Thị trường

Giá tác phẩm của Donald Judd

(Mời bạn bấm vào TÊN tác phẩm để xem chi tiết.) Không đề, 1985 (85-9 LIPPINCOTT) Nhôm chà nhám và thủy tinh plexi xanh dương 1 khối: 15.3 x 68.6 x 61cm Giá ước lượng: $2,430,000 – $3,645,000 Giá bán được: $2,763,000 Ngày bán: 14. 10. 2007                         […]

Ý kiến - Thảo luận

11:48 Tuesday,22.2.2011

Đăng bởi:  admin

Đây là ý kiến của anh Thanh Dũng, một người chuyên dịch tiếng Hoa, về vấn đề Phạm Huy Thông thắc mắc nhé.
"Chữ họa phẩm người TQ không nói, tự điển cũng không có. Đây là từ VN sáng tạo nhưng theo cấu trúc tiếng TQ. Có thể hiểu là cách nói tắt của tác phẩm hội họa.
Nhưng ai đó hiểu họa phẩm là dụng cụ vẽ thì cũng có lý khi văn phòng phẩm là đồ dùng văn phòng. Tuy họa phẩm hiểu là tác phẩm hội họa có vẻ đúng hơn.
Cũng vậy, chữ TQ không có từ danh họa, nên hiểu đó là họa sĩ nổi tiếng (nhà danh họa), nhưng không ít người nghĩ đó là bức họa nổi tiếng. Từ điển tiếng Việt nếu có từ này thì cũng chẳng đáng tin vì soạn ẩu và lỗi quá nhiều.
Tóm lại theo tôi với những chữ kiểu này cũng chỉ nói theo cách hiểu của mình thôi."
Cảm ơn anh Thanh Dũng.

9:24 Sunday,20.2.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Thông. Vấn đề bạn đặt ra xin cho Soi một tí thời gian để đi hỏi người biết Hán Việt nhé. Lâu nay Soi dùng cũng láo lắm, chẳng có gốc gì cả, nên bây giờ khi bạn đặt ra "họa phẩm" là tác phẩm hội họa (xong rồi) hay là vật phẩm để làm hội họa (chưa xong) thì Soi thấy cái nào cũng có lý :-)). Để Soi hỏi đã nhé. Trong lúc ấy nếu có bạn nào biết để giải thích thì tốt quá. Nhân tiện, lần sau khi đưa ảnh tác phẩm lên, nếu cái nào có ghi chất liệu, Soi cũng đưa lên luôn như Thông đề nghị.

8:54 Sunday,20.2.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhân bài viết này, cho tớ mạn đàm lung tung một tí nhé. Vì tớ để ý thấy ảnh thứ 7 từ trên xuống có chú thích chất liệu là: "Màu Liquitex và cát trên mansonite" (Liquitex trong trường hợp này là tên của hãng sản xuất mầu và vật liệu hội họa, còn mansonite là gỗ vụn ép nhưng không cần dùng keo để liên kết (vì vậy tránh được ảnh hưởng của keo lên mầu tác phẩm chăng). Chú thích của ảnh 7 tuy hơi nặng tính chuyên môn nhưng thật tiện cho người nghiên cứu và tiện cho người muốn bỏ tiền ra mua.
Đợt đi 3 tháng vừa rồi. Tớ thấy các bạn Malaysia rất chi tiết trong việc ghi chú thích chất liệu. Nếu vẽ sơn dầu trên vải cotton thì đề là "Oil on canvas". Nếu vẽ sơn dầu trên vải lanh thì đề rõ "Oil on linen", hay vải bao tải (như bác Nguyên Cầm khi xưa) thì đề là "... on jute". Nếu có tí dán giấy lên tranh thì thêm "... collage.." Chú thích kiểu này có vẻ là mua thêm việc cho họa sĩ nhưng sẽ tiện hơn cho việc nghiên cứu sau này.
Tớ không học chính gốc từ bên Hội họa ra nên không biết. Nhưng làm chú thích cho tranh tớ thì từ trước đến giờ cứ vô tư ghi là "Sơn dầu trên toan" hay "Sơn dầu trên vải bố". Vải bố (vải bao tải) có vẻ như chỉ nhắm đến loại vải sợi to dầy cộp (jute) như bác Nguyên Cầm dùng ngày xưa. Còn toan là từ Pháp-Việt (toile), tớ mơ hồ không biết nó có bao hàm đủ các loại vải để vẽ tranh đã nêu trên hay không.
Còn một từ tiếng Việt nữa mà chúng ta hay dùng là từ "họa phẩm". Chẳng hạn: "Tớ ra cửa hàng họa phẩm ở cổng Yết Kiêu, làm cốc nước chè rồi mua thêm ít mầu dầu còn thiếu". Khi nói thế này, tất cả chúng ta đều hiểu là ra cửa hàng chị Phương, nơi bán vật liệu và công cụ vẽ cho các họa sĩ. Nhưng dùng từ "họa phẩm" hình cũng không thỏa đáng. Tớ nghĩ "họa phẩm" dùng để chỉ các tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thiện, chứ không dùng để chỉ đống vật liệu mà họa sĩ sắp dùng. Hôm trước cầm một đống sơn dầu qua sân bay, máy soi an ninh không soi được, chỉ thấy một cục to đen sì trên màn hình, họ hỏi tớ mang gì theo. Tớ quen mồm bảo đấy là họa phẩm của tớ. Họ liền hỏi, anh mang tượng ra nước ngoài à. Vậy là trong đầu người ngoài nghề, họa phẩm là những tác phẩm đã hoàn thiện rồi. Vậy chúng ta có nên thôi dùng từ "họa phẩm" theo nghĩa chỉ "vật liệu vẽ" để tránh nhầm lẫn với "họa phẩm" theo nghĩa "tác phẩm hội họa"?
Tớ thấy mình lơ mơ mấy từ này. Bạn nào biết hơn thì bảo tớ với.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả