Gẫm & Bình

Vì sao “Mở cửa” thất bại (bài 2):
từ curator không chuyên nghiệp đến tác giả đã “đóng băng”

(Tiếp theo bài 1) Triển lãm Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ Đổi mới 1986-2016 do Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức. Ban tổ chức giới thiệu như “dịp tổng kết, đánh giá thành tựu của Mỹ thuật Việt Nam trong […]

Ý kiến - Thảo luận

11:30 Thursday,6.10.2016

Đăng bởi:  Không nên chọn

Curator như một nhạc trưởng, ngoài vấn đề am hiểu về thẩm mỹ, thì vấn đề nội dung, ý niệm và triết học là công việc nghĩa vụ trách nhiệm của Ông bà Curator.
1. Curator tham gia sâu nặng và tên của triển lãm, từng tên tác phẩm.
2. Curator chọn các bức tranh được bày thế nào, tại sao đặt đối diện tại sao cái này trước cái kia. Ở Tate london khi curator muốn chuyển một cái tranh từ trái sang phải họp lên họp xuống 3 tuần là ít. Và không ít curator nản chí.
3. Curator có nhận thức được việc kinh doanh nghệ thuật nhưng không phải đó là việc chính để được trả công và ghi nhận.
4. Việc của Curator là tối ưu hóa quá trình trưng bày và liên kết các nội dung.
5. Ở Việt Nam làm quá thô sơ, và còn nhầm lẫn về các hiểu.
Két luận:
1. nghĩ đúng, làm đúng, kiên trì không dao động nhưng ta nghĩ chưa đúng, cố làm nhiệt tình để gây ấn tượng, không kiên trì nên mất đoàn kết đổ trách nhiệm.
2. Nhà nước đang nợ 120 tỷ, các cán bộ nhà nước cố làm làm gì, có tiền đâu mà làm, có lợi dụng được gì đâu.
3. còn hai anh tham mưu phó ham danh phận thử bước ra cửa kinh doanh kinh tế thị trường tư nhân xem, đừng mượn danh nhà nước, đừng làm khổ ông Thành tốt bụng, việc của ông là cấp phép, đã là mệt lắm rồi. Sống hãy có tâm, có râu không phải là nghệ, có chữ không phải đầu to. Hãy nhìn lại bản chất của sự việc.

10:42 Thursday,6.10.2016

Đăng bởi:  candid

Bác Nguyễn Đức Bình trông quen quen hình như là admin nhóm Đình Làng Việt?

18:03 Wednesday,5.10.2016

Đăng bởi:  LC

Anh Trung ạ, để nói về công việc của người curator, thì người ta kể một câu chuyện thế này :
Có thằng ngốc nọ, học đòi vẽ vời được một đống tranh. Bố nó là triệu phú, muốn con được bằng chị bằng em, bèn đi gặp curator.
Người curator số 1 hỏi ngay : tốt nghiệp trường art nào? Có mấy bằng master? Đã tu nghiệp ở Paris chưa?... rồi kiên quyết bắt học thêm nữa thêm nữa, không có học vị thì chỉ có mà... vứt !.
Curator số 2, thì lao vào bới đống tranh của cậu ấm, xem dọc rồi xoay ngang, lầm bầm khám phá, chạy vạy hỏi han dò xét nghe ngóng xem các Hội hay Club có cho vào có nuốt nổi không, rồi hô hào thuê một chỗ vô cùng đình đám, tổ chức ngay một trận triển lãm cho người nhà đến vỗ tay, thó mớ tiền, rồi chuồn.
Niềm tin giảm sút, trong một quán rượu cỏ, nhà triệu phú gặp curator số 3. Chị này rách như tổ đỉa, mắt to mỏ nhọn, đi dép lê xách túi vải, được cái rất vui vẻ nhiệt tình. Chị xin hẳn thời hạn một năm, ba tháng đầu gửi thằng bé lên cái trại sáng tác trên núi, cấm internet và chỉ được đi bộ. Gửi gắm mấy danh hoạ dạy dỗ, cậu ấm cũng vẽ thêm kha khá tranh mới. Chị lúc ấy mới đưa một nhà phê bình Mỹ thuật về phỏng vấn và viết bài " về một tài năng trẻ tỏa sáng nơi góc rừng"...
Rồi chị đem tờ báo có bài ấy đi khắp các tổ chức phi chính phủ cũng như quỹ tài trợ này kia, thuyết phục và thuyết giảng. Mỗi nơi gặt được một vài ủng hộ, chị góp thành một dự án tầm cỡ quốc tế, sẽ diễn ra ở Bảo tàng Moma bên Mỹ, về " quyền lánh xa thành thị để bảo tồn tố chất nghệ sĩ trong các tác phẩm còn chưa ra đời tại tỉnh X giờ Y ngày ấy....". Mà có đi Mỹ thật, nhưng chỉ mỗi mình chị cùng 3 valy giấy má dự án là sang được đến... Bali ! Nghỉ mát vài ngày chị lại lao về tiếp tục hùng hồn về những tác phẩm kinh khủng hoảng đang khát vốn đầu tư để hoàn thiện...
Nhà triệu phú lúc này rất yên tâm, con trai ngài ngoan lành, chăm vẽ, curator liên tục email từ khắp nơi trên thế giới về, báo cáo tranh cậu nhà đang đấu giá khá lắm ở bển. Rồi xem tranh riết, triệu phú đã biết xem tranh , thích tranh rồi bắt đầu sưu tập tranh như một kênh đầu tư.
Một ngày kia, nữ curator hé lộ cho triệu phú một kho tàng những bức tranh tuyệt vời trong trắng, tinh khôi bỡ ngỡ mà lại tót vời siêu thực. Triệu phú quyết định bỏ nửa gia tài ra thâu tóm trọn vẹn. Ngài yêu cầu được gặp hoạ sĩ, curator cúi rạp đồng ý.
Chị dắt ngài ra cửa sổ dinh thự, chỉ về phía bên kia con đường cao tốc, nơi ruộng vẫn xanh lúa giữa làng . Chỉ có một người đang cuốc đất trồng rau. Anh vừa dừng tay uống ca nước. Triệu phú chạy vào thư phòng lấy ống nhòm, ngài bị trí tò mò kích động.
Và hiện ra trong ống kính, là gương mặt thân quen của đứa con trai. Người bố không kìm được những giọt nước mắt của hạnh phúc, ngài cảm ơn curator, chị đã làm một việc phi thường, là giúp mỗi người tìm được giá trị của cuộc đời mình.
Chuyện thế là có hậu rồi, cũng như nền Mỹ thuật của chúng ta, rồi cũng sẽ tìm được chân giá trị thôi. Thời gian sẽ minh chứng vậy...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả