Văn & Chữ

Về những cái tên trong Hồng Lâu Mộng (phần 1)

Nhà phê bình kiêm lý luận văn học nổi tiếng người Pháp Roland Barthes từng nói: “Một cái tên [trong văn chương] luôn cần được phân tích kỹ lưỡng, bởi tên chính là vị chúa trùm của những biểu tượng.” Trong trường hợp các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng, tầm quan trọng của tên […]

Ý kiến - Thảo luận

15:32 Friday,16.9.2022

Đăng bởi:  Duong

Soi ơi, lâu quá không thấy Soi lên bài về Hồng Lâu Mộng nữa, mình mê serie này lắm. Mong soi và Ánh Nguyễn có thể lên nhiều bài hơn.

10:37 Tuesday,28.5.2019

Đăng bởi:  Xuân Duy

Cảm ơn bạn Anh Nguyễn nhiều thật là nhiều luôn. Mong bạn cho ra nhiều bài hay hơn nữa. Hihi

14:33 Thursday,23.5.2019

Đăng bởi:  Kim Nhi

Có 1 đề bài yêu cầu so sánh HLM và Truyện Kiều, nhờ Soi đăng lên để mọi người cũng bàn luận nhé !

9:09 Thursday,23.5.2019

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Xuân Duy: Nếu vẫn thích HLM bạn vào đây để đọc tiếp bài của mình nhé, viết đến đâu mình sẽ update: http://www.jennyartblog.com/2019/05/nhung-cai-ten-trong-hong-lau-mong.html#more Ở đây bài mình gửi 2 tháng không được đưa lên nên mình sẽ không gửi nữa. Cảm ơn bạn.

22:30 Wednesday,22.5.2019

Đăng bởi:  admin

@ Xuân Duy: Tác giả nói Soi đừng đưa lên nữa bạn nhé.  Cảm ơn bạn vẫn vào Soi. Thân mến.

9:17 Wednesday,22.5.2019

Đăng bởi:  Xuân Duy

Xin Soi đăng tiếp phần 2 bài này, cảm ơn Soi nhiều thật nhiều luôn ấy. Chờ hoài, chờ mãi mấy tháng mà mới đây cũng có nhắn mà Soi bảo sẽ đăng cuối cùng cũng không thấy đâu cả. Haizzz, ngày nào mình cũng vào thăm không biết đến bao giờ đây.

11:08 Thursday,25.4.2019

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Mạnh Cường: thời Khang Hi, những tu sĩ dòng Jesuit đã mang đến Trung Quốc những khái niệm mới về cách tính ngày tháng theo kiểu phương Tây. Hoàng đế Khang Hi rất trọng dụng những tu sĩ này và và triều đình vì thế cũng coi việc áo dụng giờ phương Tây là một thứ mốt mới.

Thực ra đồng hồ Tây dương đã xuất hiện ở Trung Hoa từ thời nhà Minh, nhờ công của nhà truyền giáo Matteo Ricci, nhưng đến thời nhà Thanh mới thực sự phát triển rực rỡ. Nhà vua đã tuyển rất nhiều nhà thiên văn học phương Tây vào làm việc trong triều và tin vào những dự đoán chiêm tinh của họ. Những gia đình quan lại, trí thức thời nhà Thanh đều hiểu rõ về lịch dương, trong đó có nhà họ Tào, một gia đình cự phú, được triều đình trọng dụng. Trong Hồng Lâu Mộng bạn có thể tìm thấy mô tả về chiếc đồng hồ Tây Dương. Để tìm hiểu thêm bạn có thể đọc bài "Clockmaking in Chin under the Kangxi and Qianlong Emperors" hoặc cuốn Jade Dragon Mountain.

Tóm lại việc áp dụng những con số 24, 12, 365 là do Tào Tuyết Cần đã áp dụng kiến thức mới, chính xác hơn về cách tính thời gian. Tào Tuyết Cần tuy là một trí thức gạo cội của văn hoá Trung Hoa nhưng trong Hồng Lâu Mộng có thể thấy sự thích thú của ông với phương Tây, qua hình ảnh chiếc gương Tây dương hay câu chuyện về cô gái tóc vàng da trắng của Bảo Cầm.

9:08 Thursday,25.4.2019

Đăng bởi:  Mạnh Cường

Bài của bạn viết rất công phu tuy nhiên có một lỗi là một ngày trong lịch âm chỉ có 12 giờ chứ không phải 24 giờ nhu lịch dương nên phần hòn đá vuông 24 trượng chắc có ý nghĩa khác mà không phải là liên quan đến số giờ của một ngày, phần gán số lượng đá bằng số ngày của 100 năm cũng vậy, trong lịch âm một năm  có 360 ngày không phải 365 ngày như lịch dương nên suy luận của bạn hơi khiên cưỡng.

16:00 Monday,15.4.2019

Đăng bởi:  Lâm

Tôi chờ từ tháng 2 rồi này, chỉ thích mỗi chuyên đề này.

20:45 Friday,12.4.2019

Đăng bởi:  admin

@ Xuân Duy:
Có bài rồi mà Soi chưa đưa lên thôi. Đợi bên mình đến cuối tuần nhé. Cảm ơn bạn.

14:11 Friday,12.4.2019

Đăng bởi:  Xuân Duy

Sao mình chờ hoài mà không thấy có phần 2 nhỉ?

14:13 Monday,18.3.2019

Đăng bởi:  Trang Mai Quý

Tuyệt vời! Mình đã đọc rất nhiều phân tích về HLM của Anh Nguyễn, nó giúp mình hiểu thêm rất nhiều về HLM. Mình đang chờ đợi bạn viết tiếp đây

21:39 Tuesday,5.3.2019

Đăng bởi:  Taneox

An Nguyễn mình đẫ đọc tất cả bài phân tích của bạn về tác phẩm Hông Lâu Mộng, nó đã giúp mình rất nhiều để hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như sự vĩ đại của nó. Cám ơn bạn chúc bạn có thật nhiều sức khỏe để có thêm nhiều bài phân tích về tác phâm tuyệt vời như thế này.

15:41 Friday,15.2.2019

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Kikuchi Mikiaki: cảm ơn bạn nhiều. Khi nào mình sẽ cố gắng viết về Kim Bình Mai nhé, không nhiều nhưng sẽ cố gắng khoảng một, hai bài. Sau HLM thì mình thích Tây Du Ký nhưng cũng chưa có lúc nào viết được gì. Có lẽ cần phải có chút duyên nữa :-)

12:41 Tuesday,12.2.2019

Đăng bởi:  Kikuchi Mikiaki

Kikuchi mới tiếp cận "Hồng lâu mộng" cách đây không lâu, quả thật mình thấy những chi tiết trong "Hồng lâu mộng" thực sự khó hiểu, nếu không có Anh Nguyễn phân tích rành rọt cặn kẽ bằng bao nhiêu bài như này thì hẳn mình chỉ nghĩ đó là những chi tiết bình thường và chả hiểu sao Tào gia viết nên nó lại nổi tiếng được. Kikuchi còn đọc "Hồng lâu mộng" sau khi đọc "Kim Bình Mai", trước nữa còn đọc "Thuỷ hử" (vì "Kim Bình Mai" diễn sinh từ "Thuỷ hử" mà, nên phải đọc tác phẩm gốc trước). Trong tứ đại danh tác, "Hồng lâu mộng" đúng là tiểu thuyết khó hiểu nhất nên Kikuchi phải đi từ cái dễ hiểu trước ; mà những chuyện ong ve bướm vãn, cười hoa cợt liễu luôn đứng hàng đầu về độ phức tạp, mang tính biểu tượng nhiều.Nếu "Hồng lâu mộng" phân tích mãi không hết như thế, thì đối với "Kim Bình Mai" cũng viết về chuyện gió trăng, tình nam nữ thì có phân tích được nhiều thế hay không ? Đối với Kikuchi thì "Kim Bình Mai" dễ hiểu hơn "Hồng lâu mộng" nhiều, nhưng đến khi đọc những bài của Anh Nguyễn thì mình mới nhớ lại "Kim Bình Mai" cũng có khá nhiều chi tiết mà mình cho là bình thường nhưng lại có ẩn ý. Mong là bên cạnh những bài về "Hồng lâu mộng" thì Anh Nguyễn sớm ra bài nào đó phân tích về "Kim Bình Mai" nha.

9:57 Monday,11.2.2019

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Huyền My: cảm ơn bạn nhiều nhé. Phần tiếp theo đã có rồi nhưng ngày tháng đưa lên do admin Soi quyết định nên mình cũng không rõ ạ ^^

20:33 Sunday,10.2.2019

Đăng bởi:  Huyền My

Mới phần 1 mà đã xức xắc như vầy rồi hả chị? Lâu rồi mới thấy chị tái xuất HLM với toàn bài càng ngày càng hay.  Trà dư tửu hậu, HLM bàn mãi bàn chẳng xuể. Xin chị hé lộ cho đôi chút ngày tháng của các phần tiếp theo ^^ 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả