Điện ảnh

Xem Ma’ Rosa: ta nên học theo hướng nào?

Đèn bật lên. Cử tọa trong rạp hát vỗ tay, đạo diễn bộ phim vừa mới chiếu xong đứng dậy cười chào. Mọi người đứng dậy theo, vẫn vỗ tay tiếp. Được 1 phút thì ông đỏ mặt. Sau 3 phút như vậy thì đạo diễn đỏ cả bộ râu mép con kiến. Đến phút […]

Ý kiến - Thảo luận

13:21 Monday,1.7.2019

Đăng bởi:  SA

@ An
Quỹ phát hành phim (nhất là phát hành rạp, quảng cáo…) có khi cao hơn là quỹ  sản xuất  (tức là giá thành) của bộ phim. Vì vậy rất nhiều phim Mỹ thực hiện xong chỉ bán video, hoặc phát hành rạp ở nước ngoài để gỡ gạc thôi, chút nào hay chút ấy. Ngược lại, các phim trong nước bán chạy cũng phát hành nước ngoài để kiếm thêm. Kinh tế làm phim là chuyện rủi ro phần nhiều, không có công thức nhất định để thành công. Theo Box Office Mojo, 2018 tại Mỹ có 878 phim ra rạp. #1 là “Black Panthers”, chiếu tại 4084 rạp tất cả trong 25 tuần, thu 700 triệu USD. Ra mắt là tại 4020 rạp, và trong 3 ngày cuối tuần đầu tiên (thứ 6-thứ 7-CN) thu 202 triệu tức 29% của tổng số chỉ trong 3 ngày đầu. Như vậy, 3 ngày là biết ngay ăn hay thua và phải quảng cáo trước rầm rộ. Doanh thu chiếu rạp trên thế giới là 1,346 triệu.
#878 là “Realms”, phim kinh dị, ra mắt tại 3 rạp, chiếu trong 1 tuần, thu 147 USD. Ra mắt là tại 3 rạp và trong 3 ngày cuối tuần đầu tiên thu 108 USD, cũng biết ngay là thua rồi!
Phim nước ngoài hạng cao nhất 2018  (hàng 13) trên thế giới là “Operation Red Sea” (Hồng Hải Hành Động. TQ) thu toàn cầu 575 triệu nhưng ở Mỹ thu có 1.5 triệu.
Nhưng việc phân phối phát hành phim đang thay đổi với kỹ thuật mới (Amazon, Netflix, Hulu…) chẳng ai biết được. Kỹ nghệ này không ví với các công nghiệp khác như làm máy vi tính hay sản xuất sữa chua. Thì showbiz mà. Đây tựa như “Vòng eo 56” bao nhiêu người xem? Cát xê Ngọc Trinh là bao nhiêu? Sao cô lại mua túi đầm Kelly 30.000 USD? Thì, Hoàng Kiều! Nhưng mình thấy ảnh lúc đón cô ở phi trường Hawaii, Hoàng Kiều mang bó hoa $24.99 có bán tại tạp hóa của phi cảng!

10:24 Monday,24.6.2019

Đăng bởi:  An

Nhờ bác SA (gọi vậy vì cũng hay theo dõi Fb và biết bác hơn nhiều tuổi) mà hiểu mấy cái liên hoan phim thế này. Cháu tò mò cái nữa là phim ở đây bán thì ai mua? Mà lại tận 5-7000 phim (chắc cũng phải bán được 2-3000 phim). Như mấy phim VN mình người bản xứ đã không nuốt được (vì nó thật sự quá kém, từ diễn xuất, kịch bản... và phần lớn trong số phim dự Cannes chắc cũng như phim VN thôi) thì Tây nó mua về làm gì nhỉ? Chả lẽ nó lưu lại như các nhà sưu tập hội họa hay là công chiếu ở nước nó? Mà bán phim chắc cũng phải tầm 30-50.000 đô mới bõ công mua vé máy bay, ở khách sạn bên Cannes, tức là công chiếu phải đạt tầm 10.000 khán giả trở lên mới có lãi, một con số không tưởng với một bộ phim thuộc một nền văn hóa xa lạ.

11:07 Saturday,22.6.2019

Đăng bởi:  Lex

Cái phim The third wife , nếu theo phong cách làm phim của Ma'Rosa, đơn giản thôi, đời thường thôi.... thì không chừng vừa giật giải mà vẫn được trình chiếu trước công chúng thú vị. Thì chuyện nữ thập tam.... làm thê thiếp thời phong kiến xưa là bình thường, chẳng gì trái luân thường đạo lý thời đó cả....thì cố làm phim với không khí cũ kĩ đó với quay phim, âm nhạc như Ma'Rosa đấy, phải không bác SA?, lại cố làm mới phim với cảnh nóng, âm nhạc,  diễn cho lôi cuốn, cố nhồi nhét tâm lý phức tạp của thời nay hoặc sầu bi cho nhân vật quá... khiến khán giả soi xét phim với tâm lý, luân lý thời nay cho phim là porno khiến chính quyền kiểm duyệt cấm chiếu vì thế!.
Vì chưa xem Cô vợ ba, chỉ đọc phê bình từ nhiều nguồn trên mạng nên có thiển ý thế!!!.

23:41 Thursday,20.6.2019

Đăng bởi:  Le Lex

Đúng như SA nhận xét là các giải điện ảnh này chưa chắc 100% khách quan, độc lập... theo khía cạnh nghệ thuật thuần túy.... còn tùy thuộc vào dư luận, trào lưu nghệ thuật, thời thế chính trị  này kia. Nhiều khi được giải là biết lách chế độ kiểm soát và ban tuyển lựa, cho là quốc tế  khoái trí thấy được... như phim Ma' Rosa này chăng?.

21:08 Thursday,20.6.2019

Đăng bởi:  SA

@An

Bạn nói thế cũng đúng. Ma’Rosa không được giải Palme d’Or, mà chỉ được “tuyển thi chính thức” (compétition officielle) cùng với 20 phim khác thôi. Ăn giải là diễn viên nữ, và gỉai vỗ tay, vì có hơi bị dài khiến đạo diễn lúng túng. Xem 21 phim vòng tuyển này không ai phải trả tiền vì là vé mời, trừ khi mua vé bán lại lậu, giá bao nhiêu thì mình không biết.

Tại Oscar, đêm trao giải, có khi có lên đến $30,000 1 cặp vé, là một dịp tốt để giật le người yêu mới, em có cái áo nào đẹp đẹp, tối nay anh mời em đi xem hát.

Tại Cannes 2001, mình được tặng một vé “thảm đỏ” này nhưng là vé đơn, không rủ được ai đi cùng nên không xem và không biết không khí bên trong thế nào. Bên ngoài, thì là biểu diễn “Ta cùng đi lên bậc” của đoàn có phim chiếu ngày hôm đó, và đám “ăn theo” như Ngọc Trinh, Lý‎ Nhã Kỳ. 2001, không có các cô này, chứ không mình cũng đã đi xem chứ, gầm mặt xuống mà lên bậc sau lưng Ngọc Trinh, ga lăng là để phụ nữ đi trước trên cầu thang.

Cannes cũng có kịch bản của nó, có đạo diễn Ý gọi là “Mondo Cani”, một chữ “n” thôi và có nghĩa là thế giới của loài chó. Cannes phải có màu sắc của giải để tranh thương với lại Venice, Berlin, Locarno… và lúc nào cũng lo sốt vó là mất vị trí giải hàng đầu của LHP thế giới. Cách của Cannes là pha trong vòng tuyển phim nước ngoài ít ai biết và làm việc này rất sớm, tiên phong. Nhờ vậy, điện ảnh Iran, Đài Loan hay Philippines… mới được phổ biến, 1 số đạo diễn hay phong trào được biết đến, và sau đó các LHP khác đua đòi làm theo. 1 đặc điểm khác của Cannes là tuyển phim có tính cách xã hội, như phim của anh em Dardennes, nhà này 2 lần được giải, mà chuyên làm phim về người thất nghiệp sống trong hộ cấp 4.

Cái công thức của Cannes tí muối tí đường, lửa lớn, lửa nhỏ, sao thì vẫn thành công vì giữ được vị trí số 1.
Trong công thức này là thành phần giám khảo, chánh khảo là mổ người tiếng tăm trong lãnh vực nhưng gia vị Cannes là con bé này, con nhóc kia như bạn nói, tựa một lát rau răm trên bánh cuốn chả cho nó có màu. Công thức này, như ta biết, tới giờ vẫn là thành công mỹ mãn, khi nào Cannes xuống hạng thì phải xét lại theo chiều hướng khác, 9 giám khảo Palme d’Or cộng tuổi lại, làm sao thì làm, phải đủ 700 năm chẳng hạn.

Mỗi LHP có một chiêu chứ, kiểu nhà hàng 3 sao Michelin. Nó rất là tinh vi và lắm chuyện để duy trì cái phong cách của nó. Đã là giải thì trên đời chẳng có giải nào cứu thế hay niết bàn cả, nhưng nó có 1 cái thềm chất lượng nhất định theo đường lối hay thiên kiến của nó. Đầu tiên là tính cách chọn lọc, rồi sau đó mới là chính sách chọn lọc ra sao.  21 phim mỗi năm lọt vòng tuyển này không hiểu có bao nhiêu phim ứng thí, 1/10 hay 1/20? Tại Cannes, còn có cái gọi là chợ Phim. Có vào đây thì mới thấy cả ngàn gian hàng thế giới rao bán 5.000 hay 7.000 bộ phim. Gian lớn gian bé tùy túi tiền, ai đi qua cũng mời vào xem phim giới thiệu, không có thời gian thì xem giúp trailer mấy phút thôi mà, thường là do 1 cô ngoại hình khá đứng ở hành lang níu kéo. Cô này có thể là người Azeri chẳng hạn, “Cô lần đầu đến Cannes hả?”. Cô dắt bạn vào trong 1 phòng tối bé xíu. Bạn được xem free này, được giải khát free này và không bắt buộc phải vỗ tay nhe.

10:19 Thursday,20.6.2019

Đăng bởi:  An

Cái giải Cannes này năm nào cũng có chục phim vỗ tay 5 phút, chắc toàn nhà báo xem free nên vỗ tay coi như trả tiền vé. Như phim The Merciless của Hàn, thấy bảo được vỗ tay 5 phút, xem thấy cũng hay nhưng mà chưa đến mức phải vỗ tay. Quốc gia nào có phim lạ lạ, mà chưa thắng lần nào dễ thắng, chắc vài chục năm nữa nước nào cũng có phim đoạt giải. Mà thành phần ban giám khảo cũng quái, năm trước là cô đóng phim Chạng vạng, năm nay có cô nhóc Elle Fanning.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả