Đi & Ở

Yên Tử: vớt vát một chuyến kẻo rồi qua Xuân

Cứ như mọi năm Tết xong cứ cuối tuần xách xe máy chạy Đông, Tây, Nam, Bắc để đi ngắm cảnh chùa và lễ hội. Năm nay có lẽ tại thời tiết sau Tết không có chút xuân nào, không có mưa phùn lắc rắc, bay bay, không có lá non đâm chồi nảy lộc, […]

Ý kiến - Thảo luận

10:44 Wednesday,29.3.2017

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Dương Trần đính chính, đúng là em nhớ nhầm thật. Nhưng chủ yếu chốt lại là nhà vua cũng không phải là người đầu tiên nghĩ lên Yên Tử tu. Có nhiều sư khác tu mà thậm chí trước đạo Phật, có An Kì Sinh là người tu tiên nên mới có tên núi là An Tử.

Còn thì đến Phật nếu em nhớ không nhầm thì cũng có nói pháp của ngài có đến 8 vạn tư nên khó có thể nói pháp nào là chính hiệu, pháp nào là fake 1, pháp nào là fake 2. :D

9:46 Wednesday,29.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Đoạn bác Candid vừa kể là truyện về vua Trần Thái Tông, không phải Trần Nhân Tông.
Còn tôi cũng không dám lạm bàn nhiều về việc tu hành của vua. Cái này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội của thời đại nên chúng ta cũng không thể nói chắc được tu thế nào mới là tu.

7:44 Wednesday,29.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Về Trần Nhân Tông, thiền phái Trúc Lâm và Yên Tử em thấy mình vẫn còn lơ mơ và lõm bõm nên không dám bàn nhiều. Em chỉ thấy rằng các nơi gắn với Trần Nhân Tông như am Ly Trần, am Ngoạ Vân đều là những chỗ khiêm nhường như chỗ tu tập của các sư ở Tây Tạng. Sư Tây Tạng nhập thất mấy năm trời cũng phải có đệ tử người nhà lo tiếp tế lương thực. Trước Trần Nhân Tông cũng có các sư khác tu trong núi, lần đầu Trần Nhân Tông định lên núi tu, đến xin ở một am trên núi, Trần Thủ Độ gây sức ép bảo vua ở đâu thì đô đóng ở đấy. Sư phải xin vua khỏi làm ảnh hưởng chỗ tu hành.

Chữ Tiên trong chữ Hán gồm bộ nhân và chữ Sơn chắc cũng có nghĩa gì đó.

7:09 Wednesday,29.3.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Theo như ý kiến của ông Tạ Chí Đại Trường thì Nhân Tông lập phái ở Yên Tử một phần là để kết hợp với Thiên Trường và Thăng Long tạo thành một vòng cung kiềm chế Vạn Kiếp.

5:55 Wednesday,29.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Em nghĩ Phật là Phật mà Trần Nhân Tông là Trần Nhân Tông. :D

22:48 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  P.B

Am Ngọa Vân tài liệu mà bác Candid nói "chỉ là am nhỏ" nhưng cũng là một kiến trúc "đựng" được Phật hoàng và đệ tử, đủ lập một phái Trúc Lâm. Phật hoàng đã ở đây thì phải có đệ tử tìm lương thực.
Việc tu nơi địa hình phức tạp này tốn nhiều công sức của nhiều người, không như Phật Thích Ca đi trên đồng bằng từ vùng này sang vùng khác hoằng pháp, có gì ăn nấy cơm thừa canh cặn cũng không lấy làm điều, cũng chẳng chọn vị trí cảnh đẹp hợp phong thủy "thanh long" với "bạch hổ" mà tu. Phật hoàng mình vẫn còn nệ hình tướng lắm thay. Lại nghĩ đường lên núi khó thế, thương những người mất công khó nhọc hậu cần ngày ấy phục vụ một lối tu nhiêu khê.
Các bác đọc thêm bài này.

22:30 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Em nhớ có lần đọc về Am Ngoạ Vân là nơi Phật Hoàng ờ đây

22:17 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Thím Hỏi

Xin hỏi bác Đại Ngu đọc đâu ra chi tiết Phật hoàng chỉ ở trong một cái chòi nhỏ trên Yên Tử? Bác gửi giúp link với. Đa tạ bác.

22:01 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Ngày xưa Phật hoàng tu chỉ có cái chòi nhỏ trên đó mà thoai. Giờ các ông sư mới muốn kinh doanh đội lốt Phật giáo nên mới làm chùa chiền to đùng rồi lăng xê quảng cáo thành thương hiệu để kiếm chác!

Tôi thấy tu trên núi cao quá tốt! Tôi mà là đàn ông và sống ở thời đại chưa bị cơ giới hóa khủng khiếp như bây giờ thì tui cũng thích leo lên đỉnh núi chót vót để tu! Cảm giác nhìn xuống cái đám nhân quần bon chen danh lợi suốt ngày ở dưới kia thấy rất chi là TỰ SƯỚNG!!! :)))))))))

Tu mà vẫn kiêu thế thì chưa đắc đạo nhỉ! Nhưng cái gì cũng phải dần dần. Xả bỏ dần chứ làm sao mà sạch tinh ngay được!!!

20:19 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  P.B

Mình nghĩ Phật hoàng cũng ác ôn, tu gì tuốt trên cao làm khổ bao nhiêu nhân công vác đá làm chùa trên ấy, dù bé cũng là cơ cực người ta, nữa là không bé. Nếu đã thực tu thì tu đâu chẳng được, ngay trong cung hay ra ngoài thành chòi lá... Còn bảo là lên đó mới yên mới thiền được thì đâu phải đẳng cấp Phật Hoàng. Làm gì có tiếng ồn, chỉ là tâm ồn mà thôi. Và tu mà còn nệ hình thức là còn "ma" náu trong tâm.

19:59 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Bác Tùng làm em tò mò Gúc lại thì cũng ra cái ảnh như bác Đặng Thái post. Mà em tìm hiểu nữa thì chùa Đồng ngày xưa cũng nhỏ và xây dựng đâu tận thế kỷ 17-18 khi Thiền phái Trúc lâm đã lụi tàn.

19:03 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

anh nói cái rất nhỏ và cũ kỹ. Thực ra kiến trúc nó chẳng có gì, chỉ như hòn đá mốc, nhưng rõ ràng phù hợp hơn với tổng thể. Nói là chùa thì quá nhưng là một cái miếu nhỏ như thờ sơn thần. Tại cái đinh rất cao, anh thấy cái miếu nhỏ xíu đó cũng đủ linh thiêng. Muốn nói đẹp hay xấu nhưng trông nó không giống mô hình hay đồ chơi. Còn cái đình bắc bộ kia thì anh thấy không hợp cảnh chút nào, rõ ràng như đồ chơi.

18:24 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Đặng Thái

Vừa đăng comment xong, chuyển sang đọc báo lại đập ngay vào mắt là tin sắp đúc một của nợ

18:08 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Đặng Thái

Anh Tùng nhiều lúc hay cực đoan, em không khen chùa Đồng mới là đẹp nhưng bảo không bằng chùa cũ và nói chùa cũ "bằng đồng (mà lại) như hòn đá lớn" và "hùng vĩ" thì không đúng. Không biết là anh nói chùa cũ nào, vì có hai cái, một cái bê tông (cốt đồng), một cái bằng đồng dựng năm 93. Cả hai cái đều bé tí tẹo, sứt mẻ, chuông rồi bát hương đặt lỉnh kỉnh phía trước. Ngày xưa đường xấu, ít người lên đến chùa Đồng, nhưng ai lên cũng chê chùa xấu. Với cường độ mưa, nắng, gió (và thỉnh thoảng có bão biển) ở trên đỉnh Yên Tử, nếu cứ làm những thứ lỏn nhỏn thì chỉ được vài bữa lại bị thổi bay mất.

Ở hai link này có ảnh chụp của chùa Đồng ngày xưa, đâyđây

14:15 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  candid

Em trước kia chưa lên đến nên không rõ thế nào nhưng cái chùa Đồng em lên nhìn thì như một món đồ mỹ nghệ ngô nghê và vụng.

13:21 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Vì họ làm công trình dịch vụ thờ tự, chứ có phải tín ngưỡng đâu anh :)

11:49 Tuesday,28.3.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Chùa đồng cổ là một căn chùa nhỏ hơn cái bây giờ nhiều, làm kiểu chùa núi như nepal, rất đẹp và ăn nhập. Nó nhỏ như vẫn giống như một hòn đá lớn, bằng đồng, nên rất hùng vĩ. Chùa đồng bây giờ là một mô hình thu nhỏ của cái đình làng bắc bộ, giống hệt đình đình bảng bằng đồ chơi. Thực ra dân ta bây giờ tuyệt đối không nên làm một công trình tín ngưỡng nào, dù nhỏ, vì làm gì còn tín ngưỡng trong tâm đâu.

22:02 Monday,27.3.2017

Đăng bởi:  Candid

Em lần đầu đi Yên Tử chưa có cáp, đi cùng đoàn mọi người leo đến Hoa Yên mệt quá nên quay về. Lần 2 có cáp treo thì tắc cáp treo lên đến Hoa Yên thì cũng tối lại quay về. Đến lần này mới lên đến Chùa Đồng.

20:21 Monday,27.3.2017

Đăng bởi:  Frederic Cacao

Hình ảnh ví von đàn kiến leo lên một chén cơm/ bám quanh viên đường của bác Candid vừa đúng vừa hay lại vừa... thâm.

Em đi Yên Tử từ lâu lắm rồi, hồi chưa có cáp treo và chưa đông như bây giờ. Đứng trên đỉnh núi nhìn ra non sông trùng điệp, mây khói bay phất phơ, thấy lòng man mác.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả