Đi & Ở

Kể chuyện đi tàu

Đọc bài của Tutu về việc khi nào nên đi tàu trở lại, tôi lại thấy như nghe thấy tiếng xình xịch của bánh đà, tiếng cót két mối nối các toa, cảm giác lắc lư khi ngồi nhìn qua cửa sổ. Cũng vài năm rồi tôi không đi tàu hỏa nhưng với đường sắt […]

Ý kiến - Thảo luận

9:29 Saturday,17.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ SA, thời đầu 80 tây bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở Hà Nội. Trong giới nói tiếng Pháp đông đảo hồi đó lại xuất hiện tiếu lâm (cả những giai thoại có thật). Có bà xếp hàng vé ở ga Hàng Cỏ thấy ông tây định nhường, nhưng tiếng Pháp thì bồi, nên bảo ông ấy: Montez sur moi (ý bả là hãy bước lên mua vé trước tôi đi, nhưng lại thành - hãy trèo lên tôi).

1:15 Saturday,17.12.2016

Đăng bởi:  SA

Đường sắt là hương ca quá khứ trong Nam vì đầu thập niên không còn được sử dụng và gắn liền với ký ức của thanh bình ở nhiều người thuộc vào thế hệ đó. Vì thế sân ga trong nhạc vàng vắng hơn là sân trường tại miền Nam (Ga Lyon đèn vàng là chuyện trời Âu)
Trong ca từ, "Tàu đêm năm cũ" của Trúc Phương có lẽ là bài chót nhắc đến phương tiện di chuyển này khi chính quyền Diệm hoán chuyển các sĩ quan quân đội giữa miền Trung và miền Nam và nghẹn ngào:
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa
Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về
Bên lề, từ "toa" là một từ xưng hô đồng âm thông dụng trong một giới nào ăn học. "Toa-Moa" (toi-moi tiếng Pháp) là cách giải quyết vấn đề xưng hô trong tiếng Việt để diễn tả sự bình đẳng và thân thiện về mặt nào đó. Thí dụ, trong quân đội, cùng khóa sĩ quan nhưng về sau cấp bậc lại cách biệt thì vị cấp trên có thể dùng "toa-moa" để gần gũi hơn. Trong giới văn nghệ, đàn anh đi trước cũng thế hay bạn bè cùng vai vế nhưng khác biệt nhiều về tuổi tác.
Nói tóm lại, cùng vai cùng lứa đã đành, cùng lứa nhưng khác vai hay khác lứa nhưng cùng vai dùng "toa-moa" rất tiện, tuy nó hơi hướm Tây.
Thành phần không ưa cách dùng này vì thế có câu "Hôm qua moa đi tàu moa ỉa đầu toa".

13:24 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ candid: "vì ở bên Nga cũng như VN nghe tiếng kịch (KÌNH?) kịch mỗi khi bánh tàu chạy qua khe co giãn nhiệt của ray" - hổi nhờ đọc bản dịch hình như của Mối tính qua những bức thư (Почтовый роман) hay là Con đường đau khổ (Хождение по мукам) có câu "nằm nghe tiếng bánh xe GÕ trên đường ray" - thích lắm, thấy có vẻ văn học. Lúc đó chưa biết tiếng Nga. Lớn lên đọc nguyên bản (đến giờ vẫn chẳng nhớ là cuốn nào trong hai cuốn trên- tệ quá), hay là do bài hát Вот по рельсам колеса стучат (kìa tiếng bánh xe gõ trên đường ray). Thực ra nếu dịch thật Việt thì câu ấy chỉ là "nghe tiếng bánh xe đập lên đường ray", không thể làm thằng teen Dilletant ngây ngất. Việt Nam gọi là "đan vuông hóa trám" dịch gỗ tự nhiên lại hay hơn.
Lời bình về cuộc lùng sục ở biên giới Ukraine cũng trùng với cuộc nâng toa tàu lên và thay bánh vì kích cỡ đường tàu khác nhau, dilletant còn nhớ. (Liên Xô huyênh hoang làm đường ray rộng hơn) Gần đây đọc (title của các bài Nga) thấy nói tàu Nga đã học được cách thay bánh khi đang chạy để không bắt hành khách phải ngồi chờ ốm đòn ở biên giới với châu Âu (2011), rồi tin Nga đã có những đoàn tàu có bánh chạy được cả trên đất Nga lẫn trên đôi ray hẹp của châu Âu (2014) - vậy là bọn vượt biên trốn trong các khe của toa xe đỡ phải trải qua những tiếng đồng hồ rụng tim...
Gần nữa, có tin Nga đã phục chế được những đoàn tàu chở hạt nhân nay trông như những toa tàu thường để còn chạy rông rổng sang châu Âu, để làm cho các đầm già rụng tim... Các báo nào thích hầm hố ở VN có vẻ đã được thể tung hô tin này.

8:47 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  candid

@Dillettant: Trò nhảy tàu ấy là trò mà em không dám nhưng lứa tuổi đàn anh trở lên thì đi học toàn nhảy tàu trốn vé.

Không hiểu bác đi Nga học bằng tàu hay máy bay. Thời của ông em, một trong những lứa du học sinh Nga đầu tiên là đi bằng tàu hỏa qua Trung Quốc rồi qua Nga. Đúng là tàu tốc hành Phương Đông. Chuyến hành trình mơ ước đối với những người thích đi tàu. Thời mấy ông chú, ông cậu sau này nghe kể cũng có giai đoạn đi bằng tàu. Ngày xưa nghe ông chú kể lại đi tàu từ Nga sang Đức qua biên giới là biết ngay vì ở bên Nga cũng như VN nghe tiếng kịch kịch mỗi khi bánh tàu chạy qua khe co giãn nhiệt của ray. Thời kỳ ban đầu của đường sắt người ta nối liền ray không để hở nên khi thay đổi nhiệt do nóng quá, hoặc lạnh quá các thanh ray bị bật tung, sau này giữa các thanh ray họ phải để khe co giãn nên mỗi khi tàu chạy qua đều nghe tiếng. Thế mà thời ấy ở Đức khi chạy không hề nghe tí tiếng động nào.

Thời đấy em vẫn băn khoăn thắc mắc không hiểu công nghệ của Đức thế nào xong rồi cũng quên béng đi. Hôm nọ nhân tiện theo dõi việc thi công tuyến tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc làm mới thấy hóa ra họ dùng công nghệ hàn liền ray và dùng tà vẹt bê tông dự ứng lực để thắng lại lực co giãn do nhiệt. Công nghệ như thế ở các nước phát triển họ dùng từ lâu rồi mà Việt Nam còn chưa có bảo sao không lạc hậu.

@Sáng Ánh: Nói về tàu ở miền Nam ngày xưa thì tiếc nhất là tuyến tàu răng cưa Đà Lạt - Tháp Chàm, một trong vài tuyến ít ỏi ở Châu Á. Do tuyến quá dốc nên ở giữa phải có bánh răng để cài vào leo dốc. Do chiến tranh nên tuyến này đã bị bỏ hoang. Sau năm 1975 cũng đã được hồi phục chạy lại vài chuyến nhưng sau đấy lại bị bỏ hoang. Mãi đến đầu những năm 90, người Thụy Sĩ họ muốn khôi phục lại đoàn tàu này để làm du lịch mà không có đầu tầu hơi nước kiểu này nữa. Họ phát hiện ở Đà Lạt còn 3 đầu vẫn chạy được và vài đầu hỏng nên đã làm một chiến dịch gọi là Back to Switzerland để mua những đầu tàu này về Thụy Sĩ. Phải nói là điệp vụ bất khả thi nhưng cuối cùng họ đã mua được với cái giá hình như chỉ mấy trăm ngàn USD và mang về Thụy Sĩ phục chế. Năm 1993 đầu tàu răng cưa này đã hoạt động để chở khách du lịch ở Thụy Sĩ.

Hiện nay ở Châu Á vẫn còn một tuyến ở Ấn Độ, rất nhiều du khách tìm đến để được trải nghiệm. Việt Nam thì làm một tuyến ngắn Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ khách du lịch nhưng chỉ là đầu kéo hơi nước thường thì phải.

8:03 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

Ngày xưa tôi (ở Lý Nam Đế) không chịu ra Hàng Cỏ mua vé mà ra chắn tàu ở Trần Phú free riding vào ga Hàng Cỏ, rồi mới cưỡi tàu (không vé) "đánh trong lòng địch" đi ngược lên Vĩnh Phú nơi tôi học. Một bận như thế, tôi nhảy lên một đầu toa nơi những Bỉ Vỏ đực đứng, chúng tước mũ cối rất nhanh rồi đẩy tôi xuống. Tôi ngã xuống thấy mình như rơi vào một thế giới khác, nhưng theo luật vật lý lẽ ra phải bị hút vào trong gầm tàu đang chạy, lại ngã ra ngoài (!), sống sót để ngồi đây còm hôm nay. Còn nhớ có ông thày áo lính (sau này hàm minister - ông bô anh ấy cũng từng có sổ B!) ngay sau đó bảo những người khác: "Thấy thằng dilletant ngã tàu chân chẩy máu vẫn nhảy lên toa sau đi vào Hàng Cỏ".

7:53 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

@ LC, tối qua sau khi bình, tôi nằm cố nhớ lại xem chú thường gọi là chú Hai hay chú Ba, chú Tư... kia (chắc là bà con của con nuôi bố mẹ tôi - song thân của ông con nuôi này cùng đi B giải phóng quê hương miền Nam, gửi lại anh ấy để bố mẹ tôi trông). Đồng thời ông chú 2, hoặc 3, hoặc 4 này trong thời chiến không là "Việt cộng". Chú ấy có dùng chữ gạo không, tôi không nhớ. Nhất là trí nhớ lại chập sang chữ rice tiếng Nga, không chỉ rõ là lúa hay gạo. Mong chư huynh thông cảm, tôi không có trí nhớ toán như một số anh chị viết trên diễn đàn này.

6:47 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  Candid

@LC: chắc là nối thêm toa vào đoàn tàu. Người có quyền nếu thấy có thể quyết định nối thêm toa hay không.

@Dilletant: lần ở Bằng Tường em nhớ nhất là bị hải quan TQ lấy sạch chanh với ớt.

6:42 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  LC

Móc một toa lúa để tàu chở ra Bắc- mật ngữ này là gì bác Dilletant ơi? Em giải mã chưa ra...

1:45 Friday,16.12.2016

Đăng bởi:  SA

Lần đầu mình đi tàu tại miền nam là 1957 hay 58, và cũng là 1 trong những ký ức đầu đời. Lúc đó là từ Nha trang vào Sài gòn và đi cùng với ông ngoại. Lợi dụng lúc ông ngủ, mình đi chơi trong toa, cũng đông nhưng không chen chúc, hình như còn đi sang toa khác, hay định đi sang toa khác? sao thì cũng bị nhân viên hoả xa bắt, cho 1 ly sữa và mang trở về chỗ ngồi với ông ngoại! Vì chuyến phiêu lưu trong toa này mà ông ngoại bị bà ngoại sạt cho 1 trận!
Theo mình nhớ? giữa 2 toa là lối đi lộ thiên, coi rất rùng rợn lắc lư, nếu mình có sang toa khác được thì chắc có người nào lớn dắt sang hộ?
Sau đó mình không có dịp đi tàu và chỉ vài năm sau là chiến tranh và đuowfng sắt không còn được sử dụng vì không bảo đảm được an ninh. Những năm chót của miền nam 70?-75 chỉ có tàu ngoại ô Sài gòn- Biên hoà mình vẫn thấy qua cầu Bình lợi, nhưng chưa bao giờ lên cả.

22:34 Thursday,15.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

Cái trò đổi tàu (chờ hàng tiếng) ở Bằng Tường (tôi đi khoảng 2004) gợi nhớ thế kỷ 17. Nhưng ở bên châu Âu nếu đi qua các ga ở biên giới Ucraine với châu Âu giữa thập kỷ 90, thấy biên phòng Ucraine lùng sục những kẻ trốn qua biên giới khá rùng rợn. Đèn pin loang loáng, rồi nghe chạy rầm rập như bộ đội cảnh vệ Thành chạy tập thể dục khoảng 5h sáng trên ô vuông quanh Thành (LNĐ - Trần Phú - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng), những năm 1970, có điều không hô "1,2,3,4" như bộ đội VN.

22:21 Thursday,15.12.2016

Đăng bởi:  dilletant

Năm 1978 vào Nam đến Tuy Hòa chơi, nghe một ông (tuổi chú - hồi đó tôi tuổi hai mươi) nói rằng khi Miền Bắc đói (năm 76 - 77), ông từng móc cả toa (không chỉ 1 toa) lúa để tàu chở ra Bắc, đến tay ai cũng được. Sao những chuyện xưa của dân mình (lúc đó cảm thấy trên thường một chút thôi) nay cứ như huyền thoại về một miền đất hứa nào.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả