Gẫm & Bình

Xem tranh Nguyễn Đình Hoàng Việt: quả là không uổng công đi

Ngồi tán chuyện với Trần Trọng Linh, Linh bảo làm nghệ thuật khó quá, người Việt nam chẳng chịu bỏ tiền, bỏ thời gian cho nghệ thuật. Triển lãm mời không cũng còn khó có người xem. Mình nói là cũng cần thông cảm, vì không có nhiều triển lãm thực sự hay. Linh nói […]

Ý kiến - Thảo luận

9:24 Sunday,18.12.2016

Đăng bởi:  Cadobox

Mình không hiểu ẩn ý trong tranh tác giả là gì và cũng không quan tâm lắm, chỉ biết nhìn tranh như này thì rất muốn được đi xem triển lãm!

21:46 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi: 

Chính cái con gà cúng mang mầu sắc hiến tế và tạo hình tuẫn nạn ấy, đã tạo ra chất hội họa. Nó nghiêng về cổ điển. Con gà con vịt của Việt cố gắng thoát cổ điển, khá nhất quán với Tờ giấy, Vết nứt hay Con thạch sùng. Cách sử dụng chất liệu bề mặt là đúng, phù du và thời đại. Bạn Việt có lúc chỉ cần vẽ to đùng ra, là chuẩn contemprary.
Nhưng, tôi mong bạn Việt không vẽ đi vẽ lại và vẽ quá nhiều trong một chủ đề. Rất ít rất hiếm, rất kỹ rất chuẩn. Bứt ra để mọi người phải đuổi theo mình. Và rất đắt.
Đó là kiểu hội họa ...
Còn có khá nhiều thứ khác ngoài hội họa, thì anh Tùng đã nhìn thấy ở Việt cái cốt lõi rồi...

19:53 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi:  admin

@Phó Đức Tùng: Soi đã sửa lại rồi anh Tùng.

19:49 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

LC
Mình không định phê bình nghệ thuật, chỉ là giới thiệu chút thôi.
Nhưng mà đọc lại bài, thấy có một lỗi viết, là khi viết về cái chết Socrates, mình muốn nói là "tranh gà vịt của Việt không có màu sắc đó", nhưng không hiểu sao lại viết lỗi là "cũng có màu sắc đó". Nhờ SOI chỉnh lại.

Nhân đây bàn kỹ hơn một chút cho vui.
Thực ra mà nói, chỉ có 2 loại cái chết được coi là positive trên đời. Socrates và các đạo sỹ có thể chết thản nhiên, thậm chí tự uống thuốc độc thản nhiên, là vì thấu hiểu lẽ thường về sự không thể tránh khỏi của cái chết và về việc người ta không biết có gì tiếp theo đó.
Cái chết của Jesus hay các thánh tử vì đạo, hoặc những người lính cảm tử, những Samurai tự mổ bụng mình, là cái chết khốc liệt, nhằm đạt tới một thứ cao hơn, hoặc bảo vệ một chân lý lớn hơn cái chết. Kể cả cái chết của những vật tế thần cũng nằm trong thể loại này. Một vật hiến tế chẳng qua là một thế thân. Ban đầu, người ta phải tự hy sinh để tế thần, thậm chí vua chúa tự hy sinh để tế thần. Sau này mới thay bằng những thứ quý giá nhất như vợ con, rồi đến đại gia súc. Người ta cho rằng chỉ có sự hy sinh, đau khổ tột cùng mới làm động tới thánh thần. Vì thế, mọi vật hiến tế đều có cái tinh thần của sự hy sinh, đau khổ đó. Ngay cả cái con gà luộc khoả thân mà LC nói với cánh bị bẻ quặt, chân quặt vào bụng, ngoác mỏ ngậm hoa cũng là một tư thế rất quái gở, nếu tưởng tượng là thay vì con gà thì một người sẽ bị đem ra làm như vậy để tế thần.
Mình không nghĩ rằng Việt có một trong hai tiền đề để quan tâm tới một trong hai cái chết này (sự minh triết của Socrates hay sự sùng tín của tín đồ Jesus)

Còn cái chết kiểu phật giáo hay tạm gọi là thiền thì thực ra là một kiến giải nhằm hướng tới vượt qua cái chết. Giữa phương pháp luận của thiền và bản chất nghệ thuật có một số tương đồng, là nó đều là trạng thái "mental intoxination", tức là một trạng thái thăng hoa, đê mê mà trong đó, người trải nghiệm cảm thấy là được tiếp xúc với sự thật. Tranh của Việt có màu sắc này. Như vậy, rất có thể Việt hoàn toàn chưa chạm tới, hoặc không hề muốn nói về cái chết, mà thực ra là đang muốn vượt qua cái chết. (còn thành công tới đâu còn chưa bàn). Và cũng có thể Việt hoàn toàn không nghĩ tới thiền, nhưng thiền tính mà người ta cảm nhận được cũng chính là trạng thái đê mê mà người ta cảm nhận được, và cái đó gần với nghệ thuật, bởi vậy nói tranh có giá trị nghệ thuật.

15:45 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi:  LC

Phân tích đến nơi đến chốn, thì phải nhờ Vũ Lâm thôi, anh Tùng ơi. Đọc kỹ lại bài của anh Tùng, thì em thấy rất đủ và rất hiểu. Nhưng mọi người thì chưa đã đời...
Nên cái nền mỹ thuật mới thực sự thiếu nhà phê bình. Viết hay đến mấy cũng có quá nhiều người không hiểu cái hay ấy, và ngay lập tức phản bác, bằng những luận đề vô cùng bất ngờ lạc điệu. Âu đó cũng là những sáng tạo cá nhân cần được tôn trọng, là để gió cuốn đi. Như một tấm lòng dành cho nghệ thuật, như nhạc Trịnh đã tiên đoán !

8:50 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nghiêm toàn
anh không khen người Việt mấy, nhưng cũng chưa chê ai bao giờ còn gì. không phải người Việt không có nhân tài, nhưng hễ có ai thì mọi người cũng đều biết cả rồi, cần gì phải giới thiệu. Có bạn Việt là trẻ nên mới nghĩ giới thiệu với mọi người thôi.

P.H. Thông
Tất nhiên là Việt không nghĩ như mình khi vẽ tranh. Nhưng nếu mục đích của việc bàn, phê bình tranh là nói về tác giả nghĩ gì khi vẽ nó thì người duy nhất có thể viết là chính tác giả. Mình xem tranh thấy hay thì giới thiệu với mọi người theo cách mình cảm nhận, giống như mình có thể giới thiệu với mọi người một quán ngon, một món ăn ngon, cần gì biết đầu bếp nghĩ gì.

Nghệ nhân
Mình có nói tác phẩm "mới" đâu. Mình thậm chí nói những ý tưởng đó có từ mấy nghìn năm mà. Làm gì có gì mới dưới ánh mặt trời. Nhưng mà "mới" có phải là phẩm chất duy nhất của nghệ thuật đâu. Mấy nghìn năm, người ta vẫn viết thư pháp, vẽ thuỷ mặc, vẽ tĩnh vật, chân dung, phong cảnh v.v. khắp thế giới, thậm chí người Nhật bao đời chỉ vẽ mỗi cái vòng tròn, nhưng vẫn có tranh tốt tranh dở, cần gì phải mới. Còn bạn nói tranh thiếu nhiều yếu tố hội hoạ là những yếu tố gì, phân tích cho mọi người được mở mang.

9:02 Tuesday,15.11.2016

Đăng bởi:  cứ từ từ

mình thấy hơi tiếc và cũng hơi khó hiểu là tại sao tác giả cứ phải vẽ sơn dầu trên giấy báo, một chất liệu theo mình có độ bền kém hơn nhiều so với các vật liệu đỡ khác chuyên dùng trong sơn dầu. Sẽ chẳng vui chút nào khi chất liệu mà chúng ta chọn lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của tác phẩm sau này.

1:30 Tuesday,15.11.2016

Đăng bởi:  Nghệ Nhân

Giống như nhiều trường hợp "tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả" hay chính xác là "tư tưởng người viết lớn hơn nhiều tư tưởng tác giả" hehe. Vẽ như thế hoàn toàn không mới tí nào, nó "mới" là nhờ người viết diễn giải, ca ngợi. Tranh thiếu nhiều yếu tố thuộc ngôn ngữ hội họa.

23:13 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  IQ ABC

đọc cái còm men của KKB đúng là chết cười. :))) bác không phân biệt được giữa tranh với ảnh chụp thì thôi đã đành, đằng này lại phán thêm kiểu: "ôi dào, vẽ thế thì thằng con tôi cũng vẽ được'. Vâng ạ, làm nghệ dễ lắm, ấy thế mà có cả khối người lăn qua lăn lại vì dễ quá mà, nhưng mà sao gọi là giỏi thực sự thì chả có mấy nhể. Bác bảo dễ mà?
Ông bà mình nói, không biết thì dựa cột nghe, bác KKB đã không biết lại còn phán chày phán cối thì đúng là cũng chẳng biết bắt đầu thế nào với bác.
Ầy, lại quên cái việc nghệ thuật bây giờ, một người mười ý, thôi thì ý của bác KKB cũng cứ coi như là 1 góc nhìn khác của bác ý đi (dù là chỉ biết nhìn mà chưa biết nhận) coi như vui vẻ cả làng :D

23:11 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Lê Thành

@ Nghiêm Toàn: không khen người Việt nào có lẽ một cách tôn trọng họ, theo thiển ý (không thích cách dùng từ này, nhưng đành dùng tạm) của tôi.

23:10 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  long

Xưa đi học, thấy tôi hay kể chuyện có ai đó tinh nghịch vẽ đồng xu trên mặt quầy bar và tất cả mọi người đều nhặt nó. Tôi nghĩ đó là một trò nghịch ngợm của một tài năng. Tôi nghĩ Việt cũng có tinh thần đó, nghịch ngợm, chút hài hước, chỉ khác là chúng được đặt tên cho có vẻ đương đại.

20:46 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Tùng xưa đến giờ em không thấy anh khen ai người Việt cả, nên đọc bài thấy cứ có kiểu tâm lý cảnh giác, không biết có đang bị anh nhàn tản mà khen "cứ như thật" không. Gọi là "Khen cực thực" :)

20:07 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Candid

Cái tranh Nhìn, con vịt với cổ họng rách toạc đang nhìn rất hài hước và triết nhé, kiểu như tôi biết tỏng các người rồi. :D

18:37 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Em chỉ hỏi bác KKB: có phải lúc đầu bác tưởng tranh là ảnh chụp không? Có mỗi thế thôi bác comment ra lằng nhằng ra cả âm nhạc với ly bể em dốt đọc chả hiểu ý bác định nói gì hết. Còn truyền cái gì, truyền làm gì thì anh Tùng đã viết rồi, em không có nhiệm vụ đối đáp với bác.

17:54 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Candid

Chắc là bác ý troll thôi.

Em nhớ tới bạn em có vẽ cái tranh giả vờ bị loá phải đèn treo ở cầu thang, người xem mải lùi để tránh lóa tí thì lộn cổ. :D

17:23 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Không Không Biết

Bạn Anh Nguyễn,

- Hồi nhỏ, thỉnh thoảng tôi vẽ, nhưng cũng không giống ai. Lúc đó tôi chỉ nghĩ vẽ thật giống là giỏi, thế nên có đứa bạn vẽ giống hơn tôi phục lắm.
- Sau này thỉnh thoảng xem tranh, lại thấy người ta ca ngợi Picasso, thì chả hiểu nó đẹp chỗ nào.

Sau này có dịp đi vài nơi ở Sài Gòn, mới thấy có nhiều bức được vẽ như thật, nhìn phải tưởng hình chụp => sau mới biết đây là vẽ truyền thần.

Cũng vậy, lớn hơn chút tôi mới tìm hiểu thêm về vẽ trừu tượng mới dần hiểu ý nghĩa đằng sau của các bức tranh Picasso, bạn đừng đi tranh luận vào việc tôi hiểu đến đâu nhé => đơn giản vì tôi tin tôi không hiểu hết nối, và tôi cũng không rành lắm.

"Chuyện tình mình là cái ly bể", chắc bạn từng nghe nhỉ. Hay các ca khúc giới trẻ sáng tác nó ... ngây ngô kinh khủng tận.

Tác giả nói là người vẽ tĩnh tại, an nhàn => tôi chả thấy toát ra cái thần và hồn như vậy từ các bức tranh.

Nếu là truyền thần thì kêu là truyền thần, nhưng mấy cái này truyền làm gì hả bạn???

Nếu là ý nghĩa thì đúng là tôi chả thấy gì cả.

16:35 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Không Không Biết: hình như bác KKB tưởng mấy tranh ở trên là hình chụp? Có hiểu nhầm chăng?

"Lấy tờ giấy vẽ vài cái gạch chéo loạn xạ lên rồi bảo là tác phẩm bí mật (nghe làm liên tưởng nàng Mona Lisa ...)"
-> Nếu em không nhầm thì cả giấy, cả bàn đều là vẽ, chứ không phải ảnh chụp.

"Chưa hết bàng hoàng lại xem phát cái hình chụp vách tường nứt, liền liên tưởng là mấy ông xây ẩu, hay nói như mấy ông xây dựng nhà nào chả nứt thì hóa ra mấy ông ấy mới là nhà làm nghệ thuật, chỉ bực mỗi mấy ổng không mang máy ảnh ra chụp và đăng lên Soi thôi."

-> Nếu em không nhầm thì tường cũng là vẽ

"Ái chà, còm xong rồi để ra ngoài kia xem có con kỳ nhông đang đậu trên cây, mắt lim dim trên bức tường mốc meo chụp phát nhờ Soi đưa lên nhé!"

-> Tường mốc hay kính mốc tất cả đều là vẽ cả.

Nếu quả đúng ý bác KKB như vậy thì khả năng vẽ hyperrealism của tác giả đã có kết quả bất ngờ, đúng như bác Tùng kể trong câu chuyện. Còn nếu ý bác KKB không phải vậy (vẽ giống thật đấy nhưng chả có gì hay cả) thì cho em xin lỗi.

15:41 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  candid

Mấy tác phẩm bí mật và mưa hay đấy chứ. Nếu tác phẩm mưa có ít chữ viết nhòe thì hay hơn nhiều. Mua về treo đánh đố thiên hạ sao treo giấy lộn làm gì :))

15:06 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Không Không Biết

"Làm nghệ thuật khó quá"
Tôi thấy anh Linh nói cái này đúng luôn.
- Một là: tôi không biết làm nghệ thuật => thế nên tôi công nhận nó khó.
- Hai là: nghệ thuật vị nghệ thuật thì phải là người có trí tuệ, sự hiểu biết mới xem được.
- Ba là: có nhiều vĩ nhân đã làm ra nhiều tác phẩm quá hay, giờ hậu thế làm thì cũng khó là phải, cái chính là phải sáng tạo. Và sẽ còn nhiều nguyên nhân khác để thấy nghệ thuật khó mà tôi không phải người trong nghề nên chưa biết.
*
Tác giả bài nói là đáng xem, không phí công. Thế nên tôi vào bài này thì xem kỹ từng hình.
Thế nhưng thú thực là chắc do tôi kém hiểu biết và không cảm được nghệ thuật chứ tôi thấy ngoài cái hình cuối cùng (con gà ngủ, thấy cũng tàm tạm) ra thì các hình ở trên sao mà nó có một cái gì đó gượng ép quá. Làm cho tôi nhớ đến cũng trên Soi có tác phẩm chụp cái miếng gỗ bắc cho xe leo từ đường lên cái nền nhà cao hơn => rồi nó là tác phẩm.
Tác phẩm nghệ thuật đẹp gì mà đặt mấy con cái lên rồi tự phán ý nghĩa cho nó. Lấy tờ giấy vẽ vài cái gạch chéo loạn xạ lên rồi bảo là tác phẩm bí mật (nghe làm liên tưởng nàng Mona Lisa ...), e hèm xem ra mấy đứa hay viết nháp rồi vo giục vào xọt bọn họ là những nhà nghệ thuật lớn.
Thế thôi thì đã chả bực, lấy tờ giấy giọt 1 giọt nước, rồi để thêm 1 giọt đọng cũng kêu là nghệ thuật. Xem chừng mấy nhà thí nghiệm hóa học đáng tôn vinh hơn
Chưa hết bàng hoàng lại xem phát cái hình chụp vách tường nứt, liền liên tưởng là mấy ông xây ẩu, hay nói như mấy ông xây dựng nhà nào chả nứt thì hóa ra mấy ông ấy mới là nhà làm nghệ thuật, chỉ bực mỗi mấy ổng không mang máy ảnh ra chụp và đăng lên Soi thôi.
Ấy thế mà chưa yên, xem cái kính vỡ chợt nhớ hồi ở nhà bên cạnh, có ông làm quà tặng, gắn kính và hoa thành các sản phẩm đem đi bán ở nhà sách, cửa hàng. Giờ xem Soi nhớ lại thì thấy họ đúng là nhà làm nghệ thuật đại tài, thế mới tức, cũng lại bực mình vụ họ không chụp lên và đăng lên Soi, họ không biết rằng họ cũng là nhà nghệ thuật.
Làm nghệ thuật khó quá => nhưng nên sửa lại là dễ quá. Ái chà, còm xong rồi để ra ngoài kia xem có con kỳ nhông đang đậu trên cây, mắt lim dim trên bức tường mốc meo chụp phát nhờ Soi đưa lên nhé!

11:54 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Lc

Về tạo hình thì mình chưa ưng, vẫn thiếu một cái gì đó, để làm mạnh tính hội họa. Những chi tiết còn thiếu ấy phải có giá trị tín hiệu - biểu tượng, và bố cục cần hoàn toàn tự nhiên, hiện thực mà! Chẳng hạn (đây là thiển ý của mình thôi), vẽ gà luộc để cúng. Cái này nẩy ra qua còm của bạn Em bé đấy. Gà luộc da sẽ bóng, vẫn phải còn những cái lông tơ bết lại, cổ cánh buộc lạt bẻ dáng ngỏng, cho vượng khí. Chân bẻ quặt đút vào bụng để hai đùi khuỳnh ra, thì gà mới vững thế. Mỏ ngậm hoa hồng, một bông hồng quế vườn nhà, cánh còn có đốm sâu ăn và nhuỵ vàng ngơ ngác....đẹp quá nhỉ? Sến quá nhỉ?
Tán lếu tý thôi, họa sỹ có đọc phải thì cũng cứ kệ nhé. Vẽ cũng như lấy vợ, phải độc tài và cực đoan, chỉ nghe theo lý lẽ của cá nhân mình thôi. Thì mới hay...

10:32 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em cũng thích tranh Việt, đến xem rồi, rất khoái. Tuy em không nghĩ rằng Việt nghĩ nhiều bằng anh Tùng khi vẽ tranh, nhưng đó chính là cái hay của nghệ thuật. Nghệ thuật gợi mở cho mỗi người xem một hướng suy tưởng tùy theo tri thức và trải nghiệm sống của người xem.
Khi đi xem tranh Việt, em chợt nhớ ra một người bạn, ăn chay cực đoan. Bạn ý nói:...Loài người là thứ hợm hĩnh, chê bai con linh cẩu, con kền kền, con quạ là giống loài ăn xác chết. Nhưng tất cả các con vật mà loài người ăn đều chết ngỏm trước khi lên đĩa rồi đấy thôi...
Hôm đi xem tranh Việt, em ngồi xúc động lắm, gọi điện về cho vợ, bảo đừng đặt cơm, ra ngõ Hồng Mai mua ngay một con vịt về để cả nhà gặm. Âu cũng là một cách phản ứng trước nghệ thuật (chả biết có gọi là tích cực không). hi hi.

9:34 Monday,14.11.2016

Đăng bởi:  Em bé

Những vật phẩm gà vịt cá trong tranh của Việt thường được làm sạch sẽ gọn gàng hết mức có thể như chứa đựng một tinh thần của vật hiến tế. Đây mới là phần thực sự có giá trị trong tranh của Việt. Những vật phẩm rất tầm thường nhưng ta thấy được sự kính cẩn của hoạ sỹ đến nhường nào.Thông qua những hình ảnh ấy người xem tranh thấy được sự dâng hiến tài năng của hoạ sỹ .

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả