Trường phái

Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với "Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi"

Utagawa Hiroshige, của họa phái Utagawa, được xem là bậc thầy ukiyo-e cuối cùng trước thời kỳ Minh Trị. Phong cách tranh của ông thể hiện không chỉ qua đường nét và màu sắc đối chọi mà nhã nhặn đặc trưng mà còn đặc biệt lộ rõ qua đề tài tranh của ông, ít sa […]

Ý kiến - Thảo luận

20:18 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Theo mình đọc thì trước Hiroshige đã có tranh vẽ theo chiều dọc rồi, nhưng bộ Sáu mươi tám tỉnh thành (Famous Views of the Sixty-odd Provinces) của ổng là bộ tranh khắc gỗ đầu tiên được in đại trà. Cái gì mới thì cũng bắt mắt hơn cái đã quen thuộc. Một lý do là Hiroshige đã dựa những bức tranh theo các sách hướng dẫn du lịch hồi đó (in chiều dọc.) Ngoài ra tranh vẽ theo chiều dọc thì dễ đóng thành tập hơn chiều ngang.

19:47 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  hieniemic

Hiroshige được coi là địch thủ trẻ của Hokusai.

Nói Hiroshige đi đầu trong việc vẽ ukiyo-e theo chiều dọc có lẽ chưa chính xác lắm. Từ Hokusai đã có các bức phong cảnh vẽ theo chiều dọc. Các họa sĩ trước và cùng thời Hiroshige, khi vẽ tranh chân dung diễn viên và giai nhân cũng thường vẽ theo chiều dọc, như Umataro hay Sharaku (ông này hoạt động thời gian ngắn, chuyên vẽ tranh diễn viên, nhưng tính nghệ thuật rất cao).

2 phút quảng cáo: Nếu Candid thích ukiyo-e có thể vào trang Mỗi ngày một tranh ukiyo-e để đón xem tranh mỗi ngày. :D

18:35 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn Anh Nguyễn cho từ khoá, để kiếm mấy cuốn sách xem sao.

17:17 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Candid: Hiroshige là người đi đầu trong việc vẽ ukiyo-e theo chiều dọc ở Nhật. Van Gogh chịu ảnh hưởng khá lớn của Hiroshige. Em thì thích các tranh vẽ phụ nữ của Utamaro, mềm mại và ướt át như da thịt người thật. Hồi xưa em gặp một cuốn tuyển tập Kawabata, tranh minh hoạ trên bìa là bức cô gái thoa phấn lên cổ của Utamaro, rất hợp. Ở Kyoto có hãng mỹ phẩm lâu đời Yojiya cũng có logo là hình mặt cô gái trong gương giống vậy, chắc lấy cảm hứng. Cửa hàng mỹ phẩm có quán cafe nhỏ trên lầu, mà từ cốc matcha đến ly latte đều tạo hình cô gái trên mặt kiểu đấy.

Utamaro: https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/originals/5f/cd/e6/5fcde610a490b36daf00a396f09e1d5f.jpg

Yojiya: http://i.ebayimg.com/images/i/151068028157-0-1/s-l1000.jpg

Yojiya cafe: http://farm9.static.flickr.com/8646/16440788545_b29bc62028_o.jpg

15:09 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Candid

Trước em chỉ thích Honkusai, nhờ bác Hienemic mà em thấy bộ tranh của hoạ sĩ này về 53 trạm trên đường cái quan của Nhật.

14:34 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Nhìn kỹ thấy hình như chú mèo trắng trong tranh là đuôi chìa khoá. Mèo này là khôn, yêu chủ, và giỏi bắt chuột lắm đây.

14:23 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Các hoạ sĩ Ukiyo-e rất hay vẽ chung geisha với mèo. Nhà văn Lafcadio Hearn nhận xét là các geisha nếu không nuôi mèo thì cũng hay giữ tượng mèo may mắn (maneki neko) trong nhà, bởi mèo vừa xinh xắn dễ thương, mềm mại biết nũng nịu, nhưng cũng khôn ranh và giỏi "săn mồi" như các cô vậy. Tiếng Nhật có các từ nekokaburi (giả vờ hiền lành) và nekanadegoe (nói ngọt ngào) đều có nghĩa là "như mèo" (neko.)

Kuniyoshi mê vẽ mèo: http://www.thegreatcat.org/the-cat-in-art-and-photos-2/cats-asian-art/utagawa-kuniyoshi-1797-1861-japanese/

Tranh của Kaigetsudo: http://www.artic.edu/aic/collections/artwork/158921

9:15 Friday,2.12.2016

Đăng bởi:  Candid

Bức Phù thế hội này là in khắc ván hả bác?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả