Ăn uống

Pha Lê nấu ăn: cho trái cấm của Nhật cặp kè với phô mai

Mọi dự định bị đảo lộn sau khi cắn phải miếng táo Nhật. Đầu đuôi là Ân Nam có nhập một lô táo Nhật về, hình như giờ đang cuối mùa, hết đợt này là hết táo nên bấm bụng mua vài trái ăn thử cho vui. Hiện đang có táo Fuji, táo Shinano vàng […]

Ý kiến - Thảo luận

20:25 Monday,3.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Lê Anh: bạn vào phần tìm kiếm ở trang chủ Soi, gõ chữ mơ muối vào dòng nội dung là ra mấy bài có nhắc đến mơ muối và hẳn một bài về mơ umeboshi nhé.
Thân mến,

19:51 Monday,3.4.2017

Đăng bởi:  Lê Anh

Chị ơi,
Em nhớ có lần đọc được bài của chị nói về quả mơ ngâm kiểu Nhật, dùng để ăn với cơm trắng và cháo trắng, nhưng hiện em không nhớ bài viết tên gì và cũng tìm không ra, chị có thể cho em xin tiêu để bài viết để em search cho dễ không ạ.
Em cám ơn chị nhiều ạ

7:44 Friday,24.3.2017

Đăng bởi:  Phusi

@Phale: Đào Nhật thì miễn chê, nhất là loại đào trắng, xứng đáng là vua của các loại trái cây. Mềm như tan nơi đầu lưỡi, vị ngọt thanh, hương thơm sang trọng rất quý tộc. Năm 2015 đào tại nông trại của ông Matsumoto ở Osaka được trao kỷ lục guiness là "đào ngọt nhất thế giới". Thông thường đào Nhật có độ ngọt 13 độ trở lên đã ngon bá chấy, nhưng đào của ông Matsumoto có độ đường trung bình 22.2 độ. Tuy ở Nhật nhưng mình cũng chưa từng được ăn thử đào này.

Nhật còn có một vài giống nho ngon không tưởng tượng nổi. Ai có dịp sang Kyoto du lịch vào mùa thu lá đỏ nên mua ăn thử tại các quán trái cây nhỏ bán dọc đường. Nho màu xanh hoặc đỏ to như trái táo ở Việt Nam, vỏ bóng như ngọc. Mỗi chùm 3-4 lạng giá khoảng 4000-5000 yên. Giá đắt khủng khiếp nhưng ăn thử một trái rồi thì không thể dừng lại được.

19:13 Thursday,23.3.2017

Đăng bởi:  phale

@Phushi: Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin nhé. Bà chị nuôi cũng từng kể nghe về cách dân Nhật trồng táo, nghe xong thấy hãi hùng. Mà chị ấy bảo đào còn ngon bất thường, nhưng chưa có dịp thử đào.
@vinhnguyen: Mình không rành giống táo lắm, mà Việt Nam táo gần như là nhập (trừ mấy loại táo xanh nhỏ xíu của bản địa, kiểu táo mèo bà con hay lấy ngâm rượu), ăn táo Tây nhập chả thấy ngon gì, mãi tới khi ăn trúng táo Nhật nên mình có hứng làm vài món thế. Chứ giống táo mình chỉ biết gọi là cơ bản. Bạn thíchh thì từ từ mình ngâm cứu thêm rồi mới có bài nhé.

13:51 Thursday,23.3.2017

Đăng bởi:  vinhnguyen

Đọc bài thấy thích quá ạh. Chị Pha Lê và Soi tổng hợp một số giống táo đi ạh!

8:58 Thursday,23.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Nói đến táo Nhật mới nhớ còn nợ chưa hoàn thành tinh chỉnh bản dịch cuốn "Những quả táo" để gửi Soi. Haizz ai rong chơi hộ đây!

8:18 Thursday,23.3.2017

Đăng bởi:  Phusi

Táo Nhật có rất nhiều chủng loại, và người Nhật trồng táo cũng rất công phu.
Táo Shinano chị Pha Lê mua là đặc sản của tỉnh Nagano quê hương của 3 loại táo nổi tiếng (gọi là Ringo 3-kyodai, hay 3 anh em nhà táo) gồm có:
-Shinano sweet: màu đỏ, đặc điểm chính là độ ngọt mạnh, độ chua hơi yếu, hương thơm hơi mạnh, độ cứng hơi mềm (theo bảng đánh giá của Nhật).
-Shinano gold: màu vàng, độ ngọt mạnh, độ chua và hương thơm hơi mạnh, cứng. Nồng độ đường tương đương Shinano sweet nhưng do độ chua cao hơn nên khi ăn có cảm giác không ngọt sắc bằng Shinano sweet.
-Akibae: màu đỏ sậm, cả 4 chỉ tiêu ngọt, chua, hương và độ cứng đều là "hơi mạnh".

Còn táo Fuji cũng là loại nổi tiếng của Nhật và chia làm 2 nhóm chính:
-Fuji: khi táo chuẩn bị chín người ta bọc từng trái bằng một túi giấy để bảo vệ sâu bọ. Chính vì vậy Fuji có vỏ mỏng, đẹp (ăn không cần gọt vỏ) và vị ngọt dịu.
-San Fuji: cùng giống với Fuji nhưng trồng nơi nhiều ánh nắng, táo không bọc túi giấy để thu nhận ánh sáng mặt trời. Táo này do đó có vị ngọt sắc và độ đường cao, nhưng vỏ không được đẹp do hay bị sâu, thời gian bảo quản ngắn hơn Fuji.

Một loại táo nữa đang có bán ở Viet Nam (giá rất chát) là Sekai ichi (tức số 1 thế giới). Đây là loại táo khổng lồ (nặng 400-1000g) trồng ở Aomori. Táo này tuy vậy hơi xốp và ăn không ngon lắm.

Các loại táo trên theo hướng dẫn của người Nhật thì cách ăn tốt nhất là ăn sống hoặc làm bánh nướng, tiếp theo là làm sinh tố hoặc mứt.

19:15 Wednesday,22.3.2017

Đăng bởi:  phale

@Frederic Cacao: Mình chưa ăn pink lady trồng theo kiểu như Nhật bao giờ, từng ăn pink lady "không tới nỗi phun xịt" nhưng cũng có bón xíu hóa chất. Nói vậy chứ ngay cả hữu cơ cũng tùy trồng chăm kiểu nào. Nhật họ chăm trái cây thấy phát mệt. Một cành mọc 2 trái táo là hái một trái vứt xuống đất, coi như "bón" đất. Họ để một cành nuôi đúng 1 trái thôi để tập trung dưỡng cho trái đó thật ngon, không bị canh tranh với trái khác.
Bởi vậy táo Nhật thơm, vỏ mỏng, không chát hay ngang ngang, vị ngọt lại rất nhẹ nhàng mà đầy đặn. Ăn xong không cảm giác là miệng... có mủ (cái này mình bị nhiều hơn người khác, không rõ là vì đâu). Trước giờ cũng ăn đủ loại táo (hồi còn ở Tây, về Việt Nam rồi gần như không đụng nữa) mà chẳng thấy ngon lắm, ăn cho có thêm chất tại bên Tây rau ngon đắt, thành thử mua táo ăn bù. Còn ở đây giờ mới mua táo Nhật ăn và thấy nó hấp dẫn quá thôi, khác hẳn mấy loại táo kia. Ngoài giống, mình nghĩ đa số là do cách trồng, chăm bón. Pink Lady hồi ấy mình ăn thấy cũng thường, nhưng chăm kiểu Nhật không chừng sẽ ngon ra :)

18:09 Wednesday,22.3.2017

Đăng bởi:  Frederic Cacao

Nghe Pha Lê tả hấp dẫn quá. Táo Nhật này so với táo Pink Lady thì thế nào hả Pha Lê? Mình chỉ biết mỗi táo Pink Lady là ngon. Nếu nấu ăn với táo thì mình hay cắt nhỏ táo rồi trộn với salad khoai tây, ngon thôi rồi. Dân Pháp thì hay ăn táo với dồi tiết (boudin)nhưng mình không khoái món này lắm, cho táo vào để dồi đỡ ngán hơn thôi chứ bản thân dồi Tây chẳng ngon.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả