Tạp hóa - Xã hội

Nobel Hóa học 2016: lời đáp trả của hóa học

Bài giảng “Còn nhiều chỗ trống ở phía dưới” của nhà vật lý Richard Feynman năm 1959 luôn được gắn liền với công nghệ nano hiện đại, theo một kiểu liên hệ dưới dạng ký ức cộng đồng. Trong bài giảng của mình, Feynman gợi ý về việc dùng các công cụ vật lý để […]

Ý kiến - Thảo luận

0:22 Thursday,20.10.2016

Đăng bởi:  Ooker

A vậy à, tại thấy trong cuốn Từ điển hóa học của NXB KHKT thấy dịch khá dài dòng mà cũng không sát nghĩa là "tính không đối xứng gương". Mình không phải dân hóa nên cũng không biết là nó đã được phổ biến. Google ra thì đúng là nó đã được dùng nhiều.

15:08 Wednesday,19.10.2016

Đăng bởi:  hieniemic

Hehe, không phải "bên hóa cũng hay xài cái (chirality) này" mà là toàn bộ hóa học tổng hợp chất hiện đại đều xoay quanh chirality (như đã ví dụ ở phần về tổng hợp chất bất đối xứng). Và chirality cũng là một khái niệm cơ bản của hóa học.

Đúng như Ooker nói thì chirality là "thủ tính" (hoặc thủ đối tính), nhiều người đã dùng rồi, không phải là từ mới.

14:06 Wednesday,19.10.2016

Đăng bởi:  candid

Như giải Nobel hóa học này còn thấy được tính thực nghiệm chứ vật lý hiện đại giờ em lại thấy giống toán học hơn. :D

13:28 Wednesday,19.10.2016

Đăng bởi:  Ooker

Aaa, mình luôn phục những ai có được thời gian để viết những bài này :D
Anyway, có hai ý trong bài mình muốn nói:
1. Quan điểm của Feynman thật ra cũng giống như quan điểm của rất nhiều nhà vật lý khác, mà có lẽ bắt nguồn từ quan điểm của Lagrange: hễ hiểu được nguyên lý, thì kiểu gì cũng sẽ làm được. Hễ cho được tất cả tọa độ của các phân tử trong vũ trụ, thì sẽ vẽ được vũ trụ trong mọi thời điểm. Ai cũng hiểu là chẳng bao giờ mình làm nổi, nhưng về nguyên tắc là làm được. Bản thân nguyên lý tác dụng tối thiểu, một nguyên lý có vai trò then chốt trong vật lý, có chứa hàm mang tên ông Lagrange cũng đủ hiểu "triết lý sống" này. Viết được hàm Lagrange (Lagrangian) cho toàn bộ vũ trụ có lẽ là đam mê lớn nhất của các nhà vật lý lý thuyết. Chính bản thân Feynman sau này cũng đã bổ sung thêm yếu tố xác suất vào trong hàm Lagrange (khi còn đang học đại học @.@), nghĩa là cũng hiểu rằng không thể biết được chính xác vũ trụ ngày mai thế nào, thì có lẽ cũng không thoát ra được quan điểm hễ biết được nguyên lý thì kiểu gì cũng sẽ làm được.

Mà có lẽ cũng khó để thoát ra, vì họ là những người đi tìm nguyên lý của vũ trụ. Không có niềm tin đó thì mình nghĩ thật khó để có động lực làm tiếp.

2. Mình để ý thấy bạn có đề cập đến khái niệm đối xứng gương, nhưng sau đó lại lấy ví dụ về sự đối xứng của hai bàn tay. Mình đoán đây là cách dịch của từ chirality. Theo mình hiểu thì bên hóa cũng hay xài cái này (đồng phân cis - trans chẳng hạn). Chirality là việc sau khi lấy đối xứng gương rồi thì không cách nào để xoay vật gốc sao cho giống như trong vật trong gương nữa. Chỉ dịch đối xứng gương cho từ này là không đầy đủ. Tra wiki tiếng Trung thì từ này được dịch là thủ đối tính, vậy thì mình đề xuất hãy dịch từ này là thủ tính cho gọn.

Lưu ý là ngoài chirality thì còn có chiral symmetry nữa. Từ thứ hai mình đề xuất dịch là đối xứng tay

9:36 Wednesday,19.10.2016

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác, một bài viết rõ ràng để công chúng hiểu, nói thật là em cũng phải đọc lại 2 lần. :D

Em cũng nhớ đọc sách về Feynmann ông ý có nói đến việc thống trị của Vật lý, nay thì Chemistry strikes back.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả