Đi & Ở

“Gâu gâu ba tiếng chào Xuân mới”

Đến tối 30 Tết mới sên xong được mẻ mứt khoai. Chẳng hiểu sao mà bao nhiêu năm nay tìm khắp trong Nam ngoài Bắc không ra một miếng mứt khoai, một thứ mà trong cả bao nhiêu thế kỷ là một trong những thứ mứt ngon và phổ biến nhất của người Việt. Ngay […]

Ý kiến - Thảo luận

16:45 Thursday,29.3.2018

Đăng bởi:  hoang vinh

Đọc đoạn này:
"Đến tối 30 Tết mới sên xong được mẻ mứt khoai. Chẳng hiểu sao mà bao nhiêu năm nay tìm khắp trong Nam ngoài Bắc không ra một miếng mứt khoai, một thứ mà trong cả bao nhiêu thế kỷ là một trong những thứ mứt ngon và phổ biến nhất của người Việt. Ngay cả thứ khoai lang nghệ (lòng mầu đỏ nghệ) đầy chợ của người mình hồi trước bây giờ cũng gần như hoàn toàn biến mất (thật thú vị là loại khoai này hiện tìm bên Mỹ, gọi là Yam, dễ hơn ở Việt Nam rất nhiều)."
làm tôi nhớ đến gia đình mình.

4:29 Sunday,18.2.2018

Đăng bởi:  Candid

Về mặt phong thuỷ giờ Việt Nam không có dán tranh môn thần trước cửa nữa nhỉ. Có cái này cũng như BOT bảo vệ nhà.

22:42 Saturday,17.2.2018

Đăng bởi:  rieng&chung

Chữ Nôm của bác Trịnh Bách thật là đẹp.
Em xin góp thêm một ít thông tin tìm kiếm trên mạng về môn thần.
Hai vị Thần Đồ và Uất Lũy, trên mạng của Trung Quốc nói có từ thời Tiên Tần, trước khi Triệu Đà thôn tính Bách Việt và đồng hóa phía nam sông Dương Tử. Vì vậy, biết đâu hai vị này lại xuất thân từ tín ngưỡng của người Bách Việt. Dù gọi là đồng hóa và tàn phá, nhưng người phương bắc cũng đã du nhập những yếu tố văn hóa của người Bách Việt. Đơn cử tục "giết sâu bọ mùng 5 tháng 5", cái này nhà thơ cách mạng Trung Quốc Văn Nhất Đa đã có khảo cứu.
Trong khi Thần Đồ, Uất Lũy chỉ trừ tà ma, thì Tử Vi, Huyền Đàn, xuất xứ từ Đạo giáo, còn kiêm cả chức năng ban phát tài lộc, nghe nói 2 vị này được dùng làm môn thần ở Trung Quốc vào thời Hậu Hán, khi Đạo giáo hưng thịnh, lúc này Việt Nam đang thời kỳ Bắc thuộc.
Sau khi đời Hán có môn thần là thần tiên của Đạo giáo hoặc Kim Cương hộ pháp của Phật giáo, đến Đường, Tống lần lượt xuất hiện các môn thần Chung Quỳ, rồi các danh tướng đời trước. Đến Nguyên, Minh và cuối cùng là đời Thanh, thì các địa phương khác nhau của Trung Quốc thờ rất nhiều môn thần khác nhau, trong đó rất nhiều các danh tướng trong lịch sử. Ngày nay nghe nói người Hoa ở Đông Nam Á hay dùng hình ảnh Quan Công làm môn thần, khác với đa phần người Hoa ở Mỹ thờ các vị như bác Trịnh Bách nói trong bài.
Tóm lại so sánh "người Hà Nội xưa" với "người Trung Hoa" thật ra hơi khó, vì hai tập hợp này chênh lệch rất nhiều trên nhiều chiều cạnh.
Không biết người Hoa từng sinh sống tại Hà Nội (từng có nhiều ở 36 phố cổ) họ dán tranh môn thần nào, nếu họ cũng duy trì 4 vị Thần Đồ, Uất Lũy, Tử Vi, Huyền Đàn thì thật thú vị.
Kính chúc bác Trịnh Bách và mọi người năm mới may mắn, vui vẻ và khỏe mạnh ạ!

16:59 Saturday,17.2.2018

Đăng bởi:  Hương Lúa

Ôi lần đầu tiên mình mới hiểu được tục lệ mua mía ngày Tết!

Hà Nội bây giờ đông đúc rồi sao? Không còn những ngày mùng Một vắng vẻ thơ mộng nữa rồi sao?

Cảm ơn tác giả có một bài viết vừa nhẹ nhàng vừa nhiều thông tin.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả