Nghệ sĩ Việt Nam

HƯ HƯ THỰC THỰC: Hoàng Khánh Du nhớ miền núi, Nguyễn Đoan Ninh đi giữa hai thế giới

HƯ HƯ THỰC THỰC Triển lãm hội họa của 6 họa sĩ Tại Vicas Art Studio, 32 Hào Nam, Hà Nội Kéo dài tới 26. 9. 2018 Giờ mở cửa: 9h-12h và 13h-17h mỗi ngày, trừ thứ Hai Triển lãm có 6 họa sĩ tham gia. Soi sẽ đi làm 3 bài giới thiệu tranh […]

Ý kiến - Thảo luận

13:27 Friday,21.9.2018

Đăng bởi:  Lex

Bức tranh " Con gái thủy thần" vẽ rất đẹp như cá bắt bỏ trên cạn, quằn quại rã mồ hôi đẫm chiếc áo trắng mỏng...

Đoan Ninh vẽ bầu trời, mây vần vũ, đá lơ lửng , đất cát, vải vóc xếp nếp, mầu sắc rất có nét siêu thực, ảnh hưởng từ Sanvador Dali... Nhưng nếu vẽ nude mịn hơn như viền chung quanh thân thể rõ hơn, nhẹ bớt những đậm nhạt contrast ở sống lưng, bả vai, mông, trên da... làm người tròn mộng mơ hơn (thì mới càng siêu thực?) và sắc nét hơn. Để ý thêm chi tiết về bàn tay, bàn chân, ngực đều... hợp lý... thì tuyệt hơn và giá phải đắt hơn nhiều.

Thiển ý,

12:30 Thursday,20.9.2018

Đăng bởi:  Ph. Lan

Về tranh Đoan Ninh: cũng những câu chuyện về thế giới bên kia, thế giới hồng hoang , chuyển kiếp... nhưng nếu anh vẽ bằng bút pháp và chất liệu thuận tay của anh thì có lẽ hay hơn nhiều.

Như người kể chuyện ma cũng thế. Nếu thực sự tin vào câu chuyện ma thì giọng kể đơn sơ nhất, thật nhất là hay nhất. Còn câu chuyện ma do mình cố nghĩ ra thì thường mình cũng không tin, lại dùng giọng cường điệu mà kể nữa thì... ai tin? :-)

Cái tứ  của Đoan Ninh là một mảnh đất màu mỡ để khai thác. Nhưng nét vẽ cứng quá, và có vẻ như tác giả bị giằng co giữa việc nét vẽ phải siêu thực hay cứ kể một cách chân phương để diễn tả cho hết thế giới quan của mình, cho nên câu chuyện mà tranh kể đã không thuyết phục, ít nhất là với người xem kiểu như tôi.

Dù sao cũng thích hơn gấp vạn lần xem những tranh bôi bôi quệt quệt chẳng ra hình thù gì của rất nhiều người khác ạ :-)

9:13 Thursday,20.9.2018

Đăng bởi:  Ph. Lan

Tranh của Khánh Du như là họa tiết trang trí trên khăn, vải của đồng bào dân tộc . Để nâng lên hàng "tranh" hình như vẫn thiếu thứ gì đó. Có thể anh dựa nhiều quá vào lợi thế ngây thơ và màu sắc của dân tộc chăng, và vận dụng điều đó quá nhiều thì lại thành ra sản phẩm trang trí?

Tạo hình lẻ thì quá đơn giản. Toàn bức tranh muốn kể một câu chuyện hay phong tục gì đó nhưng lại vẽ theo lối "đuổi hình bắt chữ" đâm ra khó hiểu, như kiểu một bản đồ chỉ dẫn kho báu. Thế hóa ra cũng có cái hay :-)).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả