Nghệ sĩ thế giới

MÁU ĐEN - Có ai giải thích giùm... (cập nhật 3)

MÁU ĐEN Triển lãm của Pierre Fava Khai mạc: 18g ngày 14. 4 Từ 14. 4 – 17. 5. 2011 L’espace, 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội   Sinh năm 1979 trong một gia đình người đảo Corse, tuổi thơ ấu của Pierre Fava đặc biệt khó khăn. Cậu bé chỉ thỉnh thoảng mới […]

Ý kiến - Thảo luận

22:06 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  admin

Phạm Diệu Hương ơi, cảm ơn bạn rất nhiều.

20:36 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  Phạm Diệu Hương

Chào Soi, xin góp vui bằng một cách hiểu khác. Thân mến.

Những khoảng trống (trong tranh) hé lộ (giúp cho ta có thể hình dung được) quy trình (giúp ta xâu chuỗi lại được quá trình thực hiện) của thao tác được (nghệ sĩ) thực hiện một cách kiên trì. Thao tác được (nghệ sĩ) tỉ mỉ hoàn thiện cho đến khi nó trở thành hệ thống và nghịch lý ở chỗ sự điêu luyện (của nghệ sĩ) lại nằm ở chính (cách sử dụng) chất liệu (bàn chải, lược, dao…)

19:50 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

..."nghịch lý lại là: chất liệu mới là chủ nhân của thế giới đó.”

Ôi trời, thế thì hóa ra là bản thân nghệ sĩ trong công việc vẽ vời chẳng là "cái đinh" gì, chẳng có thẩm quyền gì cả, mà chính "cái thằng chất liệu" mới quyết định tác phẩm ạ? Càng dịch, càng đọc lại thêm muôn phần khó hiểu, Soi nhề.

18:08 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  quế chi

gửi a Đỗ Kh.: anh Kh. ơi, vấn đề là ở chữ "sa" này là của "univers" hay là của artiste ở ý cuối, nhưng mà thông thường thì "maitrise de la matière" thường được chỉ cho người "làm chủ chất liệu" đúng không ạ ? nếu hiểu theo cả ý của "univers" lẫn "artiste" thì đều có paradoxe.

Type vào đây để nêu ý kiến cá nhân thôi ạ. merci anh Đỗ Kh.

17:22 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  admin

Em-co-ý-kien: Qua vụ này Soi thấy các bạn bên l'Espace quá lương thiện: câu khó hiểu vẫn cố dịch qua dịch lại cho sát. Còn các bài tự Soi dịch thì thường gặp câu khó là Soi né, đi tắt đón đầu sang câu dễ hơn, đúng kiểu tiểu nhân đi đường nhỏ, đường dễ nhé :-)

17:03 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Soi ơi, em thấy hình như trong đoạn dịch mới lại bỏ sót mất từ "le paradoxe", tức là "nghịch lý"?

Soi ơi, việc dịch dọt cũng khó khăn chẳng kém vẽ vời, Soi nhề.

11:55 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Ối giời, cả nhà Soi ơi, nếu xe rộng cho chúng em "đánh đu" với nhe, gọi là tranh thủ đi dã ngoại, thực hành môn ký họa thực địa hình ấy mờ.

Với lại, đi một ngày đàng... được "hóng hớt" chuyện nghề thì quá là oách, phải không ạ?

11:30 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  admin

Chịu thôi, Em-co-y-kien ơi, chiều nay gặp các chị l'Espace và hỏi cho ra nhẽ mới được :-)
Nhưng chiều nay cả nhà Soi lại đi vắng khỏi Hà Nội hết cả rồi. Cũng không làm được bài tường thuật triển lãm. Tức quá...

11:23 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Admin ơi, em nghĩ là cái từ "ký ức" có khi không cần dịch, bởi vì "nó" đã được hiểu ngầm, "nó" đã góp phần bộc lộ kỹ thuật vẽ của họa sĩ thì tức là "nó" phải ghi nhớ thông tin gì đó của "bút pháp", của "ý đồ", phải không?

10:56 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Tớ nghĩ câu này nên suy luận linh hoạt một tí vì phải dự phòng việc người dịch cũng bí mà dịch theo kiểu "word to word". Khi hoạ sĩ đặt các nét bút trên mặt phẳng, đó là hành động có ý thức để đạt được một hình hài hay hiệu ứng thị giác nào đó. Sự thể hiện này mang nhiều tính lý trí và vì thế đôi khi không phản ánh trung thực bản chất của tác giả. Nhưng những khoảng trống mà tác giả để lại luôn được tạo ra một cách vô thức hơn, đôi khi lại phản ánh trung thực hơn bản năng nghệ thuật của tác giả. Và sự vô thức này là kết quả tích luỹ từ quá trình (ký ức) lâu dài thực hành nghệ thuật. Khoảng trống trong tranh Paul Klee khác tranh Kazinski, khác tranh Pi, khác tranh Schiele, khác tranh Klim và dường như nó bộc lộ tính cách tác giả nhiều hơn là "khoảng đầy"...
Trà dư tửu hậu, ngồi tán phét đoán mò vậy thôi. Chúc Soi và các bạn vui

7:37 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  admin

Bạn Giời Ơi: Chịu, không biết câu mà bạn nói là của ai mà khéo thế, họa sĩ không thể nào giận được :-))

7:36 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien: cảm ơn bạn, nhưng còn thiếu chữ "ký ức". Vả lại họa sĩ này vẽ theo action painting thì có gì mâu thuẫn với "xây dựng kiên trì" không?

7:21 Thursday,14.4.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Soi cần phải làm quen với cách dùng chữ nghĩa như không dùng của các nhà lí luận nghệ thuật. Câu này theo Giời ơi tôi đã có câu trả lời ngay sau đó còn gì. Có thể hiểu tác giả đã để lộ những thủ pháp tạo hình một cách cố tình gây hiệu ứng.
Tặng Soi một câu khác bí hiểm hơn nhiều: "Tranh của anh đủ để thích mà cũng đủ để chán.". Đố Soi và các bạn tìm ra tác giả?

21:49 Wednesday,13.4.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Theo em hiểu, câu “Không gian trống lộ ký ức cử chỉ được xây dựng kiên trì” có nghĩa là "những không gian để trống trong tranh của ông [không phải không có ý nghĩa gì, mà thực sự] bộc lộ những động thái [vẽ tranh] được tính toán rất kỹ".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả