Gẫm & Bình

“Mở cửa”: sao lại dùng những tác phẩm mang hơi thở đã cũ và yếu ớt để đại diện cho 30 năm?

   “30 năm Đổi mới”… Thật là một khoảng thời gian quá dài cho “5 phút xem” không để lại cảm xúc. Có thể nói đây là triển lãm ” khủng” có thời gian xem nhanh nhất. Phải nói một cách thẳng thắn là tranh của hầu hết ( không phải tất cả vì có […]

Ý kiến - Thảo luận

23:09 Tuesday,27.9.2016

Đăng bởi:  Từ từ hơn nữa

Hai mặt của tấm huân chương:
Được mời vào danh sách triển lãm, đại diện cho 30 năm, chỉ có 50 người, vinh dự quá đi chứ. Nếu không cảm thấy vinh dự thì cũng thấy vui vui, thinh thích. Được có dịp treo tranh, được người ta nhớ đến, được nhắc tên, được báo chí tung hô, được khẳng định... nghệ sĩ nào chả hoan hỉ.
Được quyền tự chọn tác phẩm tham gia triển lãm. Ôi chao, ai chả muốn đưa tác phẩm đẹp nhất, tâm đắc nhất ra trình làng. Nếu có trót bán mất rồi, thì cũng phải có cái thay thế bù đắp gần tương tự, nghĩa là, tác phẩm ít nhiều cũng phải là cái "chính chủ" tương đối ưng ý, đại diện được cho phong cách- thẩm mỹ- quan niệm nghệ thuật cá nhân, không hổ mặt anh tài, cũng không làm ban tổ chức thất vọng. Ít ra là thế. Tôn trọng bản thân mình trước bàn dân thiên hạ...
Chiểu theo tâm lý thông thường là vậy. Vậy thì cứ thế mà xét. Không ít "tấm huân chương" tại triển lãm Mở cửa này đã để lộ mặt trái của nó. Bao nhiêu năm rồi anh vẫn là thế này ư? Anh không biết tự chán chính mình ư? Nghe tên anh nổi đùng đùng, hóa ra tranh chỉ là thế này ư?
Bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn chỉ loanh quanh giấc mơ hồng: nude, hoa, bướm, mèo, hoặc các cô nude chềnh ềnh trên bãi biển trong kỷ nguyên FORMOSA ? Chẳng còn nội dung tư tưởng hay trăn trở xã hội nào khác ư?
Khá nhiều tác phẩm "trang trí salon" nông cạn, hời hợt, vô cảm, vô nghĩa tại triển lãm này, mặc dù có thêm đến 30 năm dài hơi để nghệ sĩ lựa chọn, để dấn thân vào nghề nghiệp, để suy ngẫm. Điều này chứng tỏ người có tranh đã đứng im, trì trệ cả về bút pháp lẫn tư duy, lẫn xúc cảm công dân trong một xã hội nước sôi lửa bỏng, vất vả khốn khó. Có tác phẩm còn bôi bác một cách tệ hại, yếu cả kỹ thuật lẫn "mỹ cảm", xấu hổ cho nghề nghiệp. Khi đưa ra tác phẩm này, chắc hẳn người vẽ đã chẳng hiểu chính mình là ai, hoặc quá tự tin, ngộ nhận. Nhưng vì một lý do nào đó,trong xã hội nhiễu nhương hiện nay vẫn có nhiều trò gian lận, tung hỏa mù, đánh bùn sang ao...từ phía ban tổ chức. Không phải lỗi các nghệ sĩ.
(Những tác phẩm hay hơn có lẽ lại thuộc về một số bạn trẻ thế hệ sau không còn dính líu đến Mở cửa, họ làm việc theo nhu cầu bản thân, không quan tâm đến cụm từ Mở cửa).
Vì thế, cũng chẳng vội mừng, cứ từ từ thôi. Có bài báo ai đó đã nói rằng, triển lãm tổng kết này xem ra cũng hay, ở khía cạnh nó lật tung cả 2 mặt của tấm huân chương, chẳng che giấu được.
Mở cửa là gì, là ai, ai thật sự mở cửa? Mở như thế nào, kéo đến bao giờ? Có gì mà phải vội vã. Tác phẩm còn đó. Thời gian sẽ làm nhiệm vụ thanh lọc dần. Lịch sử còn nhiều dịp để xem xét lại các giá trị chân giả.

9:08 Tuesday,27.9.2016

Đăng bởi:  cứ từ từ

Tranh hàng không có gì sai , trái lại nó hoàn toàn phù hợp với tiêu đề của cuộc triển lãm. Hội họa Việt nam còn quá trẻ , tính từ năm 25 đến giờ nó mới chưa đầy trăm tuổi. Âý vậy mà nó cũng nhấp nhổm qua đủ thứ ổ gà ổ voi của thời đại. Từ cái thời chỉ toàn con nhà tư sản địa chủ vận nguyên bộ vest trắng lóa đi học vẽ, cho đến cái thời lấp láp lăn lộn hỗn độn nửa thợ thuyền nửa văn nghệ, rồi mở cửa , rồi thị trường, rồi đông âu, rồi tây âu, tây trắng tây đen Đài loan đài bắc ùa vào mua tranh như bắt được. Cái thời đổi mới đã đánh dấu một kỷ nguyên hoành tráng của nghệ thuật Việt, tranh đã lột xác trở thành hàng hóa một cách đường bệ, và nghệ sĩ đã lột xác trở thành doanh nhân...cũng đường bệ không kém. Vậy triển lãm bày nhiều tranh "hàng" (theo cách gọi của nhiều người) có gì sai , đó chẳng phải là ánh hồi quang phản chiếu của mỹ thuật Việt 30 năm qua sao ?

20:21 Sunday,25.9.2016

Đăng bởi: 

@ cây ngay
Bác thì không sợ chết đứng đâu, nhưng em xin thông báo với bác : khái niệm " tranh hàng" đã chết từ lâu rồi. Bác mà vẽ ra một kho tranh, muốn mời mấy chủ vựa lúa đến xem và mua, các anh ấy hỏi bác : Hàng bác sao tồn nhiều thế? Thì bác nhảy thách lên đuổi các anh ra cửa chắc ?
Tranh là hàng và hàng ở đẳng cấp nào là do một số tiền đề định đoạt. Trong đó có tấm lòng. Một lời nói cũng thể hiện cái Đức ấy. Chê thẳng khen thật, nhưng không được đố kỵ vùi dập quá đáng.
Kính bác thử thay loại kem đánh răng đi xem có đỡ khó chịu trong ngọc thể chăng ?

18:21 Sunday,25.9.2016

Đăng bởi:  Cây Ngay

Xem triển lãm mở cửa trừ một vài trường hợp còn lại đa số cho ta cảm giác như bước vào một gallery của những năm 90. Khi mà chợ tranh bán tranh chợ còn xôm tụ. Các hoạ sĩ đã ngừng sáng tạo từ hồi đó rồi. Họ chỉ như một thứ nghệ nhân cần mẫn chép lại mình. Nghệ thuật thiếu sáng tạo thì có nghĩa nó đã chết mặc dù tác giả vẫn còn sống.
Anh em làm nghề thì nhận diện bộ mặt của tranh hàng từ lâu rồi, nhưng rất tiếc do trình độ hạn chế của giới truyền thông và các quan chức mỹ thuật nên sự nhầm lẫn vẫn còn đó. Cho nên mới có hiện tượng những nhân vật không biết vẽ lại cứ hồn nhiên lên truyền thông rao giảng về việc vẽ và kết quả thảm hại của triển lãm này là một minh chứng.
Câu chuyện vua cởi truồng vẫn còn đó chỉ có điều trước kia một cậu bé phát hiện ra vua cởi truồng thì bàn dân thiên hạ cũng ồ lên. Nhưng lạ thay ngày hôm nay khi cả giới hội hoạ phát hiện vua cởi truồng mà ban tổ chức triển lãm vẫn ẵm vua nhong nhong đi dạo phố.
Triển lãm gánh trên vai một sứ mệnh lớn nhưng giám tuyển lại yếu kém nên thành ra kết quả là như vậy, âu cũng là lẽ tất nhiên.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả