Ăn uống

Phuở ê! Phuở ê!

Đọc hồi ký của Bố tôi, và qua những gì cụ kể lại, thì đầu những năm 1920, với dân số chỉ khoảng 30 nghìn người, Hà Nội đã là trung tâm sinh hoạt văn hóa ẩm thực phong phú nhất của nước mình. Bên cạnh các món cỗ bàn tinh tế của các đại […]

Ý kiến - Thảo luận

9:53 Thursday,23.5.2019

Đăng bởi:  th.trà

Anh/chị lúc nào đó có thể viết bài dạng như: 'Sống phong  lưu kiểu bình dân' được không.
Em thật tình không thích trào lưu khoe của hiện nay ở một số trang giải trí, đơn giản em biết để có thể sắm sửa những món đồ đó thì mức thu nhập phải nằm trong nhóm 10%, nếu không có bản lĩnh kiếm tiền mà cứ bị xem mãi những hình ảnh đó dễ làm những chuyện sa ngã lắm, hoặc có cái nhìn phiến diện về cách kiếm tiền.
Chúng ta phần lớn nằm ở nhóm 90%, nhưng em nghĩ (và em cũng từng đọc qua ở đâu đó lâu lắm rồi) rằng con người ta vẫn có thể sống phong lưu và hưởng thụ cuộc sống ở mức thu nhập bình dân. Bởi vì lâu lắm rồi không có ai viết ai nói về điều này nên nó cũng bị quên đi trong góc và em hy vọng anh/chị nào đó có tâm hồn và kinh nghiệm sống phong phú (cũng tâm thú đề tài này) lôi kéo nó ra và mổ xẻ nó cho cuộc sống hôm nay.

9:58 Thursday,11.4.2019

Đăng bởi:  Nguyen Xuan Mai

Cảm ơn bạn cho tôi một góc nhìn khác về phở . Tôi vốn hiểu về phở như bạn Lex trinh bày.

Gà trống thiến bây giờ e là không có trên thị trường. Nếu đã  ăn "gà Mía" thiến thì sẽ không  bao giờ quên huong vị của nó (đặc biệt là cặp chân), nhiều gia đình ở làng cổ Đường lâm vẫn còn nuôi nhưng chỉ để nhà dùng chứ không có bán !

11:10 Monday,25.3.2019

Đăng bởi:  thelOner

Bài viết quá hay. Cảm ơn tác giả nhiều và rất mong được đọc những bài viết thêm về Ẩm thực Hà thành đặc biệt là phần về nấu cỗ, mâm cỗ trong gia đình quan chức xưa.
Thân

20:34 Sunday,24.3.2019

Đăng bởi:  Lex

Về Phở bò thì nguồn gốc chắc từ Việt Nam (Hà Nội, Nam Định...). Người Quảng Đông bên Tầu, Đài Loan, Sing, Nữu ước.... khắp thế giới không có món phở, chỉ có ở Bắc Việt  di cư vào Nam, rồi tỏa ra thế giới. Chữ Phở có thể từ âm tiếng Pháp Feu, Pot au feu  một món súp bò của đầu bếp Tây hầm trên lửa.... ăn không hết, người Việt trộn với bánh cuốn bột gạo sắt sợi.... ăn thấy ngon nên phổ biến ra....gọi là "phở". 
Người Quảng Đông, có món "hủ tiếu" dùng thịt heo gọi là sa hà phấn, ở Hà Nội lâu ... nhanh nhậy đón bắt khẩu vị Việt nên chế món tương tự Ngưu nhục phấn hay ngầu dục phấu và rao hàng theo âm Việt không sõi là phưở ê. Ngầu dục phấu nêm nếm theo hương vị Tầu nhiều ngũ vị hương nên ăn không ngon ... chỉ còn phở Việt nêm nếm khác...có hương vị thơm ngon... tồn tại đến ngày nay, phát âm chính xác là.... phở.
 

3:25 Sunday,24.3.2019

Đăng bởi:  Thanh Nguyễn

Bài viết công phu và có giá trị lưu trữ văn hóa người xưa. Tôi xin cảm ơn người viết bài đã chia sẻ những kiến thức quý giá.

23:06 Saturday,23.3.2019

Đăng bởi:  Anh Tuan

Ui mệ  Bách viết hay quá đọc bài mà cứ ngửi mùi phở đầu đông ngày xưa. 

21:48 Tuesday,19.3.2019

Đăng bởi:  Huy

Bài viết hay quá, có thể coi đây như là lịch sử của món ăn này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả