Văn & Chữ

Vi Tiểu Bảo (bài 2): phản anh hùng đạt được mọi thứ mà anh hùng khó có

(Tiếp theo bài 1)   Lộc Đỉnh Ký được coi là một kỳ thư, và cũng là tác phẩm Kim Dung tự cho là hay nhất của mình. Nhân vật chính Vi Tiểu Bảo thì đã hóa thành một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng Trung Quốc. Nhiều cuốn sách trở nên […]

Ý kiến - Thảo luận

7:22 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Trung: hihi em xin tạ lỗi. Hôm nào đọc sách thì bác luyện thêm vài chục cái Phủ ngoạ chưởng (công phu hít đất) cho cân bằng lại vậy.

@candid: em đơn giản lắm. Vi hay Lệnh cũng chỉ là người trong truyện, còn bản thân em chỉ muốn làm phu nhân sung sướng :))

5:42 Thursday,27.4.2017

Đăng bởi:  Candid

Anh nguyễn: Bởi vì ta luôn muốn làm Lệnh Hồ Xung nhưng hoá ra lại chỉ là Vi Tiểu Bảo. :D

23:16 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Trung

Bác Anh Nguyễn,
Vì đọc bác mà em mê Hồng Lâu Mộng. Giờ bác viết Kim Dung là khiến em phải đọc Kim Dung đó. Thật là vất vả quá.

22:07 Wednesday,26.4.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Về vấn đề "trong Lộc Đỉnh Ký các lý tưởng đã hoàn toàn bị tiêu diệt," mình muốn nói kỹ hơn bằng hai ví dụ:

Thứ nhất là khi Vương Tiến Bảo đến đảo Thông Ngật mời Vi Tiểu Bảo về kinh. Vi công giải thích cho người anh em kết nghĩa rằng y không muốn tiêu diệt Thiên địa hội, bán đứng bằng hữu, thế nên không thể về chầu Khang Hy được. Để thuyết phục Vương Tiến Bảo, Vi Tiểu Bảo đã nói:

“Hoàng thượng đối với ta ơn nặng như núi, nhưng sai ta đi làm chuyện này thì quả thật ta không làm được. Ta không dám về gặp mặt hoàng thượng, chỉ còn cách đợi kiếp sau làm trâu ngựa báo đáp ơn lớn của hoàng thượng thôi. Ngươi về gặp hoàng thượng, nhờ đem chỗ khó xử của ta biện hộ giùm, vốn là trung nghĩa không thể lưỡng toàn, trong rạp hát là phải tự sát báo chúa, tuy cắt cổ đau lắm, nhưng ta không biết làm sao, chỉ còn cách tận trung báo quốc thôi”.

Từ mấu chốt ở đây chính là “trong rạp hát.” Không những Vương Tiến Bảo thật thà không nhận ra ẩn ý của Vi Tiểu Bảo mà người đọc cũng dễ bị lừa. Hoàn cảnh bên tình nghĩa bằng hữu, bên gánh nặng quốc gia này đã xảy ra đúng y nguyên trong Thiên Long Bát Bộ. Để hoá giải tình huống trớ trêu ấy, Tiêu Phong chỉ còn nước "tự sát báo chúa" giữa Nhạn Môn Quan. Thế nhưng Vi Tiểu Bảo lại coi hành động hy sinh quên mình đó là một thứ màu mè, cường điệu, phô trương trên sàn diễn. Vi Tiểu Bảo thực tiễn hơn thế nhiều: “Muốn Vi Tiểu Bảo tự sát thì đúng là mặt trời mọc ở phía tây. Đừng nói tự sát, lão tử chỉ tự cắt một ngón tay út của mình cũng nhất định không làm.”


Thứ hai là cuộc đàm đạo về tình của Vi Tiểu Bảo và Hồ Dật Chi. Người này có biệt hiệu là Mỹ đao vương, vừa đẹp trai vừa giỏi võ, nhưng cũng là một nhân vật si tình đặc biệt: y tôn thờ Trần Viên Viên đến cực điểm, nguyện cả đời làm người gánh nước, tưới cây quanh quẩn bên nàng. Mấy chục năm y được nghe vài câu nói của người ngọc đã lấy làm mãn nguyện. Sự khác biệt giữa hai luồng tư tưởng là rất rõ ràng:

Hồ Dật Chi nói “Tiểu huynh đệ, câu ấy không đúng lắm đâu, ngươi ưa thích một cô gái, là muốn để cô ta trong lòng vui vẻ, là vì cô ta chứ không phải là vì ngươi. Nếu cô ta muốn lấy Trịnh công tử thì ngươi phải trăm phương ngàn kế giúp cô ta hoàn thành tâm nguyện. Nếu có người muốn hại Trịnh công tử, ngươi vì người trong lòng, phải ra sức bảo vệ cho Trịnh công tử, cho dù mình có phải mất mạng, thì cũng không làm tổn thương sự tao nhã”.
Vi Tiểu Bảo lắc đầu nói “Như thế lại rất làm tổn thương tới sự tao nhã, chuyện gì lỗ vốn thì lão tử không làm. Hồ đại ca, ngươi nói như thế thật không gì rõ ràng hơn, trước đây ta không hề nghĩ tới. Có điều ta thích cô gái nào thì nhất định phải cưới cô ta làm vợ, ta không thể nhẫn nại như ngươi.”"

Sự mê gái của Vi Tiểu Bảo quả thực khác hẳn với tấm lòng tha thiết của các “tình thánh" Dương Quá, Lệnh Hồ Xung, Du Thản Chi nhiều lắm! Thế nhưng mấy ai mà làm được như các ông kia :)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả