Văn & Chữ

Về nền văn hóa Hán Nôm

Ngày xưa các nước Đồng Văn (cùng văn hóa, chữ viết), tức là các nước Trung Hoa, Nhật, Hàn và Việt; dùng Hán tự làm chữ viết. Sau đó người Việt dựa theo chất liệu chữ Hán mà tạo ra chữ viết riêng của mình gọi là chữ Nôm để ghi chép tiếng Việt. Có […]

Ý kiến - Thảo luận

18:15 Tuesday,4.2.2020

Đăng bởi:  Lê Minh

Cám ơn tác giả
Thiết nghĩ nếu có thể tác giả hãy dịch lại những tắc phẩm chữ nôm, hán để phổ biến chử nghĩa văn hóa cổ cho dân tộc ta
Thật sự là người Việt dùng từ nhưng đa phần không thể hiểu hết nghĩa của từng từ được

12:52 Sunday,23.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Em mới tìm hiểu vài chữ Nôm thấy có một đặc điểm là khoing thống nhất được chữ Nôm. Cùng một từ có thể có vài cách viết, có lẽ thế nên khó phổ biến.

12:25 Sunday,23.4.2017

Đăng bởi:  Pham Zung

Trước hết, đồng ý với tác giả di sản Hán Nôm của Việt Nam rất quý cần được bảo tồn và việc phổ biến, dạy và học chữ Hán [cổ],chữ Nôm cũng cần thiết. Tuy nhiên, xin trao đổi thêm:
1. Các giáo sĩ Công giáo, tạo ra chữ quốc ngữ để dễ dàng cho việc truyền đạo. Việc khẳng định người Pháp phổ biến chữ quốc ngữ để tiêu diệt văn hóa [Hán Nôm] của người Việt cần nhiều cứ liệu chứng minh hơn.
2. Chữ Nôm sở dĩ khó phổ biến trong quảng đại người dân vì một nhược điểm rất nặng: muốn giỏi chữ Nôm thì phải giỏi chữ Hán.
3. Không thể so sánh chữ Nôm với chữ Hàn, chữ Nhật. Hai loại chữ Hàn, Nhật này cũng là dùng ký tự phiên âm như chữ quốc ngữ, hoàn toàn khác với chữ Nôm ta. Có lẽ chính sự dùng ký tự phiên âm đã giúp hai thứ chữ này tồn tại và phát triển; tương tự như chữ quốc ngữ.

10:05 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  ABC

@ Quan: Bạn muốn học thì có thể đăng ký ở Nhân Mỹ học đường nhé. Khóa học 4 năm gần như miễn phí. Còn 1 số lớp khác như của Trần Quang Đức ...
@ Nguyễn Trọng Dũng: Thời hiện đại có nhiều sách vở công cụ nên muốn học cũng chỉ cần 1, 2 năm là đọc ok rồi bạn ơi.

21:16 Friday,21.4.2017

Đăng bởi:  Quan

Cho hỏi nếu muốn học chữ Hán cổ thì học ở đâu?

20:42 Friday,21.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Bài này nói đến Truyện Kiều, tự nhiên tôi nảy ra câu hỏi đây là một tiểu thuyết Việt Nam hay Trung Hoa? Tác giả người Việt, viết bằng tiếng Việt; nhưng bối cảnh Trung Hoa, nhân vật Trung Hoa, điển tích Trung Hoa. Tôi cho đây là một điều rất đặc sắc, một ví dụ thuần tuý cho tinh thần "thương vay khóc mướn" trong suốt lịch sử văn học và văn hoá của dân tộc cho đến thời hiện tại. Chẳng hạn nếu so sánh thì các phóng tác của Hồ Biểu Chánh dù sao cũng đã Việt hoá nhân vật và bối cảnh.

Đặc sắc như vậy nên hoàn toàn xứng đáng với công sức của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp.

Tuy nhiên dù có lòng tự hào dân tộc hết sức nhưng theo tôi một người có trí lực và định lực trung bình có lẽ cũng nên cân nhắc nhiều lần trước khi quyết định bỏ ra 10-15 năm học chữ Hán, chữ Nôm và văn hoá Trung Hoa cổ để đọc được tác phẩm này đúng như cách Thi hào Nguyễn Du đã viết.

10:04 Friday,21.4.2017

Đăng bởi:  candid

Về chữ viết của Nhật thì phức tạp hơn một chút, người Nhật có 4 bộ chữ viết:

Hiragana: chữ mềm, chữ phụ nữ, vốn được giản thể từ Hán tự dùng để ký âm. Chữ này dễ học, dễ viết nhưng không thể phân biệt được các từ đồng âm khác nghĩa rất nhiều trong tiếng Nhật.

Kanji: Nghĩa là Hán tự, chữ Hán. Được dùng rộng rãi trong tiếng Nhật. Nhiều chữ được dùng khác với nghĩa chữ Hán ban đầu. Nhờ có Hán tự mà các nước đồng văn không nói được nhưng có thể bút đàm được. Giống như trường hợp cụ Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu ở Nhật.

Katakana: Chữ cứng. Dùng để ký âm các từ vay mượn từ nước ngoài vào.

Romanji: Viết chữ cái Latin.

Cùng một cách tiếp cận để biến đổi chữ Hán mà 3 nước Hàn, Nhật, Việt có ba cách tiếp cận khác nhau. Em nghĩ là do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Nói chung về vấn đề chữ viết này có nhiều cái để bàn nhưng hiểu biết của em rất hạn chế. Đợi các bác như hienemic, Cùng học tiếng Việt, Riêng&Chung... vào chỉ bảo thêm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả