Văn & Chữ

Đọc Kim Dung (bài 4): “tình thánh” Dương Quá và hình tượng máu

(Tiếp theo bài trước) Biểu tượng của máu Thứ gắn kết số phận Hoạt Tử Nhân Mộ và Tuyệt Tình Cốc là gì? Chính là chàng trai Dương Quá. Sự xuất hiện của chàng đã kích hoạt những cảm xúc bị ức chế, dồn nén của những con người “tuyệt tình”, “thiểu dục” kia, chẳng […]

Ý kiến - Thảo luận

6:49 Thursday,20.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Anh Tùng viết hay tuyệt vời :) em không hiểu gì Kinh Dịch nhưng đọc vẫn thấy hay ạ.

0:15 Thursday,20.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Nguyễn có phân tích đôi Quách tĩnh Hoàng Dung như là một đôi nho giáo mẫu mực, trong khi đôi Dương Quá Tiểu Long Nữ là đôi đạo sỹ phá cách. Theo mình thì cả hai đôi này vẫn đều nằm trong chuẩn mực Nho Giáo, chỉ là những trạng thái khác nhau.
Ta biết Kinh Dịch là một trong Ngũ Kinh của Nho gia. Vậy hãy xem bát quái sẽ lý giải thế nào về hai cặp đôi này.

Quách Tĩnh, Hoàng Dung có thể nói là cặp đôi Cấn Đoài.
Cấn là núi, có hai hào âm ở dưới, một hào dương ở trên cùng. Vì thế trong mềm mà ngoài cứng, lại có đặc tính là tĩnh chỉ, vì thế gọi là Quách Tĩnh, và luôn có liên quan tới núi. Tuy là quẻ dương (vì quẻ có một hào dương sẽ là quẻ dương) nhưng âm tính trong quẻ này cao, vì thế Quách Tĩnh bên trong thì tình cảm mà thụ động, bên ngoài thì kiên định, vững chắc.
Ngược lại Hoàng Dung là quẻ Đoài, với hai hào dương ở dưới, một hào âm ở trên, giống như mặt nước đầm trên đỉnh núi. Bên ngoài thì dung hoà nhu thuận, nhưng bên trong rất gan góc, cứng rắn. Tuy là quẻ âm nhưng thực ra dương tính rất nhiều. Trong quan hệ giữa Hoàng Dung và Quách Tĩnh, Hoàng Dung thường chủ động và cứng rắn hơn Quách Tĩnh.

Dương Quá Tiểu long Nữ là cặp Chấn Tốn
Dương Quá là quẻ Tốn, là gió, là thiếu âm, tức là một âm mới sinh ra ở dưới hai hào dương. Theo dịch lý, quá dương thì chuyển thành âm. Dương Quá là tình trạng quá nam tính nên từ sâu thẳm bắt đầu nảy sinh mầm âm, và cái mầm âm này lại làm chủ quẻ. Quẻ Tốn là gió, vì thế Dương Quá có tính phiêu dật, linh hoạt. Đó cũng là tính Dương, thậm chí nhiều dương hơn là Quách tĩnh (loại dương cứng nhắc của Quách Tĩnh là dương đã suy kiệt, sắp tiêu hết rồi, còn dương của Dương Quá như gió, mềm dẻo mà linh động). Nhưng vì sâu thẳm bên trong Dương Quá mầm âm khởi sinh, nên tại những chỗ vực sâu, hang tối, yếu tố âm nhu đó sẽ càng phát tác, nổi lên quyết định vận mạng. Máu là biểu tượng của âm tính, vì thế lúc tối hậu thì Dương Quá cắt máu. Còn bình thường thì Dương Quá hoàn toàn không âm tính, thậm chí là quá dương cương.
Ngược lại Tiểu Long nữ là quẻ Chấn, nghĩa là sấm, là thiếu dương. Chấn là quẻ có hai hào dương ở trên, nhưng một hào âm mới khởi ở dưới. Nếu dương quá là quá dương mà khởi âm, thì Tiểu Long Nữ là quá âm nên xuất hiện dương. Tiểu Long Nữ ở trong cổ mộ, luyện ngọc nữ tâm kinh, thành hoạt nhân, tức là chí âm chí nhu, nhưng chính vì thế từ sâu thẳm lại nảy sinh dương tính, và dương tính này quyết định bản chất sâu xa nhất. Long là biểu tượng hào dương trong kinh dịch. Tiểu Long là con rồng nhỏ, chỉ vào hào dương mới sinh ra ở vị trí hào 1 trong quẻ Chấn. Rồng cũng là con làm mưa làm gió, nên quẻ Chấn là sấm có liên quan tới Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ bên ngoài chí âm chí nhu, nhưng trong lõi cực kỳ dương cương, quyết liệt, đã làm gì thì như sấm đánh ngang tai, xong việc rồi mới nghe thấy tiếng. Máu là âm khí tinh chất, nên người Tuyệt Tình Cốc và cả Tiểu Long Nữ đều không cần máu, và không chịu được máu. Có nó vào thì chỉ làm tăng âm khí đã quá nhiều, khiến cho dương khí bị kìm nén càng bộc phát, nên có thể tẩu hoả nhập ma, hoặc là tức khí phun ra máu.

Như vậy, cả hai đôi này đều là trong dương có âm, trong âm có dương. Có điều đôi Quách Tĩnh Hoàng Dung thì là Dương nam, âm nữ, nên về lý thì sẽ thuận hơn, và những lúc quyết định nhất thì cũng thuận hơn, nhưng trong các tình huống thông thường thì Quách Tĩnh nhiều âm tính hơn, Hoàng Dung nhiều nam tính hơn. Quách Tĩnh có một hào dương tại thượng làm chủ, nên thường có xu hướng leo lên đỉnh núi.
Dương Quá Tiểu Long Nữ là âm nam dương nữ nên tổng thể sẽ có cảm giác trái khoáy, những lúc mấu chốt thì Dương Quá cũng âm tính hơn Tiểu Long Nữ. Nhưng trong biểu hiện thường nhật thì Dương Quá có thể coi là đặc biệt nam tính, và Tiểu Long Nữ là điển hình nữ tính. Dương Quá có một hào âm ở dưới làm chủ quẻ, nên có xu hướng chui xuống chỗ thấp tối. Còn Tiểu long Nữ thì tuy có một dương ở dưới làm chủ, nhưng dương này như con rồng mới sinh còn nằm trong đất, nên cũng có thể bằng lòng nằm dưới cổ mộ lâu dài mà chưa có nhu cầu chui ra, vẫy vùng.

Do cặp Quách Tĩnh, Hoàng Dung là thái dương thái âm nên ngay từ đầu đã có biểu hiện như một đôi nam nữ chín muồi, trưởng thành, ngay từ lúc trẻ mới gặp nhau. Trong khi đó Dương Quá, Tiểu Long Nữ là thiếu dương thiếu âm nên luôn giữ ấn tượng một đôi thanh niên thiếu nữ, cho tới cả khi quy ẩn.

11:47 Wednesday,19.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Dương Trần: cảm ơn bác quá khen ạ. Tìm hình cho mấy bài Kim Dung này rất khó nên em phải nhờ Soi đấy, nhưng lỗi của em là quên không chú thích lại. Soi đã bỏ hai cái tên kia rồi. Tập 15 mà tên là Tales of the night thì chắc chắn là ứng vào chương Phong lăng dạ đàm lúc Quách Tương gặp Dương Quá. Ngoài ra em đọc thấy bảo hình tượng Tiểu Long Nữ là do Kim Dung dựa theo nguyên mẫu con gái Tra Truyền Nột để tạo nên, nhưng tìm mãi ảnh cô ý hồi trẻ mà không có, bác mà thấy ở đâu thì cho em xin với.

10:37 Wednesday,19.4.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Nếu một ngày nào đó Tiểu Long Nữ theo Dương Quá trải nghiệm thế giới phù hoa thì chỉ là để mở rộng nhãn quan, để hiểu thấu thực tại, chứ với một người bản chất "băng thanh ngọc khiết" như vậy thì những ảo ảnh phù du đó không thể cám dỗ được nàng. Không phải là tự kiềm chế bản thân mà thực chất là CHÚNG KHÔNG THỂ CÁM DỖ ĐƯỢC NÀNG!!!

9:18 Wednesday,19.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

Bài viết rất hay và công phu, cảm ơn Anh Nguyễn. Góp ý nhỏ là trong ảnh thứ 2 từ dưới lên, nhân vật nữ trong hình là Quách Tường theo minh họa của họa sĩ truyện tranh Hoàng Triển Minh. Còn hình của cô Long thì vẫn theo đúng model "bạch y thiên tiên" cơ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả