xỏ ngón làm các bạn Ấn Độ phản đối ầm ầm. Hình như với người Ấn Độ thì bàn chân là chỗ không sạch, vào đền thờ phải đi đất, thế mà mấy ông tư bản Mỹ để người ta đi dép đạp túi bụi cả lên mặt thần. Sau hãng có thu hồi sản phẩm và xin lỗi nhưng rồi lại lòi ra vụ in hình Ganesha lên ... túi xách.

8:02 Monday,5.9.2016

Đăng bởi:  Đặng Thái

Chữ "phụng" (奉) mới có nghĩa là "thờ", đồng thời mang nghĩa tôn kính, hầu hạ, theo lời... dùng trong các từ "phụng dưỡng", "cung phụng", "phụng mệnh hoàng thượng". Chữ "phượng" (鳳) chỉ có nghĩa là chim phượng (con đực trong đôi chim phượng - hoàng).

Người miền Nam hay gọi chim "phượng" là "phụng", nên các trường hợp "phượng" nghĩa là chim thì có thể thay thế bằng "phụng". Ví dụ Bàng Thống có hiệu là "Phượng Sồ" thì trong Nam hay gọi là "Phụng Sồ". Còn trong trường hợp tên bài này thì dùng "thờ phượng" là không đúng.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả