Ăn uống

Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà

“Số cô chẳng giầu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.” Ông thầy bói nói như thế kể cũng là chí phải. Dân tộc ta cả nghìn năm đói kém, những thức gì tốt nhất đều được để dành đến Tết, thế mới gọi là “Tết nhất” (“Tết” còn cao hơn cả […]

Ý kiến - Thảo luận

13:16 Friday,3.2.2017

Đăng bởi:  LC

Rau muống @
...gói thêm hai ... hồn !
Khiếp bạn Rau cứ đi ăn chơi thế, ghi chép toàn những mật ngữ về truyền bá văn hoá nhậu roài !
Viết bài critic đi, uống thế thôi, hại gan thì mắt kém, xem tranh sao được ? Hớ hớ

8:36 Friday,3.2.2017

Đăng bởi:  candid

Đúng là quấn quanh một cái ống và đem nướng thật và đúng là có quế ở trong thật.

23:04 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  Claymore

Em xin phép hỏi các anh, chị về chả quế (giò...??)
Ba em bảo sở dĩ bảo là chả quế là vì chả cuộn quanh ống, đem nướng, sau đó lột ra như miếng quế nên gọi là chả quế và nó không có mùi quế.
Nhưng gần đây em ăn một số nơi, chả quế lại có mùi quế ???
Vậy đâu mới là chả quế nguyên thủy a ?

22:20 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Ối, các bác cho em nói hết nhời. Em vừa nghe mấy câu vỉa hè lẫn nẩy Kiều ạ, tua lại các bác nghe cho vui, đừng chấp người xay diệu lói ninh tinh:
-Chúng mày, chúng nó: Cua, Rẽ Quẹo
Còn chúng tao đây: Đ.t, Đ"o,Đ... Ù
(ba miền, từ thuần Việt cả đấy ạ)
Còn lẩy Kiều thì thế này ạ:
Chung quanh vẫn đất nước nhà,
Còn thằng cha ấy, vốn là bạn thân. (để vay tiền hoặc đưa mình đi cấp cứu)
Bánh chưng thơm nức hương nhân (đỗ)
Một nền chả lụa, gói chân...(hai gì, hay hai dì gì ấy, quên xừ mất, các bác thêm hộ cho ạ)

21:56 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hoan hô BB và Lờ Cờ; Ở Lục tỉnh miền Tây/ nhiều thức ăn ngon vô kể, không thành công thức, hoặc công thức của nó là tự do như cải lương xuống xề. Ai không biết gì thì chớ có chấp. Các cụ miền Tây nhậu xong nói với bọn trẻ là mầy đã đi chưa mà biết, nhỉ!
Sao Lờ Cờ tinh thế, ngày xưa có ngửi văn, bây giờ bạn ngửi được cả mạng nữa mới tài!!!
Đề nghị lãnh đạo trang đưa cái còm của BB lên thành bài hẳn hoi ạ. Úi rồi, tôi lại còn nhớ cái bò cuốn mỡ chài nữa, BB à, món này nó gốc ở đâu????????????

16:07 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  BB

Em xin phép được đánh chánh với bác Đặng Thái, thay mặt cho anh bạn người miền Nam (không biết chánh xác ảnh ở cái miệt nào mà dám nói là miền Nam có nhiêu đó món, mà lại còn đưa cả món Bắc vào). Mẹ em người Bến Tre, bố em người Hải Phòng mà em sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, cho nên nhỏ lớn em cũng hân hạnh được ăn cỗ Tết của cả hai miền. Em nói luôn là miền Nam (với người Nam rặt chứ không phải con lai nội địa như em nha) thì không có bánh chưng dưa hành như cái anh đó nói à nha. Đó là món người Bắc đem vô. Miền Nam món Tết vùng Bến Tre như nhà ngoại em là có như sau: bánh tét (nhưn chuối, nhưn đậu và mỡ), dưa củ kiệu (ăn với tôm khô hoặc cuốn bánh tráng), dưa giá (ăn với thịt kho tàu - tức thịt kho hột vịt đó), dưa món (ăn với bánh tét), thịt kho tàu, canh khổ qua dồn cá thát lát, mắm tép trộn đu đủ cuốn bánh tráng thịt luộc, chả lụa (cái này em nghĩ mang từ miền Bắc vào, thời nào em không biết nhưng nghe mẹ kể ngày mẹ còn nhỏ, ông cố em ngày Tết là người chuyên giã giò bằng cối đá rất cực), lạp xưởng. Nếu có cúng thì có gà luộc, cúng xong đem xuống xé phay trộn gỏi ăn với cháo. Ngoài ra còn có lỗ tai heo ngâm giấm, sau này thêm bắp bò ngâm nước mắm tiêu sọ. Hai món này mẹ em hay làm để cả nhà cuốn bánh tráng rau sống ăn cho đỡ ngán mấy món mỡ màng. Chưa kể những món ăn chơi như mứt me mứt mãng cầu mứt dừa mứt chùm ruột mứt khế mứt ổi mứt dứa, bánh bông lan đổ khuôn nhỏ nhỏ, bánh phồng bánh tráng nướng, bánh kẹp... nhiều món khi lớn lên, các bà má bà dì ở quê lớn tuổi không còn làm, em cũng không còn được ăn và cũng hiếm khi thấy ở đâu bán.
Em thấy món Tết cả hai miền đều phong phú như nhau, chẳng miền nào nhiều hơn miền nào hết á. Ai nói gì nói, riêng về khoản ẩm thực mà nói miền Nam ít hơn các miền khác là em thấy sai dữ lắm luôn á. Nghĩ sao cái đất trù phú bao nhiêu sản vật, chưa kể đi hết mấy cái tỉnh miền tây là có được cuốn từ điển ẩm thực luôn rồi (ngày xưa nha, giờ thì ở đâu cũng cạn kiệt hết rồi).
May mắn cho em là có mẹ Nam bố Bắc, nên từ nhỏ được nếm được ăn được biết rất nhiều món hai miền. Ngày Tết nhà em lúc nào cũng có đầy đủ bánh chưng bánh tét, dưa hành dưa kiệu song đôi. Em thấy miễn là do nhà tự làm, món miền nào cũng ngon và hấp dẫn hết.
Chúc các anh chị và các bạn đọc một năm mới an khang thịnh vượng :D

13:53 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  LC

Bác Rau muống vào Soi còm khi đang say nhá, câu cú xiêu vẹo meo méo cả. Em biết ngay mừa... Tháng Giêng sướng quá nhỉ ?

11:14 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  Lắm mòm

Bài hết xảy. "mì nóng đây" - lại nhớ gặp vợ chồng CZ Liên Xô cũ, bà vợ đùa, rao "bánh mì lóng, bánh mì lóng đơi". Ông chồng chơi hàng độc: Đi ăn phò (phở) đê.

9:25 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Em nhớ ngày xưa ở quê giết lợn giã giò thùm thụp cả đêm, các cụ có nói là muốn ngon thì thịt tươi nóng không được rửa phải đem giã ngay. Giò ngon có nhiều lỗ cũng như pho mát có lỗ, tuy nhiên lỗ của pho mát là do khí của các vi khuẩn sinh ra.

8:44 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  candid

Ở một số nước không được ăn thịt lợn, hàng tiếp tế cho dân Việt xa xứ thường là giò. Hồi trước có đọc được một câu thơ do một ông làm ngoại giao nào đó viết là:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Thứ gì cũng có thịt lợn là không.

5:31 Thursday,2.2.2017

Đăng bởi:  SA

@hieniemic
Nơi đâu có người Việt, nơi đó có bánh mì thịt và lý do tại sao nó lại xuất hiện sau hàng phở ở những nơi cư dân Việt nước ngoài là bởi vì căn bản nó phải cần đến giò lụa.

Phở thì ai mở quán tại Argentina hay Cộng hòa Trung Phi cũng có thể nấu được và nguyên liệu bánh phở Thái Lan hay Trung quốc là hàng khô, rẻ và dễ nhập. Giò là hàng thịt, nếu làm thủ công thì rất tốn kém, không có người mà cả ngày ngồi dã cối để kẹp bánh, còn nhập phải đi đường lạnh, xách tay hàng không 10 kg hay là bản 1 tấn theo đường đông lạnh đường thủy. Nhiều nước (như Hàn quốc) nhập thịt từ nước ngoài vào rất phức tạp.

Mình chưa thấy năm châu bốn bể 1 cửa hàng bánh mì thịt Việt mà không có giò. Nhiêu nơi, nó chỉ có bánh mì kẹp giò (đây nói chuyện năm châu ngoài Việt Nam, trong nước mình hoàn toàn không ăn bánh mì thịt từ 40 năm nay).

Ở Pháp, được coi là ngon nhất vì bánh mì ở Pháp là ngon nhất. "Khai Trí" trên đường Ivry ở Paris, như tên gọi, lúc đầu cho thuê sách (khi chưa có sách Việt ở hải ngoại)và bán sách, giờ vẫn còn là đệ nhất bánh mì thịt.

Tại Mỹ, "Banhmi" hay "Banhme" giờ đang trở thành phổ biến, và là món công nghệ, có bán tại sân bay ($8, và sân bay thì cái gì cũng $8 cả)hay tại các cửa hàng Mỹ cấp cao cùng với các loại hàng khác, bảo đảm organic và $10/ổ (bánh mì tại khu người Việt là $3. Riêng tại các nơi Mỹ này, không có giò mà là gà thông dụng nhất hay chay thời thượng.

Như vậy, đường ra thế giới của bánh mì thịt nguội là con đường không có giò lụa!

23:08 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  admin

@ Đặng Thái: trong bài "Sotheby's thắng lớn ở Hong Kong" nhé, phần cmt

22:48 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  Đặng Thái

Em có từng tranh luận khá loằng ngoằng với bác P.Đ.Tùng về những từ đệm mà bác Raumuong Noigian nhắc đến. Nhưng giờ em chịu không thể tìm nổi đoạn comment ấy là ở bài nào. Chắc phải xin sự trợ giúp của Soi.

22:26 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hô đế bác Thái chút! Củ chuối lá chuối còn, nước mình còn.
Tôi được ăn cỗ trên Bắc Giang, cái vùng cụ Đề "Hoàng Hoa ấy giỏi võ công/ Mùa xuân khởi nghĩa mùa đông mất đầu" ở Tân Yên, Yên Thế. Họ nấu nhựa mận với củ chuối thái ruôi, cũng ngon tuyệt! Còn công dụng của lá chuối thì khỏi nói!

22:20 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hỏi vui bác Đặng Thái một chút, những từ đệm sau trong tiếng Việt rất khó giải thích. Vậy theo cách bác giải thích "Tết nhứt" như thế, thì em có điều băn khoăn là cái từ "tiền nong" ạ. Nếu tiền ni-lông bây giờ ở ta tiêu ấy, có lẽ cả nong tiền mới đáng là tiền thật. Cảm ơn bác!!! Cái món gọi là "giò cuốn" hay "giò lây" bác nói, em về Đông Hưng thái lọ ăn cưới thằng bạn cũng từng được chén, đó là một cục thịt ba chỉ cuộn lại gói lá chuối rồi đem luộc. Lúc thái ra bì nhuốm mầu xanh xanh thơm của lá chuối. Ăn với cơm nóng và mắm chanh tiêu ớt thì hết sẩy. Nghĩ lại vẫn "rõ dải". Món ăn Việt Nam muôn năm, ăn xong no muốn nằm... Giá như chính trị, kinh tế, văn hóa ba thứ cột to ấy đủ to như số dân ta, làm bệ đỡ ra thế giới ổn, thì món Ý, Tầu, Pháp chắc đã hơn gì nhiều, bác nhẩy! Họ có cái kỹ, tinh và thủ thuật lằng nhằng hơn mình, nhưng mình cũng có cái riêng đặc biệt của mình chớ!

10:39 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  hieniemic

"Nhưng bánh mì kẹp kiểu miền Nam này thường thực đơn không có kẹp chả lụa."
Biết là Đặng Thái đang viết về bánh mì Việt ở Tây, nhưng viết thế này làm người không biết lại tưởng bánh mì ở miền Nam không có giò lụa. Thật ra giò lụa là nguyên liệu chính của bánh mì ở miền Nam đấy chứ. Về dưới quê, ở cái hàng bánh mì nghèo nhất cũng có miếng chả lụa cắt ra nhét vào bánh mì, xịt tí nước tương, muối tiêu và dưa leo + dưa chua.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả