Bàn luận

Nói nhăng nói cuội về Tết (bài 1):
sao tháng Giêng lại là Tết, mở đầu cho tháng ăn chơi?

Xuân từ trong ấy mới ban raXuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà                                                  (Xuân-Trần Tế Xương) Gần Tết, có chuyện một loạt bài báo trên một trang mạng xới lại ý […]

Ý kiến - Thảo luận

15:29 Thursday,9.2.2017

Đăng bởi:  SA

@Candid

-Iran theo đạo Hồi và mừng các lễ Hồi, ăn Tết Hồi giáo (niên đại 1438)

-Họ cũng phải biết lịch Tây như mọi người, lịch Gregory (niên đại 2017)ta dùng và cả lịch Julian (chính giáo ki tô của thiểu số Armenia)

-Nhưng chính thức thì Iran vẫn dùng lịch Ba Tư cổ truyền, Solar Hijri (niên đại 1395). Chính thức là trên công văn, giấy tờ... Lịch này theo dương lịch, mặt trời (là biểu hiệu của Ba Tư) 365 ngày trong khi Hồi giáo theo mặt trăng (là biểu hiệu lưỡi liềm) 360 ngày. Đây cũng là lịchh chính thức của Afghanistan, và tuy không chính thức vẫn được 1 số dân tộc các quốc gia trong khu vực ảnh hưởng của Ba Tư ăn mừng (Kirgyzstan, Tajikistan gì đó) kiểu mình ăn mừng Tết Ta. Nó hiện là năm 1395 thôi vì mới đổi niên đại từ 1979. Thời vua Shah, cũng lịch này, ông thêm 1180 năm (đổi năm thôi chứ không đổi ngày tháng). Thì vua mà, muốn sao chẳng được.

Như vậy, trong cuộc sống thường ngày, người Iran phải biết đến 3 thứ lịch, nhưng họ ngoan cố vẫn không chết (cho Mỹ nhờ).

Tết Iran, Tết Hồi giáo có những tục như Tết Ta, cắn hạt dưa hạt bí, ăn món đặc trưng, đi thăm họ hàng, trẻ con được mừng tuổi và mặc quần áo mới, kiêng cữ xúi quảy.

Ngày đầu năm tại Iran, dĩ nhiên là từ nửa đêm trở đi, nhưng ăn mừng là vào đúng lúc mặt trời xuân phân ở giữa xích đạo. Chuyện này mỗi năm mỗi khác, thí dụ 2017, sẽ vào lúc 13:58:06 ngày 20/3 và 21/3 là ngày đầu năm 1396.

Lôi thôi thế, nhưng mà trẻ con người lớn vẫn vui thôi. Bộ phim "The White Balloon" (1995) của Panahi kể 1 chuyện xảy ra 1 giờ 30 trước Tết này (năm đó làvào lúc 17 giờ)

13:11 Thursday,9.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Bác SA: hay là năm mới theo lễ Ramadan? Vì em nhớ lễ này tính theo lịch Hồi giáo, lịch mặt trăng, một năm đâu đó chỉ 340 ngày so với 365,4 của dương lịch nên lễ này thay đổi luôn.

1:49 Thursday,9.2.2017

Đăng bởi:  SA

Nước nào mà chẳng có Tết, kể cả Congo.

Thí dụ, Iran là 1 nước nghe đâu Hồi giáo thì phải nhưng vẫn ăn Tết cổ truyền Ba Tư và dùng lịch Ba Tư (hiện là năm 1395 trong khi lịch Hồi là 1438. Vừa Hồi, vừa Ba Tư, hẳn là họ cũng ăn mừng luôn cái Tết Tây (2017)nhưng mặc dù ảnh hưởng của Hồi giáo mạnh (ai dám nói Hồi giáo không mạnh tại Iran), cái Tết quan trọng nhất có lẽ là cái Tết Ba Tư cổ truyền Nowruz.

Nowruz vào dịp Phân Xuân, "giao thừa" là khi mặt trời nhúc nhích gì đó trong ngày (vernal equinox)và ăn mừng trong 13 ngày nhưng ngày nay công sở, trường được phép có 1 tuần.

Nó ám ảnh đến độ, TT Ahmadinejad khi gặp TT Medvedev vào dịp tháng 6/2009
Medvedev: How are you?
Ahmadinejad: Yes. Happy new year.
Medvedev (không hiểu gì nhưng nhanh trí): Happy new year too.

Tết New year Nowruz năm 2009 đó là vào ngày 21/3.
Năm mới Hồi giáo là vào ngày 1/12/2008. Tết dương lịch là vào...1/1/2009 và sau đó Tết theo lịch chính thống ở Nga. Tháng 6 chẳng có Tết nào cả. Hay là Tết Congo?

https://www.youtube.com/watch?v=c2Pt4Iucb8I

1:34 Thursday,9.2.2017

Đăng bởi:  Mai Ba

Mình lại nghĩ vấn đề ở đây không chỉ là theo Tàu hay theo Tây mà là chuyện ngày nghỉ phép của người lao động.
Ở mình phép năm đã ít, lại phải dòm trước ngó sau. Có một thời gian mình làm ở khu vực nhà nước khi viết đơn nghỉ phép còn phải viết lý do (phép năm là quyền lợi của người lao động, tại sao phải cần lý do?).
Chưa kể người lao động tay chân hầu như không bao giờ dám nghỉ phép. Chỉ có dịp Tết Nguyên Đán là nhà nhà người người đồng loạt nghỉ dài hơi, người ta không phải ngại khi nghỉ.
Người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Nếu ngày phép thực sự là quyền lợi của người lao động thì ai muốn ăn Tết gì cũng xong, hoặc không muốn ăn Tết vẫn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

18:49 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  NhungHoang

Bỏ Tàu để mà theo Tây, thì cũng chẳng khác gì“Nhà này mà ăn Tết thì tao giết” :)
http://www.vtc.vn/giao-su-le-van-lan-tet-duong-lich-chi-la-mon-an-them-d103178.html

15:22 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  candid

Trong bài cũng có nói ngừoi Tàu chỉ ăn hai Tiết (Tết?) Nguyên đán và Trung Thu nhưng ít nhất là họ có ăn thêm hai cái Tết nữa là Tết Nguyên Tiêu và Tết Đoan Ngọ.

12:06 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Nhìn quanh ta một số nước như Lào, Cam, Thái, Myanmar họ ăn Tết cùng thời gian với nhau khoảng Tháng 4. Dân ta hay gọi là Tết té nước. Tết này không liên quan gì đến tết Âm lịch vì họ không nằm trong danh sách các nước đồng văn với Trung Quốc.

Những nước này chắc họ cũng chả có ý định bỏ Tết của họ.

11:55 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  Hộng

Cái gọi là văn hoá, truyền thống, đất nước dân tộc cũng chỉ là những quy ước lâu đời với nhau mà thành, nếu cứ dựa trên kinh tế, hay hoà hợp mà bỏ đi cho tiện, thì vốn dĩ có nhiều thứ thông dụng hiện nay được dùng trên toàn thế giới cũng không phải là tối ưu, chẳng phải nên bỏ hay sao? Ngày giáng sinh mà hiện nay rất nhiều người chờ đón lại chỉ phù hợp với 1 số ít nước vùng ôn đới, hàn đới có tuyết, có thông. Đa phần các nước khác, với đa số dân số thế giới đều dùng tuyết giả, thông giả, rất xấu mà lại còn hại cho môi trường, thế mà có ai xui ai khiến từ bỏ? Đều chỉ là vì bị cái bóng của văn hoá khác đè lên, thoát bóng này rồi chui vào cái bóng khác.

9:23 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  Lacrangcavo

Ở đây không bàn đến chuyện nên bỏ Tết Nguyên đán đi hay không, vì thực ra tôi cũng chẳng có chủ kiến gì rõ ràng với vấn đề này. Từ mấy năm nay, nhà tôi cứ Tết là đi du lịch nên có bỏ hay không, đối với tôi cũng chả quan trọng.
Nhưng bài viết này (cổ vũ việc bỏ) thì theo ý kiến cá nhân tôi là dở, cảm tính. Mặc dù trong bài có chê những bài khác là cảm tính.
Chỉ cần nêu đoạn cuối này:
"Nhưng thử hỏi xem, những nước nào còn trên thế giới đón “Tiết nguyên đán” với người Trung Quốc? Đó là quốc đảo Singapore bé tí nhưng kinh tế hùng cường, 70, 80% là người gốc Hoa. Đó là Triều Tiên hay Đại Hàn, từ trong lịch sử luôn thần phục văn minh Trung Hoa một phép. Đó là Mông Cổ, ngày xưa vó ngựa Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm phương Nam, rồi bị văn hóa Hán chinh phục ngược, dẫn đến mất luôn cả nước mình, hiện nay thì cũng chẳng khác “sân sau” của anh Tàu là mấy. Và cuối cùng là chúng ta, chẳng biết đến bao giờ mới dũng cảm thoát ra khỏi cái bóng to đùng sát nách như thế?"
Tác giả viết như thế này, làm cho độc giả có cảm tưởng là trước đây nhiều dân tộc ăn Tết Nguyên Đán, giờ bỏ hết, chỉ còn vài nơi như liệt kê. Nhưng không phải vậy, từ trước tới nay, chỉ có những nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mới ăn Tết Nguyên Đán . Tóm lại là chính những nước được bài viết liệt kê. Đất nước đáng kể bỏ Tết Nguyên Đán, mà ăn Tết Dương (nhưng cách ăn tết vẫn theo kiểu cũ) có lẽ chỉ có Nhật Bản.
Ngoài ra tuy không phải là Tết Nguyên Đán, nhiều dân tộc, đất nước khác cũng vẫn ăn cái Tết của riêng họ. Mặc dù họ cũng Tây hóa nhiều. Ví dụ đất nước Thái Lan, đất nước mà nhiều người vẫn lấy làm gương về sự thân thiện với các nước phương Tây, gương về sự nhũn nhặn, hòa bình với các cường quốc, để giễu cợt Việt Nam.
Vả lại xét cho cùng, chính những nước phương Tây, nếu nghĩ kỹ ra, cũng có cái Tết của riêng họ. Đó là ngày Giáng Sinh. Đó mới là ngày Tết thực sự của họ, chứ không phải ngày 1-1.
Nếu hô hào hòa nhập, có lẽ ta nên ăn Tết Giáng Sinh mới là đầy đủ.

8:25 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  candid

Âm dương lịch tưởng là theo mặt trăng nhưng thực ra vẫn theo mặt trời với các mốc cố định tiết đông chí trùng với ngày 21/12 hoặc ngày 22/12 theo lịch mặt trời là ngày mà đêm dài nhất. Tiết xuân phân cũng trùng với khoảng thời gian có ngày 21/3. Tiết hạ chí trùng với ngày 21/6. Để bù trừ phần lệch giữa âm lịch và dương lịch thì âm dương lịch có thêm tháng nhuận vào một số năm.

8:22 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  Hoang Hoi

Tàu nó có nền văn minh khổng lồ, từ cách đây hơn cả ngàn năm mà nhà thiên văn học của nó đã ghi nhận một vụ nổ của một ngôi sao chết tạo siêu tinh vân - điều mà mãi sau này khoa học dùng phương tiện cực tiên tiến mới thấy rõ. Nó đã chọn ngày đó tháng đó làm ngày đầu một năm mới thì không phải là chuyện vớ vẩn, cũng đã nghiên cứu làm sao hợp với vận hành trời đất (ở khu vực) nhất. Người Việt mình đang sống trên đất Việt, tức cùng hệ kinh độ với Tàu cứ giỏi mà làm theo anh Tây ở nơi xa, rồi biết tay ngay :-)))

7:59 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  candid

Gần đây trên mạng có bài của Vinhhuy Le khá thú vị về việc Tết và lịch của Tàu trong đấy có nói đến 3 lần đổi lịch từ thời xưa, Tết chuyển từ tháng 1 (tháng Dần) sang tháng 12 (tháng Sửu) rồi về tháng mười một (tháng Tý) sau đấy đến thời Hán thì cố định ở tháng Dần như hiện nay. Nên khi tính tháng theo 12 con giáp luôn đếm từ Dần trở đi.
Cũng theo tác giả thì 12 tháng được người Tàu xưa đặt bằng 12 quẻ theo vòng Doanh-Tiêu-Hư-Tức. Tháng Tý (tháng 11) được thể hiện bằng quẻ Phục với hào 1 dương và 5 hào âm và kết thúc bằng quẻ Khôn ở tháng 10.
Tháng Dần (tháng 1) là quẻ Thái với 3 hào dương ở dứoi và 3 hào âm ở trên thể hiện âm dương giao hòa, cũng tương ứng với câu Càn khôn Bĩ rồi lại Thái, lại thể hiện câu Tam dương khai thái nên được người Tàu chọn để làm Tết bắt đầu năm mới.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả