Gẫm & Bình

THE VEILED CHRIST: tấm vải liệm bằng đá hay bằng vải?

Điêu khắc cũng là một nhánh của nghệ thuật thị giác nhưng không “nổi bần bật” như hội hoạ, không có tính ứng dụng cao như kiến trúc và thiết kế, không phổ biến như phim ảnh. Bởi thế mà độ phủ sóng của điêu khắc còn chưa cao so với các ngành nghệ thuật […]

Ý kiến - Thảo luận

9:04 Wednesday,23.10.2019

Đăng bởi:  Phong

..."Gương mặt Jesus vẫn hằn dấu vết đau đớn của việc bị đóng đinh câu rút trước khi chết"...  Chữ "câu rút"  (phiên âm từ crux) trong các kinh cổ xưa, không ngờ tác giả vẫn còn dùng. Bội phục.

22:45 Sunday,9.9.2018

Đăng bởi:  Thái trần

 Gửi bạn @ Anh Nguyễn.
Cám ơn thông tin mà bạn chia sẽ.
Thiết nghĩ với thời buổi công nghệ hiện đại thì không khó để các nhà khoa học truy tìm lại lịch sử vì thế bức màn huyền ảo của tôn giáo ngày càng mỏng manh trước sức mạnh của công nghệ. Tôi thì tin vào sức mạnh ấy nó sẽ giúp tôn giáo đi vào đúng giá trị thật của mình, mộc mạc đơn sơ và nhiều ý nghĩa.
Một lần nữa cám ơn bạn về thông tin trên.
 

19:03 Sunday,9.9.2018

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Thái Trần: mình vừa ở bảo tàng của toà thánh Vatican tuần trước đây. Tấm vải mà bạn nhắc đến không phải tấm vải liệm này.  Tấm vải bạn nhắc đến là tấm vải mà thánh Veronica dùng để lau mặt cho Chúa Jesus khi Chúa đang trên đường đến Đồi Sọ để bị đóng đinh câu rút. Ngoài máu và mồ hôi thì trên tấm vải còn in hình gương mặt Chúa rất rõ ràng.  Theo truyền thuyết thì tấm vải này được giữ trong  Vương cung thánh đường (St. Peter's Basilica) của Vatican. Còn tấm vải liệm xác Chúa thực sự thì hiện giờ không còn lại dấu tích. Mấy giả thuyết kiểu sự thật vì Kito giáo (Phật giáo, Hồi giáo, vv.) có rất nhiều và theo mình thì đừng nên tin quá :)

13:36 Sunday,9.9.2018

Đăng bởi:  Thái trần

Cám ơn bạn một bài viết rất hữu ích.

Mình xin chia sẻ thêm một chút kiến thức của mình về tấm vải liệm của Chúa sau. Hồi đấy mình có đọc một cuốn sách có tựa là Sự Thật Về Kito Giáo. Trong cuốn sách ấy có đề cập tấm vải liệm này, theo đúng nghĩa đen thì tấm vải liệm này đang được lưu trữ tại bảo tàng của Tòa Thánh Vatican.

Mình không nhớ chi tiết năm nào, nhưng với sự cho phép của Tòa Thánh các nhà khoa học đã phân tích tấm vải liệm này qua mẫu máu và dịch của Chúa còn lưu lại, và họ kết luận rằng Chúa Jesu vẫn còn sống chứ không chết đi và ba ngày sau sống lại. Điều đó đi ngược lại với Kinh thánh nên không được Giáo Hội chấp nhận. Sau này các nhà Khoa Học muốn nghiên cứu lại một lần nữa nhưng đã không nhận được sự cho phép của Giáo Hội.

Không biết ý kiến trên có đúng không, độc giả nào có thông tin gì thêm có thể chia sẽ để mọi người hiểu được nhiều hơn.

Cám ơn Soi.

13:02 Tuesday,21.8.2018

Đăng bởi:  admin

@sansan: Anh Nguyễn gửi rồi nhưng bên mình có chút trục trặc chưa đưa lên thôi. Đợi mình 1, 2 ngày nhé. Cảm ơn bạn.

13:56 Monday,20.8.2018

Đăng bởi:  sansan

Bao giờ có bài Đồng hồ ma vậy admin ơi, hóng quá, mình có xem qua bức điêu khắc này trên internet nhưng không hiểu thông điệp của nó lắm.

6:28 Tuesday,31.7.2018

Đăng bởi:  Lex

 Nhìn pho tượng Christ, dù là đá cứng, nhưng Giuseppe Sanmartino tuyệt nghệ  điêu khắc tạo cảm xúc như người thật chết rũ, mềm oặt. Những nếp sếp của vải liệm từ đầu đến chân...  như những suối nhỏ của  sự sống... thoát ra ào ạt cùng thân xác... tan rã vào đất.
 
 

16:40 Sunday,29.7.2018

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Tại nhà thờ này còn có một bức tượng khác là Modesty cũng rất đặc biệt nhé, bạn nào đi Naples chơi thì đừng bỏ qua, đi một vòng nhớ xem cho hết. Đây là tượng Mary Magdalene, còn gọi là Veiled Truth hay là Modesty:
 

14:15 Sunday,29.7.2018

Đăng bởi:  Beelikeshoney

Cứ mỗi lần vào Soi là lại thấy mình được khai sáng. :).  Cám ơn Anh Nguyễn vì bài viết. Thiệt tình mình cũng không tin đó là tác phẩm điêu khắc từ cùng một khối đá. 
 
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả