Văn & Chữ

Về Giả Thụy của Hồng Lâu Mộng (phần 3): bài học cảnh giác về "si", về "sắc" cho... Bảo Ngọc

(Tiếp theo phần 2) Theo thiển ý của tôi, đoạn trích ở phần 2 là một trong những đoạn có nhiều tầng ý nghĩa nhất của Hồng Lâu Mộng. Thứ nhất, nếu hành trình chịu đựng của Giả Thụy có nhiều bậc thì đây chính là nấc thang cuối cùng. Nỗi thống khổ y chịu […]

Ý kiến - Thảo luận

13:54 Friday,10.3.2017

Đăng bởi:  LC

Anh Tùng ơi
Giá trị dương cương là gì? Nghe hấp con nhà ông dẫn quá đi...

8:05 Friday,10.3.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mạn phép chuyên gia Anh Nguyễn tán phét thêm chút nữa.
Nhiều khi có người nói trong HLM Tào Tuyết Cần có đề cao vai trò phụ nữ, một điều rất trái với tư duy nho giáo. Theo tôi thì không phải, TTC vẫn hoàn toàn nằm trong tư duy nho giáo, trọng nam khinh nữ. Một trong những bằng chứng là tác phẩm này được đông đảo người hâm mộ ngay từ xưa, mà những người này không có lý do gì để có nhận thức về bình đẳng giới cả.
HLM theo tôi là một cơn ác mộng rất đặc biệt, khi một người đàn ông (hòn đá, chính là Tào Tuyết Cần) thấy mình đầu thai dưới dạng đàn bà (mặc dù Bảo Ngọc vẫn là đàn ông nhưng hệ thống giá trị, nhận thức là đàn bà) Khi một hòn đá (đàn ông) tự coi mình như một viên ngọc thì tức là nó bị biến thành đàn bà.
Giả Phủ là một tiểu thế giới đàn bà, trong đó đàn ông trở thành thứ yếu, đảo ngược hệ giá trị Nho giáo. Cũng chính vì vậy nên khi Bảo Ngọc ra đời, có viên ngọc, hội đàn ông trong gia đình không mấy quan tâm, chỉ có hội đàn bà thì rất nâng niu. 12 thoa tượng trưng cho 12 dạng cơ bản của thế giới đàn bà, (số 12 tương tự như 12 địa chi, tượng trưng cho mọi dạng archetype có thể hình dung dưới mặt đất này) mà vì Bảo Ngọc bị biến thành đàn bà, nhưng không phải một đàn bà cụ thể, mà là cái sự đàn bà nói chung, nên có thể trải nghiệm, cảm nhận sâu sắc về tất cả 12 dạng đàn bà.
Toàn câu chuyện mô tả về một xã hội mang hệ thang giá trị đàn bà, cho dù có muôn vàn nét tinh tế, lộng lẫy, cho dù rất khôn ngoan, cơ trí, nhưng cuối cùng về cơ bản vẫn là ảo, giả, sai lầm, và do đó không có kết cục tốt đẹp.
Như vậy, HLM cũng có thể coi là một chước tác kinh điển Nho giáo, nhưng thay vì cứ suy tôn các giá trị đàn ông, quân tử, và hiển nhiên miệt thị đàn bà, tiểu nhân, đây là một bài luận sâu sắc về thế giới đàn bà, để đi đến kết luận là cuối cùng đó cũng chỉ như trang sức mà thôi, không thể trụ cột.
Nói cách khác, không phải là một hủ nho gia trưởng nói xấu đàn bà, mà chính là tinh hoa đàn bà cuối cùng tự nhật thấy sự bất cập của mình, và quay trở lại tôn vinh giá trị dương cương.

7:31 Friday,10.3.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình không phải chuyên gia về HLM, nhưng cứ suy theo logic thì không phải họ Giả sa sút từ khi mất ngọc, mà ngay từ khi có ngọc. Giả Bảo Ngọc tức là hòn ngọc quý nhưng giả, không phải ngọc thật. Có ngọc giả giống như nhận lầm một giá trị giả làm thật, là nguyên nhân của sự mất bền vững. Còn khi mất ngọc thì có nghĩa là đã sa sút, ê chề tới mức ngay cả một giá trị quý ảo tưởng cũng không còn nữa. Tuy nhiên, sự mất ngọc đó chỉ liên quan tới cái phù hoa quyền quý, còn chính vì việc mất ngọc giả đó mà lại có thể dẫn tới nhận thức được những giá trị bền vững hơn.

2:57 Friday,10.3.2017

Đăng bởi:  Phạm Tí

Mình rất muốn biết từ khi Bảo Ngọc làm mất ngọc thì gia đình họ Giả bắt đầu sụp đổ. Tại sao lại mất ngọc. Rất mong ad giải đáp cho mình.

9:40 Sunday,12.2.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phạm Tí: Khái niệm "đấu tranh vì tình yêu" là một khái niệm tương đối hiện đại. Còn tại sao trong Hồng Lâu Mộng nó không phải là một giải pháp thực tế cho Bảo Ngọc - Đại Ngọc thì có một số lý do mình có thể tạm đưa ra:

Thứ nhất, công khai chống đối sự sắp đặt hôn nhân của gia đình là tương đương với phản bội gia môn, hoặc là phải cùng nhau đi trốn, hoặc là cùng nhau tự sát (như Tư Kỳ và anh họ trong truyện.) Thái độ của giới phong kiến với những tình cảm gió trăng được thể hiện rõ qua đoạn Giả mẫu bàn chuyện văn nhân tài tử trong hồi 54:

Giả mẫu cười nói:
- Truyện ấy cũng cùng một lối như các truyện khác thôi, chỉ kể những giai nhân tài tử, chẳng có thú gì. Nói con gái nhà người ta rất tệ mạt, lại còn bảo là “giai nhân”! Toàn là đặt chuyện, không căn cứ vào đâu cả. Cứ mở mồm ra là con nhà “hương thân”, bố không phải thượng thư tất là tể tướng. Hễ là tiểu thư thì nhất định được yêu quí như ngọc. Tiểu thư ấy tất là hạng thông văn chương, biết lễ nghĩa, vào bực giai nhân hiếm có. Rồi thấy đứa con trai nào xinh đẹp, không kể họ hàng, bạn bè, lại nghĩ ngay đến việc trăm năm của mình, quên cả bố mẹ, bỏ cả sách vở, ma chẳng ra ma, giặc chẳng ra giặc, như thế có giống bậc giai nhân một tí nào không? Dù có học giỏi đến đâu, mà làm những việc như thế, cũng không thể gọi là giai nhân được! Ví như một người con trai học hành rất giỏi mà đi làm giặc, thì phép vua có coi là tài tử mà tha tội cho không? Thế mới biết bọn làm sách chỉ tự mình bưng miệng mình.

Trong bầu không khí lễ giáo phong kiến ấy, khi mà Đại Ngọc đọc mấy cuốn Tây Sương Ký, Mẫu Đơn Đình thôi đã bị Bảo Thoa răn đe nghiêm khắc, thì việc cùng Bảo Ngọc công khai thách thức gia đình là không thể. Bảo Ngọc thì cũng đành thôi, chứ Đại Ngọc là người ăn nhờ ở đậu, sự tự ti và ý thức về địa vị của nàng không cho phép cô ta làm vậy. Vì thế cách phản kháng của Đại Ngọc là một sự đấu tranh bị động - nàng cố tình để bệnh tật tàn phá cơ thể đến chết, nhưng kể cả thế những bậc gia trưởng vẫn nhận ra hàm ý "không cam lòng" của nàng và trở nên lạnh nhạt với Đại Ngọc.

Lý do thứ hai nhưng quan trọng hơn, ấy là người Trung Quốc không nghĩ "chết là hết." Chúng ta giờ đây hay thầm nhủ sống ở đời chỉ có một lần, phải sống cho ra sống, phải đấu tranh vì tình yêu, vv. Nhưng đối với họ, không yêu nhau được kiếp này thì chờ đến kiếp sau. Thế nên mới có những câu chuyện về tái sinh duyên đầy rẫy trong cổ tích, thần thoại, văn học Trung Quốc. Vì tin vào kiếp sau nên họ không sợ chết, thậm chí còn sẵn sàng chết vì danh dự, vì tình yêu, vì báo đền ơn chúa... Cốt yếu sao là sống cho không thẹn với lòng. Nếu Đại Ngọc vì tình yêu cố tình vượt vòng lễ giáo, cùng Bảo Ngọc bất chấp tất cả thì tức là làm nhơ nhuốc danh dự của bậc tiểu thư. Ngoài ra chính Đại Ngọc cũng là đóa hoa tiên đầu thai để trả nợ tình cho Bảo Ngọc. Thế nên kiếp này mà không khổ đau thì việc đầu thai chỉ là công cốc.

21:59 Friday,10.2.2017

Đăng bởi:  Đặng Chín

+ Trong phim "Love Story" Oliver vì không đủ tiền để lo lắng cho vợ nên nói với Nàng "I am sorry." Jenny vừa khóc, vừa đáp "Don't.Love means never having to say you are sorry."

Trong bài thơ "Màu Tím Hoa Sim",tôi đã không cầm được nước mắt khi nghe ngâm đến dòng,
"Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần"

... Và xa hơn nữa, Trọng Thủy đã gieo mình Khi Mỵ Châu không còn nữa.

+ Tình yêu nam, nữ(male and female) là động lực sống của muôn loài. Nó chưa bao giờ và có lẻ sẽ không bao giờ là "câu chuyện phù du".

23:14 Thursday,9.2.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Giang

Ôi nhà mình cứ tiếp tục nhiều nhiều những phần văn học và tôn giáo thì thích quá, đọc để hiểu biết và suy ngẫm được bao nhiêu cái chưa biết hoặc hiểu thiếu xót. Cảm ơn các anh chị nhiều nhiều lắm

14:07 Tuesday,7.2.2017

Đăng bởi:  Phạm Tí

Rất mong đợi các bài viết tiếp theo của bạn. Mình muốn hỏi Lâm Đại Ngọc và Bảo Ngọc có yểu nhau k. Tại sao họ không làm gì để bảo vệ tình yêu của mình.

23:28 Monday,23.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Đặng Chín: bạn nói đúng, nhưng cái ý "đời bỏ đi" mà mình nhắc đến là lấy từ nhãn quan một gia đình quyền quý với người nội tộc, chứ không phải góc nhìn thế kỉ 21. Nhà Mãn Thanh từ trên xuống dưới rất sùng đạo Phật, thế nên nhiều gia đình giàu có không tự đi tu mà bỏ tiền ra thuê người ... tu hộ, gọi là thế mạng. Như vậy là đủ biết họ nhìn nhận việc con cái trong nhà xuất gia thế nào. Quả thực tuy sùng đạo Phật nhưng với tư tưởng Khổng Mạnh - con trai phải lập nghiệp làm rạng danh gia đình, con gái phải gả vào nơi môn đăng hộ đối, thì cho các con đi tu chẳng hoá ra "mất trắng" hay sao? Vì thế mỗi khi Bảo Ngọc hay Tích Xuân nói bâng quơ đến việc đi tu đều bị người nhà mắng át đi. Một số ví dụ:

"- Thế ngộ tôi chết thì sao?
- Em mà chết thì anh đi tu.
Đại Ngọc vừa nghe thấy câu ấy, mặt sầm ngay lại hỏi:
- Anh muốn chết à? Sao nói dại thế? Nhà anh có bao nhiêu chị em, một ngày kia họ đều chết cả, liệu thân anh xẻ ra làm mấy mảnh để đi tu? Mai đây tôi sẽ mang câu này kể lại cho người ta biết, để xem họ nói ra làm sao!" (Hồi 30)
"Bảo Ngọc nói:
- Chị mà chết thì tôi đi tu.
Tập Nhân nói:
- Cậu nên đứng đắn một chút. Sao lại nói nhảm thế." (Hồi 31)


... "Tích Xuân nghe các sư cô nói rất hợp với ý của mình, nên cũng không ngại có bọn a hoàn ở đó, kể chuyện Vưu thị đối xử với mình thế nào. Hôm trước mình ở lại coi nhà trong lúc đám tang như thế nào, đoạn chỉ món tóc trên đầu, nói:
- Các cô xem tôi còn luyến tiếc cái hố lửa này không ? Tôi rắp tâm từ lâu, chỉ vì chưa biết tìm ra con đường nào đó thôi.
Các ni cô nghe vậy, giả bộ làm kinh hoảng:
- Cô đừng nói thế chứ ! Mợ Cả Trân mà nghe thấy thì nhất định mắng chúng tôi chết mất và sẽ đuổi chúng tôi ra khỏi am đấy. Cô là người phẩm cách như thế, gia đình như thế, ngày sau lấy chồng sẽ suất đời hưởng vinh hoa phú quý..." (Hồi 115)

Về lý do Bảo Ngọc đi tu, theo mình nghĩ có lẽ không phải vì ức chế gia đình. Một khi Bảo Ngọc đã nhìn thấu quá khứ vị lai, thì những thủ đoạn vặt vãnh của nhà họ Giả chẳng qua cũng chỉ là trò đùa nhỏ nhặt trong giấc mộng lầu hồng, không có ảnh hưởng gì đến kết cục cuối cùng. Bảo Ngọc xuống cõi trần là nhờ hai vị nhà sư - đạo sĩ thì chính họ phải đưa cậu ta trở về nơi cũ.

22:25 Monday,23.1.2017

Đăng bởi:  Đặng Chín

+ Tôi nghĩ Bảo Ngọc vì nuông chiều nên đôi khi cũng hơi ngông quá đáng chứ thực ra cũng không có gì sai. Bảo Ngọc đi tu là phản kháng lại sự xắp xếp và lừa phỉnh của gia đình. Kể ra cũng có một chút bản lĩnh đáy chứ!
+ "Người mà đến thế thời thôi,
Đời phồn- hoa cũng là đời bỏ đi."(Lady Kiều)
Là tâm trạng của Thúy Kiều đối với cô ca nhi Đạm Tiên."Sống làm vợ khắp người ta,
Hại thay! thác xuống làm ma không chồng!"(Lady Kiều).
Lấy câu nói của Kiều mà áp cho Bảo Ngọc e ra quá oan uổng cho Chàng.

17:24 Sunday,15.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phạm Tí: Sau Tết mình sẽ viết bài chi tiết bạn nhé.

16:33 Sunday,15.1.2017

Đăng bởi:  dilletant

@ Lyli Nguyễn: mình thì lo không khéo Anh Nguyễn với Tào Tuyết cần cũng kiểu như Nguyễn Du và Thanh tâm tài nhân (dù so sánh nào cũng hơi khiễng). Không có cách kiểm chứng ngay vì mình khônh có tiếng Tàu để đọc nguyên bản HLM.

4:13 Sunday,15.1.2017

Đăng bởi:  Phạm Tí

Bạn à. Cho mình hỏi. Sao đột nhiên cây hoa hải đường nở. Bảo Ngọc bị mất ngọc. Thế rốt cuộc viên ngọc đó đi đâu. Mình xin cảm ơn

0:33 Sunday,15.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Lily Nguyen: Cảm ơn bạn quá khen, thật đấy. Mình chỉ là một người thích đọc sách và yêu cái đẹp thôi, dù là cái đẹp của thiên nhiên hay trong nghệ thuật. Hồng Lâu Mộng bị thiếu phần cuối nên không tránh khỏi tình trạng "ngọc còn có vết," chưa thật hoàn mỹ, nhưng vẻ đẹp văn chương của nó cũng đủ khiến cho mình rung động mãi không thôi.

22:34 Saturday,14.1.2017

Đăng bởi:  Lily Nguyen

Tôi mê bạn Anh Nguyen mất rồi. Bạn được làm từ gì vậy??? Phải chăng bạn là Tào Tuyết Cần tái sinh???

20:32 Friday,13.1.2017

Đăng bởi:  Đặng Chín

Thanks Mr/Mrs Anh Nguyen. You know so well the story. I have just studied "A dream of the red Mansions" in order to know something about Vietnamese culture.
You are a very good guider. Thanks again!

19:04 Friday,13.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Đặng Chín: Có lẽ ý bạn là Chân Sĩ Ẩn? Trong truyên không có Giả Sỹ Ẩn mà chỉ có Chân Sĩ Ẩn và Giả Vũ Thôn.

Tên tự Chân Sĩ Ẩn hài âm với Chân Sự Ẩn, có nghĩa là sự thật bị ẩn giấu đi. Chân Sĩ Ẩn lãnh vai trò dẫn dắt Hồng Lâu Mộng - một câu chuyện nửa hư nửa thực, ấy là dùng mộng để nói đời. Tên thật của nhân vật này là Chân Phí, lại đồng âm với Chân Phế, nghĩa là đồ vô dụng, phế phẩm. Nếu để ý sẽ thấy cuộc đời của Chân Sĩ Ẩn có điểm tương đồng với Bảo Ngọc: nhà bị cháy, gia đình tan tác, cuối cùng đi tu. Nếu Chân Sĩ Ẩn là phản chiếu của Bảo Ngọc thì có thể kết luận Bảo Ngọc "đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi."

Giả Vũ Thôn thì có ba tên gọi khác nhau: Giả Vũ Thôn đồng âm với Giả Ngữ Thôn (lời quê mùa không thật,) Giả Hoá đồng âm với Giả Thoại (lời giả dối,) và Giả Thời Phi đồng âm với Giả Thực Phi (việc không thật.) Qua đó có thể thấy nhân vật này là biểu tượng cho sự giảo quyệt, xảo trá. Số phận lên voi xuống chó của Giả Vũ Thôn là ẩn dụ cho sự thăng trầm của Giả phủ, một nơi hiểm ác và giả tạo.

Chân Sĩ Ẩn tu luyện 19 năm, khoảng thời gian tương ứng với những sự kiện xảy ra trong Hồng Lâu Mộng. Nên lưu ý Chân Sĩ Ẩn chỉ xuất hiện hai lần ở đầu và cuối truyện, còn lại nhường sân khấu chính cho Bảo Ngọc, do đó hình tượng Chân Sĩ Ẩn và Bảo Ngọc là đồng nhất, thậm chí có thể hoán đổi (interchangeable,) như là một người có hai số phận. Trước khi hóa kiếp, Chân Sĩ Ẩn đã gặp lại Giả Vũ Thôn ở bến Cấp Lưu và nói: “Chân là gì? Giả là gì? Phải biết rằng chân tức là giả, giả tức là chân." Đó có lẽ chính là lời gửi gắm của Bảo Ngọc dành cho gia đình dưới trần thế của cậu ta.

17:15 Friday,13.1.2017

Đăng bởi:  Đặng Chín

- Phải chăng Bảo Ngọc đã tỉnh giấc mộng lầu son?
- Phải chăng chuyện yêu đương nam nữ chỉ là thứ phù du?
Ở đầu câu chuyện Giả sỹ Ẩn đi tu khi đã lâm vào thế bí.
Ở cuối câu chuyện Bảo Ngọc đi tu ở tình huống cũng hao hao như vậy. Đây cũng là một lối thoát. According to me, it is the worst way for Men.

11:15 Thursday,12.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phạm Tí: Tiền kiếp của Bảo Ngọc là hòn đá mê luyến phù hoa, muốn xuống trần để trải nghiệm tình cảm nhân gian. Sau khi tỉnh ngộ khỏi giấc mộng lầu son, hòn đá đã nhận ra chuyện yêu đương nam nữ chỉ là thứ phù du, "mông lung như một trò đùa" mà thôi.

11:03 Thursday,12.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phạm Tí: Sau khi lấy nước mắt trả hết nợ cho Bảo Ngọc (Thần Anh thị giả) thì Đại Ngọc (Giáng Châu tiên hoa) trở về trời làm Tiêu Tương phi tử. Hai người có gặp lại nhau trên Thái Hư ảo cảnh nhưng vì đã dứt nợ hồng trần nên Đại Ngọc không nhận ra Bảo Ngọc nữa. (Hồi 116 của Cao Ngạc.)

3:45 Thursday,12.1.2017

Đăng bởi:  Phạm Tí

Các bài viết của bạn Anh Nguyễn rất hay và sâu sắc. Nhưng mình rất muốn biết sau khi Đại Ngọc chết. Cô ấy đến đâu. Tại sao không gặp lại Bảo Ngọc nữa. Và cuối cùng họ có được bên nhau không?

8:43 Wednesday,11.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ beelikeshoney: cảm ơn lời khen của bạn nhé. Được chia sẻ với mọi người về tác phẩm yêu thích là niềm vui của mình :)

20:41 Tuesday,10.1.2017

Đăng bởi:  beelikeshoney

Tự bảo lòng không viết thêm những lời khen sáo rỗng dành cho bạn Anh Nguyễn nữa nếu như không tìm được lời nào hay hơn. Nhưng cuối cùng đành vi phạm lời hứa vì không muốn thành người hưởng lợi mà không biết cám ơn.

Cám ơn bạn Anh Nguyễn! Một trong những lý do để mình vào Soi là vì các bài phân tích Hồng Lâu Mộng của bạn! Mong bạn viết thêm nhiều bài khác nữa cho mình mở mang đầu óc!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả