Nghệ sĩ Việt Nam

Khai mạc Mở Cửa: quần hùng 30 năm tụ hội

(Lưu ý các bạn là triển lãm Today còn một bài nữa về các tác phẩm hội họa tham dự, nhưng xin nhường trước cho bài này nhé). Tôi là thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên khi nói đến thời kì “Đổi mới” 1986 thật lạ lẫm. Tra trên wiki về thời kì đó […]

Ý kiến - Thảo luận

21:24 Sunday,25.9.2016

Đăng bởi:  Vĩnh Nguyên

Em đi xem sáng hôm qua, khi vào thì do không để ý nên vẫn mua vé. Xem xong bên Mở cửa, thấy nhạt quá chẳng có gì ấn tượng cả. Ấn tượng duy nhất là tranh nào cũng khủng, ý em mói về kích thước. Còn về tranh thì giống như bác Thành Chương đến gần 3 chục năm nay vẫn vẽ tranh ngẹo đầu ( xin lỗi bác Chương, em chỉ lấy ví dụ về cái sự không ấn tượng). Xem xong đổi mới, tiếc cái vé em lại dẫn con nhà em lên xem tranh các cụ Đông Dương, đứng mãi ở bức Gặt ở Tây bắc, thấy cụ PKA vẽ sao tài thế, thấy như lúa lay động. Em dân ngoại đao, chỉ thích đi coi chùa, vài câu nói bậy, các bác lượng thứ.

22:59 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  Vĩnh Phúc

30 năm qua, mỹ thuật Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng, chất lượng tác phẩm, tác giả so với các thời kỳ trước đó. Điều này rõ ràng do công cuộc Đổi Mới mang lại. Ngắn gọn là kinh tế khá lên,tinh thần cởi trói, việc hội nhập với thế giới đem đến nhiều yếu tố cả tinh thần, vật chất lẫn thông tin... Sự giao lưu, cọ sát với nghệ thuật thế giới...là thuốc kích thích cho nghệ thuật nước nhà.

Sự đổi mới phong cách cá nhân của lớp nghệ sỹ đã được biết đến ít nhiều trước 1986 như Trần Lưu Hậu, Nguyễn Trung, Đỗ Sơn, Nguyễn Quân, Lê Anh Vân, Thành Chương...là dễ nhận thấy. Các tác phẩm của họ giai đoạn sau có nhiều sự khác biệt cả về đề tài, cách thể hiện, ...so với trước 1986. Những Hoa Biển của Đỗ Sơn, Chiến lũy của Lê Anh Vân ghi đậm dấu ấn thời đó nhưng nghệ thuật của họ về sau này khác hẳn. Sự xuất hiện đầy mới mẻ của các lớp họa sĩ được coi là kế tiếp như Đặng Xuân Hòa, Hoàng Hồng Cẩm, Hồng Việt Dũng, Nguyễn Quốc Hội, Phạm Luận, Lê Quảng Hà, Đinh Quân, Đinh Ý Nhi, Lê Thiết Cương, Phạm An Hải, Lý Trần Quỳnh Giang...thực sự là thành quả của đổi mới nghệ thuật tạo hình giai đoạn 1990 đến nay.

Đời sống khó khăn, chuyển mình qua kinh tế thị trường, sự săn đón của thị trường cả trong nước và quốc tế bên cạnh là động lực lớn giúp các nghệ sĩ sáng tạo thì cũng hút đi của họ những tác phẩm có lẽ là tốt nhất. Bộ sưu tập của SAM (Singapore), nhiều tổ chức, cá nhân khác ...tuy không phải là tuyệt đối tiêu biểu nhưng cũng có thấy tác tác phẩm tinh hoa bị chảy máu rất nhiều đối với cả các tác giả trưởng thành từ chống Mỹ đến thế hệ 8x sau này.

Nếu như trước đây, các họa sĩ chỉ có "cửa" chơi với nhau ở giải thưởng của Hội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc (5 năm lần), các triển lãm vào dịp kỷ niệm và một số ít triển lãm cá nhân, nhóm do Hội Mỹ thuật tổ chức...thì giai đoạn sau này, cuộc chơi là của từng cá nhân. Họ trở vễ bản ngã của mình theo tiếng gọi của con tim họ, không phải cân nhắc xem vẽ cái gì, vẽ thế nào để được hội đồng này chọn hay nhắm đến giải thưởng A, C, C...Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổi mới lẫn dấu ấn nghệ thuật 30 năm Đổi mới.

Nhiều năm qua, chưa cần nói đến tận thập kỷ thứ hai của thế kỷ hai mốt này, việc triển lãm ở đâu, làm thế nào đối với các nghệ sỹ, đặc biệt là 50 họa sĩ tham gia Mở cửa càng không còn quá quan trọng. Nhiều người chỉ tham gia trưng bày ở triển lãm quốc tế, cả chục năm qua, họ không trưng bày trong nước hay có không ít người chỉ âm thầm bán, không xuất hiện ở triển lãm cả trong nước, quốc tế, thậm chí bặt tăm trên phương tiện truyền thông.

Mở cửa là một cuộc nghi nhận tác giả có dấu ấn chứ chưa phải triển lãm các tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam 30 năm qua. Những người được chọn, chắc chắn, họ không lao động nghệ thuật để tranh nhau một suất trong Mở cửa. Nhã ý của Ban Tổ chức là chỉ chọn tác giả, chứ không chọn tác phẩm, nhường quyền chọn tác phẩm cho nghệ sỹ nên được nhìn nhận ở hai khía cạnh: sự tôn trọng đối với các cá nhân này và "bóng" nằm trong chân cầu thủ. Chính vì thế những cá tính trong nghệ thuật cũng thêm một lần được bộc lộ qua việc gửi tác phẩm: người thích to, người thích nhỏ, người thích sơn mài, kẻ sơn dầu; người chọn cái tốt, kẻ chỉ đưa ra cái khá...

...Vài triển lãm, với quy mô lớn hơn Mở cửa chắc chắn cũng không thể tổng kết thấu đáo thành tựu của nghệ thuật tạo hình giai đoạn này. Đòi hỏi tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở Mở cửa là hoàn toàn đúng nhưng không thể thực hiện. Rất có thể, tác phẩm tiêu biểu đã nằm ở bảo tàng, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Mở cửa nói gì thì nói cũng là việc làm đáng mừng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước vẫn dành kinh phí nghi nhận những nghệ sỹ tạo hình.

Nó cũng gợi ra nhiều bài học cho công tác sưu tập của Nhà nước, bảo tàng lẫn các nhà sưu tập trong nước đối với tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều hoàn toàn không mới nhưng dường như chưa có bước tiến nào thực sự đáng kể.



Vĩnh Phúc

19:47 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  An Hòa

Mình có ghé qua xem ngay vì sợ triển lãm lại đóng cửa mất. Đúng là nếu trong nghề với nhau thì thấy chẳng có gì mới. Vẫn vậy, cũ như cách đây gần hai chục năm (có điều, tranh pháo to hơn). Nếu người ngoài nghề đi xem thì chắc chắn không hiểu Mở cửa ở chỗ nào, có gì mới?
Tác phẩm xem cuối cùng, ở trên tầng 2, chỗ góc khuất cuối cùng, có tên BE OPEN (tác giả Trần Trọng Vũ) mới thấy vui là có hai cửa sổ ảo, một cửa mở, một cửa đóng, thực ra vẫn chỉ là bức tường kín bưng. Rất nhiều người thích chụp ảnh trong căn buồng lùm xùm hoa nilon giả này và chỉ cho nhau xem là cửa sổ giả đấy.
Các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt có vẻ như thiếu chỗ đứng và khu vực rõ ràng. Phải có người chỉ dẫn đến tận nơi thì mới biết thày Đào Châu Hải đứng chỗ này, bạn Lâm cây chỗ kia, góc ngoài xa nữa là sắp đặt của bác Bảo Toàn. Suýt thì bỏ qua mất.
Ngồi nghỉ ở ghế dưới sân một lúc thì thấy cái chữ tiếng Việt lẫn tiếng Anh lửng lơ trên poster: the exhibition "BE OPEN"... Mình cứ thấy thế nào ấy, không hiểu BE OPEN có nghĩa là MỞ CỬA hay không? Đề nghị bạn nào giỏi tiếng Anh giải thích dùm, hoặc mình ngu quá. Đây là triển lãm của Cục MT. Cục là Bộ Văn hóa. Bộ là Nhà nước. Nhà nước là chính thống chứ chả phải chơi. Không thể đùa với chính tả văn phạm được.

Điểm cuối cùng vẫn phải thắc mắc là chân dung ngoài đời của các nghệ sĩ nhà ta có đến nỗi nào đâu, nhiều người trông hiền lành bình dị, sáng sủa, handsome hẳn hoi, phụ nữ thì đẹp như Thắm Pông, Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang... thế mà sao lại chụp người ta thành thế kia mà in và phóng to vào cái tờ quảng cáo??? Thật quá sức tưởng tượng. Người ngoài như mình cũng phải bất bình hộ. Botay.com

17:06 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  Linh Jenny

Thú thật là mang tiếng triển lãm 'Mở cửa' sau 30 năm đổi mới mà chả thấy có gì "đổi mới" cả. Vẫn những cái tên cũ mèm, những sáng tác theo phong cách cũ rích. Nếu chỉ nhìn vào đây để đánh giá nền Mỹ thuật Việt Nam trong 30 năm qua thì không lẽ lại nói Mỹ thuật Việt Nam không có sáng tạo nào trong hơn chục năm qua? Như thế có lẽ hơi oan uổng cho các nghệ sĩ ở ta quá chăng.

Có lẽ, với bất kì một triển lãm nào, không thể trách nghệ sĩ mà chỉ có thể trách Curator. Những người làm curator ở đây đã có đủ hiểu biết sâu sắc về lịch sử nghệ thuật, về lịch sử xã hội, có đủ bản lĩnh để làm một triển lãm có chủ đề đột phá và sâu sắc chưa? E rằng là chưa.

Chẳng cần nhìn đâu xa, chỉ cần so với sự kiện Atum Atum hay Today đang diễn ra ở Hà Nội Creative City là đã thấy có sự "dậm chân" và "cũ" của Mở Cửa rồi. Atum Atum và Today, chỉ nói riêng về mặt không gian và cách thức tổ chức đã ăn đứt "Mở cửa" về sự hấp dẫn, linh hoạt đối với công chúng. Riêng về nội dung, Atum dù chỉ mời một số nghệ sĩ rất nhỏ, song đã cho thấy được sự biến đổi, đa dạng của nghệ thuật Việt Nam trong những năm qua, từ phong cách sáng tác, dấu ấn cá nhân tới hình thức thể thiện và sự biến chuyển của nghệ thuật, giữa những hình thức chính thống tới thể nghiệm, giữa các vấn đề nghệ thuật và phản ánh xã hội. Còn Today, nhìn thôi cũng đã thấy đẹp và lạ rồi. Rất nhiều nghệ sĩ trẻ nhưng tác phẩm của họ đã không còn đi vào lối mòn. Các tác phẩm ấy đã biết kể những câu chuyện thời cuộc, không chỉ quá khứ mà chính là hiện tại và tương lai.

Có lẽ lần sau, cần phải chọn những giám tuyển có chất lượng hơn nữa khi làm những triển lãm quy mô như Mở cửa. Một giám tuyển có hiểu biết và dám làm. Và cần gì phải có tới ba giám tuyển. Mỗi sự kiện đều cần nhất một thủ lĩnh tinh thần có tài, tâm và tầm.

16:50 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  cứ từ từ

lại than tiếc cho một đại sự không ngó nghiêng được vì lí do vắng nhà. Có mấy thứ mình cũng nghĩ tương tự thì anh Phạm quốc trung , bạn Lờ cao, và cả bạn Candid cũng nói hộ hết rồi. Thương cho mấy ông bạn không nói tiếng Việt vô duyên bị mình xui đi xem hộ, rồi ABC thế nào về kể tao nghe. Mà mình cũng biết tỏng mười mươi là chúng nó sẽ nói thế nào. Cũng giống như khi dẫn chúng nó đi xem tháp rùa với ăn phở gà, vẫn lại: "nice , Great, it"s good..." mấy câu phản khiếm nhã kiểu tây văn minh. Nhưng thôi , thực bụng chúng nó nghĩ thế nào có con giun trong bụng chúng nó hiểu. Còn theo mình hiểu thì " Quần hùng tự hội" ở đây chỉ giống như một buổi họp mặt cựu chiến binh, các bác (mặc dù không kín ngực mề đay) đến bắt tay nhau ân cần và ôn lại thời một oanh liệt (nay còn đâu) và lặng lẽ khoe nhau một câu đáng nhẽ chẳng cần phải khoe: "Dạo này anh vẫn vẽ đều..."

Trong cái mớ mơ màng hoài niệm của mình thì các tác giả trong số quần hùng kia phải bứng được thằng con cả kháu khỉnh, gọi là rạng danh tiên tổ nhất trong cái đám hỗn hào suốt chục năm chính chiến lên tường để bô lão hai họ cùng vuốt râu tán thán, đàng này chắc tại vì thằng cả nó bận đi du học nên thằng hai , thằng ba ...hoặc thằng N nào đó lên thay anh mày ra mắt hai họ vậy.
Thôi thì tiếp tục bắc ghế ngồi đợi triển lãm 40 năm đổi mới vậy

13:22 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  candid

Hôm nay em ghé thăm triển lãm, như thường lệ không phải ngày khai trương nên triểm lãm khá vắng vẻ, tha hồ ngắm tranh mà không lo huých phải ai. Lác đác có vài người xem cùng hai, ba nhân viên bảo tàng ngồi ngáp. Tranh pháo em không biết gì nên cũng không dám nhận xét, có vài bức em thích, vài bức em không. Các hoạ sĩ thì em cũng không biết nhưng thấy tên đều rất quen trên báo chí.

Chỉ có điều em thấy chủ đề của triển lãm chưa được rõ, không hiểu đây là một buổi triển lãm để đánh giá tổng kết hoạt động mỹ thuật 30 năm từ lúc kinh tế Việt Nam mở cửa hay là buổi triển lãm hoạt động thường niên của hội viên? Em lượn một vòng, rồi lại một vòng không cảm thấy có gì khác với các cuộc triển lãm khác. Không hiểu triển lãm này gắn với cái tên Mở cửa và 30 năm như thế nào?

Tính từ năm 1986 đến nay là 30 năm, quãng thời gian bằng 1/3 đời người, trong suốt thời gian ấy có bao nhiêu chuyện đã xảy ra với đất nước, nền kinh tế Việt Nam thay đổi, từ kinh tế tập trung bao cấp, sang kinh tế thị trường mở cửa dần dần. Từ lúc buôn bán thì bị coi thường, bị xử tù hay nhẹ nhàng thì gọi là phe phẩy đến lúc có cả ngày Doanh nhân để tôn vinh ai làm ăn giỏi. Rồi các cơn sốt đất, sốt cổ phiếu, sốt vàng, chà đi xát lại nền kinh tế quặt quẹo lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.

Kinh tế được mở, văn hoá cũng đươc mở theo. Từ lúc các thứ như truyện trưởng, nhạc vàng, nhạc rock... đều bị đánh giá là hủ bại cho đến lúc trăm hoa đua nở. Internet phát triển ở Việt Nam cũng ngót nghét 20 năm, thời gian đầu bị kiểm duyệt gắt gao đến giờ cũng phải nói là khá mở cửa, nhất là so với anh bạn láng giềng to đầu bên cạnh thì phải nói là một trời một vực...Với internet mở đủ thứ trào lưu ào vào theo, từ mốt chụp ảnh bay, dội xô đá, tự sướng... thế giới có gì là Việt Nam có ấy.


Trong 30 năm ấy, theo em nghĩ, hoạ sĩ cũng là con người, cũng bị tác động và phản ánh bởi sự thay đổi về kinh tế, văn hoá... nên tác phẩm cũng phản phản ánh được những trào lưu văn hoá, kinh tế mở cửa.

Kinh tế Việt Nam được hoạch định theo từng thời kỳ 5 năm một lần. Theo em nếu tổng kết thì Ban tổ chức cũng nên hoạch định theo thời gian 5 năm như thế. Ví dụ từ 86-90 thì những nghệ sĩ nào là tiêu biểu nhất, những tác phẩm nào tiêu biểu nhất đại diện cho các nghệ sĩ đó, đại diện cho đời sống văn hoá thời kỳ đấy. Rồi năm 91-96 là những hoạ sĩ nào...

Nếu mà như vậy thì người thường như em xem sẽ cảm thấy thích thú hơn nhiều.

11:07 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  LC

Thôi anh Trung đừng buồn,cứ coi Mở Cửa là triển lãm toàn quốc rút gọn thôi. Đến xem không mong được ngạc nhiên trước từng tác phẩm. Mà đến xem các anh tài bầy gì, mặc gì đến dự khai mạc, thanh lịch và thinh lặng như thế nào, đấy mới thật là quan sát và chiêm nghiệm. ..
Em thấy, anh Cương bầy bức đen trắng lịch lãm và khiêm nhường. Anh Hồng Việt Dũng gồng mình đưa ra bức vẽ sư ghi xám, khoe cái hình kiệm để chứng tỏ đẳng cấp. Anh Phạm Luận hốt hoảng thế nào mà tả thực một cái phố ơi trời là vụn mảng. Anh Thành Chương tham lam bầy "tuổi thơ tôi" sơn mài bóng lộn to như cái đình. Anh Đinh Quân bồn chồn nửa trừu nửa hình rồi buông xuôi vung vãi vẽ thế thôi bố còn bón cháo cho con bố ...!
Có một số quân tử lại hé lộ những khát khao thầm kín. Anh Tiệp mặc áo vàng bảo hoàng, bầy một bức ba hình Nuy rất quần túm. Anh Đặng Xuân Hòa lẩm nhẩm vẽ lại mớ đồ vật từ thuở còn giấy dó bột mầu. Anh Hà trí Hiếu bỗng quê ơi là quê trong một bảng mầu sơn ta chín thẫm, tranh anh là đúng với hồi những năm chín mấy nhất, trong cả cái triển lãm này, cùng với Master Hoàng Hồng Cẩm và quý ông Trần Lưu Hậu.
Tranh Sài Gòn thì bác Nguyễn Trung vẫn cầm cân nảy mực, ba bốn cái tên (gồm cả cụ Nguyễn Quân) thực chất chỉ nên bầy một bức abstract là đủ. Bầy bức nào cũng được.
Mảng đương đại, điêu khắc và sắp đặt đối với em thật vô duyên. Đáng lẽ cần một không gian riêng tách bạch họ ra và phát cho mỗi vị 1 tỷ đồng, cho 6 tháng workshop, thì may chăng gallery thế giới họ để ý đến.
Lảm nhảm thế thôi, em sẽ xem lại và... cảm nhận tiếp!

2:44 Friday,23.9.2016

Đăng bởi:  PHAM QUÔC TRUNG

Triển lãm được face book, truyền thông đưa lên rùm beng khá lâu nên sự tò mò của mọi người quan tâm đến sự kiện là khá lớn. Riêng tôi sau khi xem kỹ lại triển lãm thì cảm giác chung là chưa thỏa mãn nếu đánh giá đây là sự kiện tổng kết đánh giá thành tựu mỹ thuật Việt Nam sau 30 năm từ 1986, bởi trưng bày thiếu nhiều gương mặt đặc sắc, đã khẳng định dấu ấn riêng trong thời kỳ vừa qua.
Triển lãm có thể chọn chỉ rất ít người nhưng phải là những cá nhân có phong cách riêng nổi bật và lựa chọn được tác phẩm trưng bày có chất lượng cao thuyết phục được công chúng về nghệ thuật và tư tưởng.
Thiếu vắng hơi thở và những bức xúc, vật vã của cuộc sống xã hội hiện tại, phần lớn các tác phẩm hội họa trong triển lãm như dừng mạch cảm xúc, suy nghĩ, thậm chí cả kỹ thuật ở đúng khoảng thời gian 15- 20 năm trước đây.
Thậm chí có những tác giả bày tác phẩm ghi năm sáng tác 2016 nhưng tư duy tạo hình đã cũ mèm, "đóng băng" ở thời gian 20 năm về trước. Nếu chỉ đánh giá thành tựu hội họa Việt Nam 30 năm qua như được bày trong triển lãm này thì có thể kết luận rằng: Một thế hệ đã mệt mỏi, mặc dù giai đoạn trươc đây đã có nhiều khẳng định rằng thành tựu của MTVN thời kỳ đổi mới chủ yếu là ở sự bùng nổ tưng bừng của Hội họa (đời sống thực tế hiện nay của mỹ thuật VN rất khác, dù để tồn tại khá chật vật).
Chiếu hoa đã trải giữa đình, chỗ đã có, nhiều "cụ" chỉ vơ tạm viên gạch, mảnh sành mang đến để khẳng định "chủ quyền" chỗ ngồi chứ không thực sự mang những tác phẩm tâm đắc, đẹp nhất cho sự kiện tổng kết mỹ thuật 30 năm đáng lý phải quan trọng và chất lượng nhất này. Nhóm Curator (trừ hs Hà Hải đã có kinh nghiệm với công tác trưng bày, bảo tàng) còn lại khá lúng túng trong khâu tổ chức đã nấu một bữa cỗ thiếu vị đậm đà.
May thay, những tác phẩm săp đặt của Trương Tân, Ly Hoàng Ly, Vương Thạo, Trần Trọng Vũ với ý niệm độc đáo đã là những điểm nhấn của triển lãm này.
Trần Trọng Vũ có sự ẩn dụ khá sâu sắc khi làm sắp đặt Hoa giả đồng màu và hai lớp khung cừa giả với tác phẩm Mở cửa:)

11:54 Thursday,22.9.2016

Đăng bởi:  admin

@ Phong vien tre: Soi đã sửa lại rồi bạn nhé. Cảm ơn bạn

10:49 Thursday,22.9.2016

Đăng bởi:  Phong vien tre

Nhờ Soi sửa lại "Nhà phê bình mỹ thuật/tiến sĩ vật lý Phạm Long..." thành "Nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung..." nhé

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả