Văn & Chữ

Dùng Kinh Dịch xem hai cặp tình nhân của Kim Dung

Anh Nguyễn có phân tích đôi Quách Tĩnh-Hoàng Dung như là một đôi nho giáo mẫu mực, trong khi đôi Dương Quá-Tiểu Long Nữ là đôi đạo sỹ phá cách. Theo mình thì cả hai đôi này vẫn đều nằm trong chuẩn mực Nho Giáo, chỉ là những trạng thái khác nhau. Ta biết Kinh […]

Ý kiến - Thảo luận

11:14 Sunday,23.4.2017

Đăng bởi:  LC

Sáng kiến của anh Candid hay đấy !
em LC (15)
Hụ hụ, gờ rừuuuuuuu...

5:12 Sunday,23.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Admin và các bác: em hay lượn lờ các diễn đàn mua bán rao vặt online thấy họ có cái rất hay là hay đề số tuổi bên cạnh ví dụ bán xe cũ liên hệ mr X (40 tuổi) số đt 099999999. Có khi để tránh khó xử ta nên áp dụng thêm số tuổi vào còm ở Soi.

Candid (18 tuổi)

21:58 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Kim

Bài viết thú vị. Cho mình thêm góc nhìn mới. Cam on bạn

20:41 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Dương Trần

@ bác Tùng: Cảm ơn bác đã đưa ra thêm một góc nhìn độc đáo về các nhân vật của Kim Dung. Mặc dù không biết gì về bát quái, Kinh Dịch nhưng tôi cũng thử đưa ra một ý kiến để mọi người bàn thêm. Theo tôi thì trong "Lộc Đỉnh Ký" cặp nhân vật trung tâm là Vi Tiểu Bảo - Khang Hy chứ không phải là Vi Tiểu Bảo và các bà vợ. Vì nhân vật này được xây dựng với đủ mọi tật xấu nhưng được tác giả nhấn mạnh nhất vào tính trọng nghĩa khí theo kiểu lưu manh giang hồ. Với các bà vợ thì không phải ai hắn cũng có tình yêu nhưng với Khang Hy thì có thể nói hắn đã làm tròn vai trò của một người bằng hữu. Thế nên tôi nghĩ cặp Càn - Khôn ở đây ứng với cặp nhân vật Khang Hy - Vi Tiểu Bảo thì hợp lý hơn chăng?

20:35 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Dũng
về chuyện xưng hô, thực sự không có ý hỗn hào, thôi bỏ qua đi. Còn về chuyện viết cho vui, thì đúng là như vậy. Tôi đã nói tôi không nghiên cứu Kim Dung, và cũng chưa đọc các bài viết về Kim Dung, vì thế không thể biết việc mình suy đoán có đúng không. Nói ra một thứ không có cơ sở, không có chuyên môn thì chẳng là chém gió cho vui thì là gì. Ai thấy vui thì đọc, ai thấy vớ vẩn thì bỏ qua, đây không phải là kiến thức nghiêm túc. Có điều đó là phương pháp của tôi để có thể tiếp cận những tác phẩm dài của Trung Quốc, tìm ra những logic để tự mình thấy dễ hiểu hơn thôi. Nếu mọi người có cách hiểu khác, tiếp cận khác thì cứ giới thiệu để tham khảo mà.

20:03 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  LC

Mr. Dũng cứ bình thân, kẻo mr. Tùng lại ... tổn thoạ !
Mr. Admin đừng cương quá, kẻo lại đứt chun... quầng !
Hị hị...

20:00 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Anh Nguyễn Trọng Dũng: cảm ơn anh đã hồi âm. Thật sư lúc đầu trên Soi cũng lúng túng vể mặt xưng hô anh ạ. Vả lại có một số bạn viết hay và già dặn như các ông/bà lão mà cuối cùng phát hiện ra lại mới đang tuổi 20 :-)
Trải qua gần 8 năm giờ mọi người đã quen với việc gọi nhau là "bạn", và coi đó là thân tình với những người chưa từng biết rõ nhau (về tuổi tác, ngoài đời...). Xưng hô như vậy cũng để mọi người vượt qua được cái băn khoăn phải gọi nhau là gì cho phải, tập trung vào ý thảo luận thôi ạ.
Một lần nữa cảm ơn anh đã thông cảm với việc này của Soi anh nhé.

19:57 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Phó Đức Tùng: cảm ơn anh đã chỉ dẫn. Em cũng từng được đọc nhiều sách phân tích về Hồng Lâu Mộng dựa theo bát quái, có điều là do người phương Tây viết. Ví dụ như giáo sư John Minford - một nhà Hán học nổi tiếng, cũng là người dịch cả ba bộ Hồng Lâu Mộng, Lộc Đỉnh Ký, Kinh Dịch sang tiếng Anh. Có lẽ cụ Minford đã nhìn ra những bản chất chung trong các tác phẩm này.

19:54 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Viết thêm về chuyện xưng hô để thanh minh.

Tôi không phải núi đồi gì; sự thực đúng ra là ngược lại.

Do hoàn cảnh nên tôi phải học vài ngoại ngữ. Tôi ý thức được rằng ngôn ngữ nào cũng thế, cách nói với người quen, người lạ, người trên, người dưới; thậm chí nam nói với nữ, nữ nói với nam đều khác nhau. Chưa kể là tuỳ từng nơi cách nói cũng khác nhau nốt. Trong đó xưng hô là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Soi là diễn đàn mà tôi hâm mộ nhất. Đặc biệt là chị Pha Lê, anh Sáng Ánh, và anh Phó Đức Tùng.

Cảm nhận của tôi là ở Soi gọi nhau là "bạn" thì quá suồng sã. Và thực sự tôi cảm thấy bất tiện khi được hay bị gọi là "bạn."

Nhưng ngôn ngữ và xưng hô phụ thuộc vào cộng đồng hơn là một cá nhân.

Lời nhắc của admin là phán quyết cuối cùng. Rõ ràng là tôi sai hoặc ít ra là quá lạc hậu hay bảo thủ. Vậy tôi xin lỗi anh Tùng và mọi người, thực sự.

19:10 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

@admin, anh Phó Đức Tùng,

Vậy chính tôi là người thất thố chứ không phải anh Tùng. Tôi xin lỗi, thành thật.

18:51 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  admin

@ Nguyễn Trọng Dũng: anh là ai mà bảo người khác gọi anh bằng "bạn" là vô lễ với anh? Trên Soi này mọi người là bạn hết, còn nếu thấy mình là núi, không làm bạn được với ai thì đừng vào đây anh nhé. Cảm ơn anh.

18:29 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Chuyện nọ xọ chuyện kia.

Anh Phó Đức Tùng gọi mình là "bạn" Dũng.

Đấy là điểm đầu tiên là mất hứng. Người Việt, miền Bắc mình, từ năm nào?, xưng hô rất vô lễ, giống như VTV vậy.

Điểm tiếp là người Việt mình nói chuyện gì cũng hay chêm câu "chỉ cho vui thôi". Vừa xuề xoà vừa kẻ cả, thế tranh luận tiếp làm gì.

10:02 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi Anh Nguyễn
anh không xem kỹ các tiểu thuyết Kim dung như em, nên khó nói chi tiết về các bà vợ của Vi Tiểu Bảo. Tuy nhiên, việc Vi tiểu Bảo có 7 bà vợ càng cho thấy dự đoán về cặp Càn Khôn có lý. Trong kinh dịch, mỗi quẻ chỉ có 6 hào, riêng 2 quẻ Càn Khôn có 7 hào, thêm hào dụng lục và dụng cửu. 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo sẽ ứng với 7 hào này. Còn bà nào là hào nào thì em giở kinh dịch ra, tốt nhất là cuốn dịch của Phan Bội Châu, xem mô tả từng hào thế nào, sẽ biết ai ứng với hào nào. có 3 yếu tố để xác định điều này: 1-thời điểm họ gặp nhau và coi như thành thân (càng gặp sớm càng là hào dưới) 2- Cá tính của từng cô ứng với hào nào. 3- Và vị trí của từng cô sau này trong 7 bà, ai là chính thê, ai là chủ về hậu cần v.v.

6:42 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Dũng
mình khá tin tưởng là trong những bộ tiểu thuyết lớn, các nhân vật chính được xây dựng trên cơ sở các quẻ bát quái. bởi vì cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết chính nào cũng cần có một lý thuyết khung, thì về sau mọi chi tiết xoay quanh nhân vật đó mới dễ nhất quán. Tất nhiên ta có thể tự xác định chân dung một nhân vật tuỳ theo ý chủ quan, nhưng để chia sẻ nó với đông đảo người đọc không dễ. Kinh dịch là một hệ thống archetype rất hữu dụng cho việc này. Tuy nhiên, mình không nghiên cứu Kim Dung, không đọc các bài viết về ông ta nên cũng không có chứng thực về mối quan hệ đó. chỉ là mình suy đoán cho vui thôi.

5:42 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Dũng

Bài viết rất hấp dẫn. Từ nhân vật cụ thể nâng tầm thành quẻ, ví như xây dựng lý thuyết hay mô hình dựa trên thực tiễn. Rồi đoán quẻ thật cao thâm, nghĩa là suy luận trên lý thuyết. Rồi áp dụng ngược lại nhưng chỉ trên đúng nhân vật cụ thể lúc đầu. Luẩn quẩn phải chăng là ý tứ cốt lõi của chữ "dịch."

16:03 Friday,21.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Nguyễn
về cơ bản, tính chất của vũ khí sẽ nhằm làm rõ lên tính cách con người. Tiểu Long Nữ là sấm, nên binh khí tựa như tia chớp, nhanh và tinh, đánh vào một điểm nhỏ, đánh trúng rồi mới nghe thấy tiếng nổ công phá sau đó.
Dương Quá là gió, nên binh khí là thanh huyền thiết trọng kiếm. Nó không tàn ác, không quá sắc, không quá chú trọng vào một điểm nhỏ, mà nó như cái quạt ba tiêu, tạo ra một vùng trường lực liên miên bất tuyệt, như kiểu áp thấp nhiệt đới, bài sơn đảo hải, qua đó mà vây hãm, áp đảo đối phương. Gọi là đao vì về cơ bản nó vẫn là vũ khí dương cương, cứng rắn, nhưng không quá chú trọng mũi đao hay lưỡi đao, vì thế không nói nhiều về chuyện lưỡi đao chặt sắt như cắt bùn, mũi đao không nhọn.
còn cặp ỷ thiên kiếm, đồ long đao thì thực ra không có cá tính bằng đao của dương quá. chính vì vậy hai binh khí này cũng không phải binh khí tuỳ thân của các nhân vật chính trong truyện, mà chỉ là nhân vật hạng hai, và chỉ làm bối cảnh của truyện.

14:16 Thursday,20.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

"Tiểu Long Nữ ở trong cổ mộ, luyện Ngọc nữ tâm kinh, thành hoạt tử nhân, tức là chí âm chí nhu, nhưng chính vì thế từ sâu thẳm lại nảy sinh dương tính, và dương tính này quyết định bản chất sâu xa nhất.
...
Tiểu Long Nữ bên ngoài chí âm chí nhu, nhưng trong lõi cực kỳ dương cương, quyết liệt, đã làm gì thì như sấm đánh ngang tai, xong việc rồi mới nghe thấy tiếng."

Nhận xét này của anh Tùng áp dụng vào hai món binh khí của Tiểu Long Nữ thì chuẩn không cần chỉnh. Cô Long có hai món võ khí đặc biệt: một là hai dải lụa trắng cực mềm nhưng đầu dính hòn bi vàng có khả năng điểm huyệt, hai là bao tay lụa mỏng manh nhưng bẻ gãy được binh khí dù cứng rắn đến đâu.

Còn binh khí của Dương Quá lại là Huyền thiết trọng kiếm màu đen cực nặng, đầu lại hình tròn chứ không nhọn hoắt. Huyền thiết trọng kiếm sau này hoá thân thành Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm trong bộ cuối. Anh Tùng có thể giải thích ý nghĩa của món binh khí này dựa theo bát quái được không ạ?

Về nhân vật Vi Tiểu Bảo thì Soi cũng đang biên tập chùm bài của em, chắc tuần sau sẽ lên, trong đó cũng có một bài về những người đàn bà của Vi Tiểu Bảo. Em thì mù tịt về bát quái, có tìm hiểu chắc cũng còn lâu mới thông thạo. Thế nên rất mong anh Tùng lúc đấy vào đọc và chỉ giáo cho em vài chiêu nhé.

12:26 Thursday,20.4.2017

Đăng bởi:  phó đức tùng

Theo mình, khi xây dựng những nhân vật chính, Kim Dung đã lấy theo bát quái, vì thế các sự kiện xoay quanh nhân vật này thường rất nhất quán.

Ngoài hai cặp đã phân tích ở trên, có 2 cặp Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn và Nhậm Doanh Doanh Lệnh Hồ Xung có lẽ là trung nam trung nữ, tức là cặp quẻ Ly Khảm. Triệu Mẫn Doanh Doanh đều thông minh bác học, nhưng cũng rực rỡ, nóng tính, đó là tượng quẻ Ly là lửa, nhưng cũng là trí thông minh. Vị trí hai cô này đều là dạng công chúa, thánh nữ, tức là sinh ra đã có vẻ rực rỡ, hào nhoáng. Đi đến đâu chói lòa đến đó, đốt cháy, phá hoại đến đó.
Còn Lệnh Hồ Xung, Vô Kỵ là khảm, tức là nước, trung nam. Khảm là hiểm, nên hai chàng này gặp hết đại họa này đến đại họa khác, toàn do tình huống cạm bẫy gây ra. Tuy nhiên đức tính chung của hai chàng này vẫn là mềm mại, nhân từ, không quá ngu quá cứng như Quách Tĩnh, nhưng vẫn rất bền bỉ, kiên quyết, như nước chảy đá mòn. Hai ả lửa kia chỉ khi gặp phải thủy này mới bị hãm lại.
Trong 4 cặp của bát quái, đã nói đến 3, tựa như cặp trai gái trưởng, trai gái trung, trai gái út trong gia đình vũ tru. Nhưng còn cặp gớm ghê nhất là cặp càn khôn. Quẻ bát thuần càn có các loại hình tướng của dương, vừa cứng vừa mềm, vừa tĩnh vừa động, vừa kiên trì vừa linh hoạt, vừa ẩn vừa hiện, nên tượng là sáu con rồng, hay là bầy rồng không đầu, không biết đâu mà lường. Cốt yếu nhất của quẻ càn là chữ Thời, tùy thời thế mà biến hóa, ứng xử, không nhất thiết theo kiểu gì. Đó chính là nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký. Cũng vì thế mà nói nhân vật này là tối hậu, là đỉnh cao sáng tạo của Kim Dung. Khác với các cặp đôi khác, mỗi nồi một vùng thì /Vi Tiểu Bảo lại ứng với một chuỗi 5,6 cô gì đó, mỗi cô thể hiện một hào trong quẻ Khôn. Bởi lẽ bản chất của quẻ Càn mỗi thời cuộc một biến đổi linh hoạt, nhưng quẻ Khôn thì lại khá là bền vững hậu trọng, nên không cô nào có thể đại diện cho toàn quẻ Khôn cả, mà mỗi cô chỉ là một hào, tức là một dạng thời thế. và phải tất cả các cô này thì mới ứng với quẻ Càn. Mình không đọc kỹ Kim dung, nên không nhớ từng cô một. nhưng nếu Anh Nguyễn nghiên cứu kỹ thì chắc sẽ quy được cô nào là sơ lục, lục nhị, lục tam v.v.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả