Chính trị

Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

“1 người chết ở New York bằng 10 người chết ở London, 100 người chết ở châu Âu và 1000 người chết ở đâu đó” là thước đo thông dụng của truyền thông Hoa Kỳ. Chuyện này cũng dễ hiểu, khi ta ngồi buôn chuyện thì 1 con bé nhà bên mới có bồ sẽ […]

Ý kiến - Thảo luận

17:07 Friday,16.2.2018

Đăng bởi:  Lê Thành

cảm ơn bác SA luôn sắc sảo, hóm hỉnh. Không có humor chắc khó sống. Nhân tiện, hôm rồi đọc tin Nga thấy  nói máy bay Mỹ bắn làm thiệt mạng một số lính đánh thuê Nga (có người mới bắn súng lần đầu) trong 1 vụ mà Mỹ cho là định đánh vào 1 cơ sở SX dầu mỏ ở Syria. Truyền thông cho rằng Mỹ muốn vạch giới tuyến (Nga chắc muốn đánh boundless kiểu VC) rõ rệt trên chiến trường này. Mẹ của người tử nạn Nga thì cho rằng con mình đã không được cư xử như man, vì đài báo TW ko đưa tin này. Có bài viết Nga có vẻ ngụ ý Kremli dùng chiến thuật chiến tranh bán quy ước, đội quan tư nhân tham chiến, nên không nói rõ về thiệt hại (trừ chiến công?).

2:01 Tuesday,13.2.2018

Đăng bởi:  SA

@ Lê Thành

Thời chiến tranh VN, Mỹ còn chế độ quân dịch và điều này ảnh hường đến tất cả các gia đình có con đến tuổi nghĩa vụ, con số tham chiến rất cao, đến 550.000 và không chừa giai cấp nào.
Sang đến Afghanistan, Irak thì đã là chế độ hiện dịch (tình nguyện). Tầng lớp sĩ quan thì chỉ mong trổ tài thời loạn để mà thăng tiến, ta không nói đến. Phần binh sĩ là giai cấp lao động, thiểu số, thất nghiệp, vào quân đội để học nghề, kiếm sống và tiếng nói của họ bé bỏng nên dư luận thờ ơ.
Số người Mỹ tham chiến thấp hơn, 150.000, vì quốc phòng tư hữu hóa, cách dịch vụ doanh trại, cơm nước, bảo trì vũ khí... đều là đấu thầu tư nhân, dùng người nước ngoài hay địa phương. Số đánh thuê rất cao, tại Iraq có lúc bằng số quân nhân Mỹ. Họ đảm trách phần an ninh doanh trại,  an ninh lãnh thổ, hộ tống di chuyển v.v. lính Mỹ chỉ lo phần tác chiến, hành quân.Kỹ thuật thời nay đã giảm bớt thiệt hại nhân mạng Hoa Kỳ (drone) nên ta không thiệt hại thì ta bớt lương tri, máy bay không người lái bắn chết bao nhiêu ta thây kệ, các "phi công" này oanh kích địch từ bang Colorado, xong phi vụ thì họ về nhà và gia đình họ không lăn tăn ông lão, trẻ con  nào trúng hỏa tiễn ở đâu.
Thời VN, truyền thông ít bị kiểm soát hơn bởi quân đội. Đây là một bài học lớn của cuộc chiến này, thí dụ nay máy bay quân đội chở xác về không được quay phim chụp hình. Hiện có 2000 lính Mỹ ở Syria nào ai để ý. Tại Trung Phi đến khi thiệt hại dư luận mới biết là có quân Hoa Kỳ.
Vì thế nên 1 khủng bố lái xe đâm mấy người trên phố Tây phương rúng động hơn ngày ngày ném bom tấn ở chỗ nào chết tiệt. Chiến lược khủng bố này để nhắc nhở dư luận là chúng tôi đang ăn bom đấy và không có hỏa tiễn phòng không thì chúng tôi sang Tây thuê xe để đâm bộ hành.
Lương tri gắn liền với thiệt hại và thông tin. Nếu ta không mất gì thì ta không phản đối. Nếu ta còn không biết là có chiến tranh thì ta phản đối cái gì?

19:23 Saturday,10.2.2018

Đăng bởi:  Lê Thành

Đọc một cuốn về lương tri Mỹ thức tỉnh ra sao, thấy viết người Mỹ thời VN era đã nổi giận về các cuộc ném bom nhằm vào dân thường Việt, nhưng thế hệ hôm nay không có được cảm xúc như thế (mà thờ ơ hơn nhiều) khi các phía ném bom loạn xạ tại các quốc gia vùng Trung Đông chẳng hạn.

13:21 Wednesday,10.1.2018

Đăng bởi:  Candid

Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày xổ ruột.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả