Tạp hóa - Xã hội

Du học để làm gì? (bài 1): Ngoại ngữ nào? "Trường mẹ nào"?

Hai cha con ngồi quán nhìn trời bâng khuâng. Đó là ở phố Maginhawa tại Quezon City cạnh thủ đô Manila (Philippines) vào mùa mưa nhiệt đới. Khu này đang trở thành một dạng “Quartier Latin” của Manila, với hàng quán ăn uống thời trang khiến dân thành phố cuối tuần còn phải lấy 2,3 […]

Ý kiến - Thảo luận

10:35 Thursday,8.11.2018

Đăng bởi:  Dang Tran

Chào bác SA

Hôm nay có chút thời gian đọc được chùm bài viết về du học rất hay của bác nên tôi viết vài dòng để trao đổi thêm.

Thứ nhất, việc học trường Anh nhìn chung được coi trọng hơn trường Mỹ có lẽ chỉ đúng cho các ngành luật hoặc ngoại giao như bác nói. Với những ngành công nghệ cao thì các trường của Mỹ luôn coi mình là cha thiên hạ, luôn phân biệt đẳng cấp của mình với "the rest of the world". Tôi học một trường không phải Ivy League, nhưng nhiều ông thầy mạnh miệng nếu không học mấy ổng thì chẳng học được chỗ nào khác tốt bằng. Tâm lý "cái gì xa gần với hoàng gia cũng làm người Mỹ cuống quít" là của thế hệ cũ. Kiểu cách long trọng của "mẫu quốc" không còn là thứ hấp dẫn với giới trẻ; thậm chí còn bị coi là kém "cool", già cỗi.

Thứ hai, chi phí cho giáo dục là một gánh nặng lớn ngay với người Mỹ thuộc middle class (với người low income thì có thể xin được grant để trả một phần học phí). Bên cạnh morgage và credit card thì student loan là chiếc vòng kim cô thứ 3 khiến tầng lớp trung lưu phải cày cuốc cả đời để trả nợ. Nhìn chung cha mẹ đều muốn con học ngay trường 4 năm hơn là bắt đầu từ cao đẳng cộng đồng 2 năm. Theo tôi, các trường cũng biết được tâm lý này để nâng học phí. Một số môn học thực sự không có nhiều tác dụng hơn đọc một quyển sách có cùng nội dung. Tuy nhiên, nhiều người cho con học những trường có giá cắt cổ không chỉ vì chất lượng đào tạo. Có những thứ quan trọng không kém như mối quan hệ với cựu sinh viên-đặc biệt cần thiết khi xin việc, hoặc tham những hội kín của các gia đình có thế lực-làm tiền đề cho những thăng tiến sau này.

Thứ ba, nếu môi trường học tập ở Mỹ là thiên đường theo nghĩa đen thì môi trường làm việc là chiến trường cũng theo nghĩa đen. Ngay cả những nghề mang nhiều chất academic nhất là giảng dạy và nghiên cứu cũng không tránh khỏi cục bộ địa phương và đấu đá. Tuy nhiên, với những người thực sự có khả năng thì luôn có rất nhiều cơ hội để vượt qua mớ hỗn độn này và tỏa sáng. Những người nhập cư gốc Việt có khả năng đã ngồi lên những vị trí mà người Mỹ ba đời cũng phải thèm khát cũng vì Mỹ là đất nước của cơ hội.

Thứ tư, học trường y ngoại quốc, như St. Geogre, để tiết kiệm tiền là lựa chọn cuối cùng của những người không vào được trường y Mỹ. Trong khi tỷ lệ tốt nghiệp và đỗ nội trú Mỹ của sinh viên trường y Mỹ là gần 100%, thì của trường y Caribbean thấp hơn nhiều (tính trên tỷ lệ sinh viên nhập học). Một số người Mỹ gốc Ấn Độ mà tôi biết đã mang nợ khoảng 150 dến 200 ngàn vì không tốt nghiệp được trường y ngoại quốc/ trượt residency và tất nhiên không thể trở thành bác sỹ. Đây thực sự là một canh bạc.

6:09 Friday,5.10.2018

Đăng bởi:  SiêuNoob

Số liệu của bác SA và nhận xét của bác Le Lex rất thú vị. Em chỉ xin đoán mò thêm chút thôi.

Trung Quốc có chính sách 1 con khiến rất đông phụ huynh có khả năng gửi con đi du học. Ngoài ra người tài Trung Quốc là vô kể, nên học cao học ở Mỹ nhiều. Đấy là chưa kể chính sách đãi ngộ, thu hút dân post grad về nước của chính phủ và công ty Trung Quốc hiện vô cùng hấp dẫn.

Ấn Độ trong nước có hệ thống trường IIT và một số trường tư đào tạo cử nhân chất lượng không thua Mỹ, nên số lượng du học cao học ở Mỹ phần nhiều là nhân tài từ các trường này.

Sinh viên Việt Nam học lên cao học 90% là con nhà nghèo, trung lưu. Nhiều khi có học bổng học xong cử nhân chẳng biết làm gì tiếp nên học thêm PhD :). 90% con nhà giàu, có định hướng công việc rõ ràng thì chỉ du học lấy bằng cử nhân thôi.

Thêm nữa không biết Việt Nam đã có nghiên cứu nào về tỷ lệ sinh viên du học cao học theo vùng miền chưa? Theo quan sát các bạn thời em (hơi xưa rồi:)), 90% dân Bắc có học bổng du học sẽ học lên PhD, còn tỷ lệ dân Nam đi học bổng mà học tiếp lên PhD thấp hơn nhiều, mặc dù các bạn đó học cũng rất giỏi.

20:44 Thursday,4.10.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Cám ơn bác SA đưa những con số ra với đầy suy ngẫm; mình thực sự chẳng rõ tình hình thị truòng việc làm, kinh tế, kỹ nghệ, giáo dục, nghiên cứu.... của VN và các nước này ra sao?. Chỉ xin đoán mò, ở Ấn Độ, Post Graduate hậu cử nhân 4 lần nhiều hơn Cử nhân undergraduate là vì cần nhiều hơn cho dạy học, nghiên cứu và thị trường tìm  việc khó khăn hơn nên bằng cấp càng cao thì càng dễ được nhận. TC thì cũng như Ấn nhưng kiếm việc tương đối dễ hơn. Ở VN, cử nhân bên Mỹ còn dễ kiếm việc. Saudi thì nghe nói nhà nước còn khuyến khích, cho học bổng qua Mỹ học nhưng không học xuất sắc lắm?.
 

10:03 Thursday,4.10.2018

Đăng bởi:  sa

@Le Lex
Số sinh viên VN tại Mỹ hiện trên 20,000, là 2% của tổng số sinh viên nước ngoài tại đây (1,08 triệu). 
Đứng đầu bảng là sinh viên Trung Quốc với 350,000 (32,5%), thứ nhì là Ấn Độ với 17%. Hàn Quốc là 60,000, Saudi là 50,000  rồi đến Canada 30,000, Đài Loan con số ngang với sinh viên VN.
Nếu số sinh viên Trung Quốc theo học hậu cử nhân ngang ngửa với số theo học cử nhân thì số VN học cử nhân cao gấp 4 số hậu cử nhân. Số Ấn Độ hậu cử nhân ở Mỹ ngược lại, cao gấp 4 lần số theo học cử nhân.

21:35 Wednesday,3.10.2018

Đăng bởi:  Le Lex

Hình như dân Việt cũng như dân các nước ảnh hưởng bởi Khổng giáo thường hiếu học nên tranh tài toán học chẳng hạn là chiếm giải toán quốc tế luôn, như trường hợp Ngô Bảo Châu thường được đề cập...

Hiếu học nên càng thích được du học để học những điều hay, tiến bộ nhất là từ những nước giầu mạnh sẵn lòng.....để mong về nước truyền bá hay nếu được dịp ở lại sống sướng hơn? như đã thấy.

Cửa Khổng sân Trình xưa cũ đề cao 5 điều Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín thì với đời sống mới, cạnh tranh, cá nhân, hưởng thụ..., 4 điều kia có thể giảm nhưng Trí là học vấn, trí thức.... vẫn được trọng vì chẳng có gì hại cho mình, có học mới ấm vào thân như bác SA có đưa ra vài dự tính như làm quan... xưa thì chi dân phụ mẫu, lấy vợ...phi cao đẳng bất thành phu phụ, hoặc đơn giản tìm việc kiếm sống và cao hơn....hi vọng giúp ích đất nước, xã hội, văn hóa... một phần nào tuỳ duyên.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả