Thiết kế

Quốc bảo thường để cất đi
Vậy nên triển lãm phải phi đến liền

Vậy là đã “nửa thập kỷ” từ ngày mình đi Hàn Quốc, xem các quốc bảo của họ và cũng là lúc Việt Nam bắt đầu công nhận các “bảo vật quốc gia”. Đến hai năm trở lại đây, khi Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam thúc đẩy để ký thêm liền ba quyết định, […]

Ý kiến - Thảo luận

15:13 Saturday,25.3.2017

Đăng bởi:  Linh Vũ

Về thạp Đào Thịnh thì em nghĩ câu hỏi bạn Tây đó không phải là sai đâu ạ. Theo như trang này, nó giải thích như sau:

- Về ngôn ngữ học thạp biến âm với tháp, Đại Hàn ngữ tap, Hán Việt ta tất cả có gốc từ Phạn ngữ stupa, có nghĩa là mồ mả (Ý Nghĩa Của Tháp Phật). Ta cũng thấy rất rõ tháp (kim tự tháp) dùng làm mộ cho giới vương quyền ví dụ như Ai Cập cổ, Thổ dân Mỹ châu (Aztec, Maya) chẳng hạn. Điều này cho thấy thạp có một khuôn mặt liên hệ với chôn cất, mai táng.
- thạp là "jar" là dạ có một nghĩa liên hệ với dạ con. Thạp có một khuôn mặt là dạ con của vũ trụ vì thế mới dùng trong mai táng trong Vũ Trụ giáo. Người chết chôn trong túi vũ trụ, dạ con vũ trụ, trở về với nguồn cội vũ trụ sinh tạo, để được tái sinh hay về miền hằng cửu.
Thạp dùng trong mai táng tương đương với vò chum, thạp đất nung (Sa Huỳnh), đá (Cánh Đồng Chum), kim loại (văn hóa Đông Sơn), thạp gỗ mạ vàng (của vua chúa Myamar, Thái Lan, Lào…) dùng trong mai táng (Lào: Vén Màn Bí Mật Cánh Đồng Chum).
- Còn hình tượng phồn thực, nam nữ (ÂM-Dương) trên thạp biểu trưng cho sinh sản, tái sinh, hằng cửu liên hệ với thượng đế

Và em thấy ở nhà mồ Tây Nguyên cũng có biểu tượng như này và được nghe giải thích biểu tượng phồn thực là do người ta quan niệm sẽ được tái sinh sau khi chết....

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả