Tạp hóa - Xã hội

Phiếm đàm các kiểu xử lý người chết

Gần đây nhất, khi người nhà chết đi, ở Âu Mỹ đã khởi xướng lên trò hòa tro người chết vào mực để xăm hình trên cơ thể, như vậy, cảm giác rằng người thân vẫn bên ta, mọi lúc, mọi nơi. Trước đó, các hãng sản xuất kim cương bằng tro người chết đã […]

Ý kiến - Thảo luận

13:00 Thursday,1.12.2016

Đăng bởi:  Candid

Em nghĩ là có thể có thể trong tương lai sáng chế được máy đo chụp gì đấy chứ cái thực nghiệm cân 21 gram từ đầu thế kỷ thì không phải.

12:52 Thursday,1.12.2016

Đăng bởi:  Ba Toác

@ candid: dù sao về đại cục cũng phải nuôi chủ đề (linh, ma) này, vì có thể làm divu ăn theo, rồi hội họa nữa, có thể vẽ các thể loại quỷ ngồi trên một cô gái ngủ lỗ mũi ngựa gáy khò khò (như một vài bài trên Soi). Văn học Việt hẻo thế mà cũng có được Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya... Hôm nọ lại vừa nghe một đồng chí Viện trưởng chính trị học Mác Lê kính cẩn nói về những hương hồn đồng chí bị nạn mà ông gọi là hy sinh. Mà làm ma cũng lời đấy chứ, có thế grab chị em vào chỗ hiểm mà không bị tố, đúng vào lúc đi ứng cử tổng thống Mỹ. Thằng không tin ma là tôi còn nhớ, trên diễn đàn Soi này, từng bị chỉnh là, đại ý, khoa học nhỡ chưa (thậm chí không) chế được cái máy cân đo được linh hồn. Kiểu như bác sĩ cho người ta uống thuốc mãi rồi vẫn phải trả về nhà chờ chết. Người nhà hỏi thì cãi là đi xét nghiệm thấy cholesteron xuống mịa nó rùi còn gì...

9:20 Thursday,1.12.2016

Đăng bởi:  candid

Cân linh hồn cũng là một thứ ngụy khoa học thôi chứ không có thực nghiệm chính xác.

9:08 Thursday,1.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ Dương Ngọc Thắng: việc đốt mấy tầng củi hẳn liên quan đến "vía": nam 7 nữ 9. Các số 7 và 9 này hình như cũng lảng vảng trong văn viết ở bên tây nữa. Trên mạng Soi này chắc có những bác hiểu chuyện "cân linh hồn", viết cho anh (chị) em xem một phát cho căng diều (craw) của phần hồn, thanh kìu

17:53 Wednesday,30.11.2016

Đăng bởi:  NGHIÊU XƯƠNG

Em cũng có vài thứ cho các cụ lão làng ngâm cứu, theo em nghĩ thì phong tục bốc mộ cũng như là việc người Việt Nam ăn tết Nguyên Đán (春节) của người Trung Hoa vậy ạ!

01. Phong tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết tại Nam mà gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục, cũng do yếu tố địa lý Đồng bằng Bắc Bộ phần nhiều là đất pha cát phù sa, khi chôn người chết xuống phần nhiều là tiêu hết thịt (thậm chí có chỗ đất còn hao cả xương nếu không cải táng thì chỉ còn đất) mà cát phù sa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo. Trong khi đó gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng bằng Bắc Bộ nhanh hỏng và hay sập ván thiên bởi mùa lũ thì đầy nước, mà mùa cạn thì khô, mối lại hay tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.

02. Tục cải táng ở VN bắt nguồn từ thời người Hán sang cai trị. Họ sang ta nhưng gia đình họ tộc vẫn ở quê nên khi chết họ muốn được đưa về quê cũ, vì vậy chôn sau khi chết chỉ được coi là chôn tạm. Sau 3 năm bốc mộ đưa về quê mới thực sự là nơi an nghỉ cuối cùng.


Điều này giải thích vì sao người phía nam, những người Hoa trốn chạy chính quyền mới, không có hi vọng quay về lại táng theo kiểu đào sâu chôn chặt. Nói cách khác là họ chấp nhận nằm lại ở quê hương mới.


Cái giả thuyết này rất hợp lý vì:


- Thứ nhất, trước khi Bắc thuộc, dân ta không có tục lệ bốc mả - cải táng - mà chôn 1 lần luôn. Một số di tích mộ thuyền khai quật được đều trước thời Bắc thuộc.


- Thứ hai, Thời Hán, người TQ chết ở ta, nên được chôn tạm bợ ở đất khách quê người, sau khi 3 năm - đủ thời gian phân huỷ hết xác/ hoặc 3 năm cũng là thời gian phục vụ ở Giao chỉ chăng? thì được bốc đem về phương Bắc. Phải chăng vì thế mà hầu hết các ngôi mộ đều có phương bắc - nam (đầu ngoảnh về phương bắc - đất mẹ )? Người Việt thấy thế cũng bắt chước làm theo thói quen văn minh của người Hán (vì đây là cách mà kẻ đô hộ - kẻ mạnh làm). Tục lệ này vẫn còn hầu hết ở vùng đồng bằng Bắc bộ và một phần các tỉnh phía Nam TQ.


- Thứ ba, Từ miền trung VN - không thuộc Giao chỉ- trở vào không có tục đó vì trước đây không bị ảnh hưởng của Bắc thuộc (người ta chôn 1 lần là xong).

17:53 Wednesday,30.11.2016

Đăng bởi:  Dương ngọc Thăng

10 năm trước tôi cũng được xem 1 đám ma ở Nghĩa Lộ của người Thái đen họ cũng thiêu xác (trên đó gọi là THUI) phụ nữ chất 9 tầng củi, đàn ông 7 tầng củi vừa thiêu chủ nhà mang rượu ra mời những người tới dự nữa. Không biết bây giờ còn phong tục ấy không (tôi có ảnh chụp nhưng không biết gửi ảnh như thế nào)

16:12 Wednesday,30.11.2016

Đăng bởi:  candid

Em có tìm hiểu qua thì thấy thời Đông Sơn hình thức mai táng vẫn là chôn kèm theo đồ tùy táng, ví dụ như mộ thuyền ở Hải Phòng, không có bốc. Chứng tỏ tục bốc mộ ở miền Bắc VN phải bắt đầu sớm nhất là từ thời Bắc thuộc. Truyện dân gian truyền miệng có nói về vua Đinh Tiên Hoàng đem xương cha là rái cá táng vào huyệt hàm rồng, nếu đúng về mặt thời gian thì chắc là thế kỷ thứ 10 tục cải táng, bốc mộ cũng không là xa lạ.

Có lần em đọc thấy một giả thuyết cho rằng vì thời bắc thuộc, quan lại nhà Hán chết ở xứ Giao Chỉ ngoài những người chôn trong mộ gạch xây có những người có nhu cầu được mang xương cốt về chôn ở Trung Hoa nên phải bốc lên. Theo giả thuyết này thì người Việt học theo phong tục đó. Tuy nhiên giả thuyết này cũng chưa có gì lấy làm chắc chắn.

15:28 Wednesday,30.11.2016

Đăng bởi:  mai ba

Vụ ba năm bốc mộ này hình như chỉ có ở ngoài Bắc chứ ở miền trong không có đâu bác ơi. Trong này chôn xuống, xây xi măng lên là xong, ở trên có cái hộc đổ cát vào. Chỉ có bốc khi bị giải tỏa, phải đem người chết đi tái định cư thôi.

Có bác nào giải thích giùm em vì sao phải bốc mộ không?

14:15 Wednesday,30.11.2016

Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Mới biết vua chúa ngày xưa cũng sợ ma, đến lúc chết phải bắt người hầu hóa kiếp đi theo mình để báo vệ. Người Việt nay có những vị còn bé nhưng cứ ăn là trợn mắt lên nhai. Hỏi làm gì mà phải hốc tợn thế, nó báo, bác ạ, ăn thế để tý nữa cháu (người Hà Nội) có chết kẹp xe thì không bị thành ma đói. Mới biết bọn 9X lo xa. Thời của tui (cuối 5X) thì liều mạng, vì nghĩ mình mới sanh ra đâu đã chết ngay được. Nay thì thằng em ruột (trước dạy học ở bển, nay về quê hương theo song thân tôi kêu gọi - đâm mất dạy - theo nghĩa không được dạy môn nó đã học ở ĐH hàng đầu Huê kỳ), cứ mở miệng ra là nói điều phỉ thui. Đến nỗi ông chú cựu Viện trưởng ở Pháp (vâng!nên mới liều mồm thế), giữa hôm ăn uống cả họ bảo: Thằng ... (em tôi) cứ mở miệng ra là bảo chết, nói mãi, rồi vẫn sống nhăn có thấy chết đâu.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả