Bàn luận

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

  GIA PHẢ  Triển lãm của họa sĩ Trần Hoàng Sơn Từ 18. 2 đến 18. 3. 2011 Art Vietnam Gallery 7 Nguyễn Khắc Nhu, Hà Nội  Theo curator của Gia phả, triển lãm mới nhất của nghệ sĩ Trần Hoàng Sơn đang chạy tại Art Vietnam Gallery, thì các tác phẩm của anh nhắm […]

Ý kiến - Thảo luận

13:26 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  Ngọc

@ Tuantudo: Mình thấy chân dung nào trong triển lãm này của anh Sơn cũng có hoa đi kèm. Phụ nữ thì hoa hồng, anh Sơn thì hoa sen, các nhân vật khác tùy loại hoa. Nhân vật công an đây được kết loại hoa ly hồng, hay dùng trong những lẵng hoa chúc mừng và trang trọng, hình dáng lại khá tương đồng với cái phù hiệu gắn trên mũ (những cánh dài xòe ra). Mình nghĩ thế chẳng biết có đúng với ý của họa sĩ không nữa :-)

12:36 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  tuantudo

triển lãm cũ rồi, không mang tính thời sự nữa nhỉ! Mình chỉ mới biết Soi vài ngày gần đây, đúng là lạc hậu mà! ^_^
cho mình hỏi về bức thứ 2 từ trên xuống, chiếc nón công an đó,...những bông hoa đó... nó mang ý nghĩa tượng trưng - về niềm tự hào của nhân vật khi được đội lên đầu chiếc mũ đó chăng?

9:22 Saturday,5.3.2011

Đăng bởi:  TRANHOANGSON

Xin cảm ơn SOI và mọi người đã lưu tâm tới GIA PHẢ + . Tôi vẫn đang lắng nghe và tiếp nhận tất cả ý kiến của anh em và các bạn để hoàn thiện hơn con đường mình đi. Xin chân thành cảm ơn!

19:51 Friday,4.3.2011

Đăng bởi:  mua xuan

Công nhận là họa sĩ Sơn vẽ bức chân dung họa sĩ Việt Tàu oách phết. Oách ở chỗ lột tả được cái thần khí của người được vẽ. Đây là tác phẩm vạch được cái thần.
(SOI: Xin lỗi Mua Xuan là Soi có biên tập cmt của bạn).

8:46 Friday,4.3.2011

Đăng bởi:  Suicide Rap

Theo dõi Soi từ ngày đầu, tôi nhận thấy bản thân Soi và các nghệ sĩ đều trưởng thành hơn. Ví như hồi đầu thì với những bài này, nghệ sĩ chắc chắn đã cãi nhau đến nảy lửa, Soi cũng nhảy vào cãi luôn rất con nít (xin lỗi Soi nhé). Nhưng nay thì nghệ sĩ - mà tôi tin là có vào đọc hết các bài về mình - đã để cho các tiếng nói khác nhau được tự do nói về tác phẩm của mình. Hay là chỉ có Hoàng Sơn - một người vốn điềm đạm - là được như thế?
Dù thế nào thì cũng rất tốt... cho nghệ sĩ. Người xem như chúng tôi được biết nhiều cách thẩm tranh khác nhau. Rồi những lời thẩm tranh sẽ qua đi, nhưng nhờ đọc qua đọc lại các ý kiến trái chiều, điều mà tôi và các bạn tôi còn nhớ được lại chính là tranh và triển lãm... của họa sĩ.
Cá nhân tôi thấy cũng có một số bức rất đẹp, như bức vẽ người đàn ông với chiếc lồng chim, bức vẽ họa sĩ Lê Quốc Việt nhếch mép cười, bức người đàn ông có chiếc mũ bộ đội trên cao... Tuy không quen biết những người ấy nhưng nhìn tranh tôi cứ phải đoán những người ấy nghĩ gì.
Những bức vẽ Người Làng thì không thích lắm vì không làm nảy ra tưởng tượng nào ở người xem.
Cảm ơn họa sĩ đã có một triển lãm để nhiều người tranh cãi, và qua đó những người xem bình thường như tôi hiểu được thêm chút ít về hội họa.

23:15 Thursday,3.3.2011

Đăng bởi:  Mai Hòa

Bài viết hay, tôi thích nhất câu cuối, thực là hóm hỉnh. Nhưng tôi cũng muốn bênh họa sĩ một chút: nếu thế giới tinh thần của những người mà họa sĩ vẽ chỉ có thế, làm sao họa sĩ vẽ được họ có hồn đây? Tôi về nông thôn gặp rất nhiều người nhìn tận mặt mà thấy vô hồn. Đó là một thực tế. Thần không có nhiều thì truyền thần cũng đến thế thôi.

17:01 Thursday,3.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Xem loạt tranh chân dung của thầy Sơn, nhất là các bức vẽ về người dân quê, cả lớp chúng em lại nhớ triển lãm của chị Dương Thùy Dương, cũng là cựu sinh viên của Yết Kiêu (không rõ chị có học Thầy Sơn không ạ?) ở Hà Nội mấy năm trước (em nhớ là ở 16 Hàng Bài thì phải), trong đó có loạt chân dung người nhà quê mà chị bảo là của ông bà họ hàng của chị ở Hà Bắc.

Cũng vẽ về dân quê, các tác phẩm của chị Dương khiến chúng em xúc động hơn nhiều, không hiểu tại sao ạ. Chúng em tranh cãi nhau, đứa thì bảo có thể do nét vẽ của chị Dương "bay" hơn, "rung" hơn, "đời" hơn, còn của thầy Sơn "kỹ" quá, "già" quá, "ngề" quá, thành ra hơi "cứng", hơi "khô", thế là làm cho tác phẩm bị mất đi sự thành thật và như vậy mà kém thuyết phục?

Còn thầy em thì bảo: các con đừng có tô vẽ quá đáng, hãy đơn giản, đơn giản thôi, hãy cố giữ lấy sự chân thành và cảm xúc thực.

Xin các thầy, các anh các chị chỉ bảo thêm ạ.

16:03 Thursday,3.3.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Em nhìn bức tranh vẽ "chú bé quàng khăn đỏ", lại nhớ tới tác phẩm "khăn đỏ" của nghệ sĩ Trần Lương.

Có lẽ thầy Trần Hoàng Sơn và thầy Trần Lương - tuy cùng một họ - nhưng không chung một giàn, các thầy có cái nhìn về chiếc khăn quàng đỏ quá là khác nhau một trời một vực ạ.

Thầy em bảo: nghệ thuật phải đa dạng mới thú vị, và các con nên nhớ: tranh/tác phẩm tức là người. Các con phải tinh ý để ngắm nhìn tác phẩm và nhận biết thông điệp của tác giả. Vả chăng, tác phẩm cũng cho thấy chính con người của tác giả.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả