Điện ảnh

“Đồng chí Kim đi (đu) bay”: cứ vậy đi lại chấp nhận được

  Đây có lẽ là bộ phim Triều Tiên (2012, đạo diễn Kim Gwang Hun) được quốc tế biết đến nhiều nhất sau Pulsagari (1985, thể loại quái vật giả tưởng ).  “Comrade Kim Goes Flying” được gửi đi dự nhiều Liên hoan phim quốc tế, chiếu tại các Đại học Âu Mỹ, có trang […]

Ý kiến - Thảo luận

20:55 Saturday,6.7.2019

Đăng bởi:  minh vu

Hay nhứt là câu kết " Chấp nhận được và  được chấp nhận "Bài viết hay .

20:45 Saturday,25.2.2017

Đăng bởi:  dilletant

"Lãnh đạo công trường đi nhầm vào phòng thay đồ của nghệ sĩ xiếc , ông bị đuổi ra và lạc lên sân khấu đang biểu diễn" đúng là một kịch bản kiểu xô (khoảng từ cuối 1970, đầu 80). Câu kết của tác giả SA cũng có ý này. Còn về văn phong, ngồi nghĩ mãi thấy câu ca ngợi nào của mình cũng chỉ vét đĩa (không xứng) so với ngòi bút của tác giả. Đọc bài của bác SA, dilletant đỡ bị chứng tâm thần do phải chịu những tai nghe mắt thấy hàng ngày. Kính chúc sức khỏe bác. Đa tạ.

16:59 Saturday,25.2.2017

Đăng bởi:  Candid

Các bác: phải kể đến Pretty woman mới đúng chứ.

14:41 Saturday,25.2.2017

Đăng bởi:  Lacrangcavo

""Maid in Manhattan" (2002, Wayne Wang) cũng đại khái, Jennifer Lopez là 1 bà mẹ đơn thân làm phòng trong 1 khách sạn 5 sao, Ralph Fiennes là ứng cử viên thượng nghị sĩ. Kết luận là Hoa Kỳ là 1 nước có nhiều cơ hội và bình đẳng, còn tình yêu thì muôn đời vẫn thắng!"

Vâng :-), em lại nhớ đến một câu của một bác, em chỉ biết nick của bác ấy ở các diễn đàn là "Phó Thường Nhân" và bác ấy sống ở Pháp (chắc phải 20 năm rồi).

Đại khái: Mỹ thực ra là Liên Xô lộn ngược. Tức chỉ là ý thức hệ đối ngược nhau thôi, còn thì ...

11:26 Saturday,25.2.2017

Đăng bởi:  SA

@ Lacrangcavo

"Maid in Manhattan" (2002, Wayne Wang) cũng đại khái, Jennifer Lopez là 1 bà mẹ đơn thân làm phòng trong 1 khách sạn 5 sao, Ralph Fiennes là ứng cử viên thượng nghị sĩ. Kết luận là Hoa Kỳ là 1 nước có nhiều cơ hội và bình đẳng, còn tình yêu thì muôn đời vẫn thắng!

17:44 Friday,24.2.2017

Đăng bởi:  Lacrangcavo

"Bộ phim này, về mặt chuyên chở y thức hệ, không khác vô khối các phim Âu Mỹ, hay gần gũi hơn, các phim Hàn Quốc bên kia vĩ tuyến thứ 38. Nó ngây ngô, gần với một phim bộ truyền hình hơn là một phim điện ảnh."

Ý này, em cũng nhận ra một thời gian trước đây. Giờ thấy nhiều phim hiện đại của Mỹ, Nhật, Âu bây giờ na ná như những phim Xô Viết hồi xưa.
Ví dụ tiêu biểu là phim "Wood job" của Nhật:
http://www.phimmoi.net/phim/wood-job-3770/
https://en.wikipedia.org/wiki/Wood_Job!

Xem phim này, cứ như xem phim của Liên Xô và Đông Âu hồi xưa, hoặc thậm chí của Việt Nam (Việt Nam thì ít tiền nên 0 phải là phim mà thường là các vở kịch).
Một chàng trai vì một lý do nào đó (thi trượt đại học, hoặc bố mẹ mất đột ngột, hoặc bị bạn bè, họ hàng xa lánh,...) được đưa đến một công trường hoặc nông trường xa xôi, công việc thì thấp kém, nhàm chán (theo quan điểm của anh lúc đầu). Nhưng rồi được mọi người ở đó thương yêu, giúp đỡ, quan điểm của anh dần thay đổi.
Ví dụ Tiệp Khắc thì có phim này:
https://www.youtube.com/watch?v=obMZRuxD8vw

(Phim này lại sử dụng nhạc trong phim God Father)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả