Trường phái

Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai

Ba mươi sáu lần và hàng trăm lần người họa sĩ vẽ nên dáng hình ngọn núi Hết bứt ra rồi lại gắn lại (ba mươi sáu lần và hàng trăm lần) trong bài thơ Ngọn núi (Der Berg) của Rainer Maria Rilke Nhắc tới tranh ukiyo-e, điều đầu tiên công chúng nghĩ đến sẽ […]

Ý kiến - Thảo luận

15:12 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  hieniemic

Thường tranh ukiyo-e thì là tranh nhỏ thôi, vì to quá thì làm sao mà khắc ván nổi. Nếu các bạn theo dõi series thì sẽ thấy có nhiều bức khổ nhỏ mà nét khắc cực kì chi tiết, không thể hiểu được là khắc thế nào luôn.

Loạt bài tranh cổ, tuy mang tiếng "tranh cổ", nhưng chỉ đề cập đến tranh ukiyo-e, vốn là thứ nghệ thuật thị dân của Nhật, be bé xinh xinh. Hội họa cổ của Nhật còn có dòng tranh cung đình trong cung vua phủ chúa. Đi đầu là tranh của họa phái Kanou, vẽ rồng vẽ hổ, hoa lá to đùng to đoàng trên bình phong, hiện chưa có dịp để viết. :)

7:54 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Vinh Quang

Trung: Mình đọc đâu đó trên Soi rằng khi xem tranh mà thấy tranh hóa ra bé hơn trên ảnh nhiều thì đó là họa sĩ giỏi. Còn những tranh nhìn trên hình tưởng xinh xắn ra ngoài hóa ra to thù lù thì do họa sĩ kém vẽ :-))

22:07 Tuesday,25.4.2017

Đăng bởi:  Trung

Hôm trước đi xem triển lãm Hokusai Manga ở Bảo tàng Mĩ thuật có một bản in bức sóng lừng này (in từ bản khắc chứ không phải in phun bằng máy), cảm thấy có chút hụt hẫng vì nó... bé quá. Trước đây mình cứ nghĩ là nó phải to đùng khiến người xem choáng ngợp, cảm giác như sóng sắp ập vào người cơ.

2:00 Monday,24.4.2017

Đăng bởi:  Hieniemic

Tự nhiên viết thế nào lại quên mất ghi vào thông tin rằng tranh Sóng lừng Kanagawa nằm trong bộ 36 cảnh núi Phú Sĩ. Ở đoạn dưới có nói Hokusai có vẽ 2 bộ: bộ 36 cảnh và bộ trăm cảnh. Vì vậy mà lời thơ của Rilke ở đầu bài mới là "Ba mươi sáu lần và hàng trăm lần".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả