Gẫm & Bình

Xem miễn phí = phê bình hữu nghị?

  Trong bài “Từ con mắt trần tới con mắt thần” của tác giả Vũ Lâm có đoạn như sau: “Tôi thấy rất tội nghiệp người làm nghề tạo hình ở điểm này. Chúng ta mua một cái đĩa phim ‘lởm’ chí ít cũng mất 7000 đồng. Mua vé xem phim rạp, live show nhạc […]

Ý kiến - Thảo luận

11:17 Thursday,21.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Nhân các chú các bác Raumuong Noigian va VNLEAK bàn về:

..."đời sống thực tế, thì luôn có một số chỗ phải mất vé tiền mua (ít hay nhiều) mới vào được, hoặc có một số chỗ phải đánh đổi nhiều thứ, kể cả bố mẹ mình, hay nhân cách, hay sinh mệnh, thì mới vô được,"...

và:
..."nên tỏ ra là 'con nhà có giáo dục'"...

em xin có ý kiến thế này ạ:

- quả là ngày ở trường em, vào trường cũng có 3-7 lối vào, và nhục nhất là khi vào rồi mới thấy có những đứa "lộ" ra là bố mẹ cũng chi "vé" chạy điểm, hay là nhờ là "con nhà nòi" nên có những ưu ái này khác (không biết bố mẹ em có nhờ vả các thầy lúc em đi thi không, các cụ chưa tiết lộ, nhưng nếu thế thực thì cũng nhục lắm ạ). Chúng em buồn lắm ạ.

- còn mấy chữ "có giáo dục" bây giờ, ngay ở trường em, chúng em thấy cũng mất giá rồi ạ. Có những người, những "thế gia vọng tộc" (cúi xin các thầy các cô tha tội) càng học cao, bằng cấp nhiều, chức danh to, chúng em thấy càng không xứng là tấm gương về sự "có giáo dục" ạ. Chúng em vô cùng thất vọng ạ.

10:23 Thursday,21.4.2011

Đăng bởi:  VNLEAK

Bạn Raumuongnoigian,
Bạn viết cái "còm" dài gần tới phong độ của đồng chí Vũ Lâm
"... Tuy nhiên, là dù thích hay không thích một tác phẩm dù miễn phí hay không thì người xem cũng nên tỏ ra là 'con nhà có giáo dục' ạ! Khen thì cũng đừng khen phóng đại quá mà thành 'khen đểu', chê thì cũng đừng nên quá hạ tiện quá mà thành ra 'kém tính xây dựng', hoặc 'ác ý'."
Tôi thấy quá đúng. Bạn, tôi, chúng ta, bọn nó... đều ra sức phấn đấu được như thế nhé. Làm được như thế thì khó khăn vất vả lắm đấy với bạn,... với tôi, với... chúng ta.

9:22 Thursday,21.4.2011

Đăng bởi:  admin

Raumuong Noigian thân mến,
Soi lấy làm lạ vì sao bạn lại quy chụp các cmt trên Soi cho bài của Pha Lê là các cmt của các bạn "cùng tuồi" với người viết, khiến người đọc (như Soi) có cảm giác như Pha Lê đi vận động bạn bè vào cmt? Tranh luận vào bài đi bạn nhé, đừng mất thì giờ suy diễn và qui nạp về hành vi, không làm cho vấn đề cần thảo luận đi đến đâu cả, chưa kể việc làm của bạn là qui chụp - một thủ pháp "căn bổn" trong tranh luận ở nước ta, theo Soi là không hay và không nên. Thân mến.

0:42 Thursday,21.4.2011

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cảm ơn bạn Pha Lê trước hết, vì đúng là bạn mở rộng cho tôi những chuyện “ở địch” mà tôi chưa biết, hay quá. Chắc là bạn may mắn sinh ra trong gia đình có điều kiện, đi đây đi đó, chụp ảnh ở những địa điểm danh thắng nổi tiếng trên thế giới nhiều. Thích thật. Nhân đây, tôi xin có một vài góp ý nhỏ thôi với bài cãi của bạn một tý thui:
Tranh luận, hay cãi nhau, thì trước khi hai đấu thủ vào sới vật, cũng quy định trước một số luật, gọi là quy ước như đừng đấm dưới rốn của quyền Anh, hoặc là ko được “bóp trym” của vật dân tộc ta, còn trong tranh luận bằng chữ, thì tạm gọi là “thống nhất khái niệm”. Để làm sao, để là cuối cùng thắng hay thua thì các quan sát viên cũng “tâm phục khẩu phục”.
Tôi thấy trong bài của đồng chí Vũ Lâm, thì toàn là bình và cảm tác phẩm, lấy tác phẩm ra để chọi tác phẩm. Còn bài cãi của Pha Lê, thì lại lấy vô số nhân vật cùng thể chế ra để đứng sau ủng hộ bạn: Hoàng Gia Anh Quốc, Van Gogh, Đế chế Hy Lạp cổ đại, Plato, Aristotle, Renoir…
Tôi thấy một điểm này nữa, là: đồng chí Vũ Lâm viết: “Đã không mất tiền nhìn, tiền nghe, thì ít ra, cũng nên giữ một thái độ tối thiểu như thế nào đó cho có văn hóa giao tiếp một chút chứ”. Câu nói đó được bạn phiên dịch ra là: “cái lý thuyết “miễn phí thì không nên chê” và “Miễn phí đấy, đừng chê nhé”. Trong cách hành văn tiếng Việt lâu nay, đóng dấu ngoặc đơn tạm coi là giải thích hoặc thêm thắt, còn đóng dấu ngoặc kép được coi như là trích nguyên văn, hoặc là lời của người khác thốt ra chứ không phải là lời của tác giả. Bạn phiên dịch ý của đồng chí Vũ Lâm thành ra “cái lý thuyết” của bạn, để trong dấu ngoặc kép hẳn hoi, đâm ra người ta dễ nhầm lẫn
Tiếp đó, bạn phát triển những cá nhân, thể chế của bạn để chọi lại “cái lý thuyết” của chính bạn nêu ra. Thành ra cũng rất chi là hay ho, Pha Lê ạ.
Tôi đồ rằng, nếu là tôi, thì tôi sẽ phiên dịch ra cái ý “tối thiểu như thế nào đó cho có văn hóa giao tiếp một chút chứ” tức là người xem không phải không được khen, cũng như không phải là không được chê. Tuy nhiên, là dù thích hay không thích một tác phẩm dù miễn phí hay không thì người xem cũng nên tỏ ra là “con nhà có giáo dục” ạ! Khen thì cũng đừng khen phóng đại quá mà thành “khen đểu”, chê thì cũng đừng nên quá hạ tiện quá mà thành ra “kém tính xây dựng”, hoặc “ác ý”.
Còn theo như tôi hiểu từ các vị chân tu “xịn” dậy là, chỉ có chúng sinh mới mở miệng cho đỡ buồn mồm, còn đến khi “tinh thông như Phật” thì ngài im lặng (cử động tạo hình đấy), ví dụ như là giơ nhành sen lên gãi tai, để cho các đệ tử dịch nghĩa ra đủ thứ rất là thâm áo! Chứ ngài (Bụt ấy), thì không nói lăng nhăng đâu, mệt lắm!
Chưa nói chuyện là đến bậc giới nghệ thuật tử tế, thì không có từ “khen–chê, mặc cả”, “phê bình”, “thành công–thất bại, “thắng – thua” lẫn vào đó thì phải. Một hệ từ thì chuyên dùng cho kinh tế sơ khai gọi là “chợ búa” (chứ vào siêu thị thì có thể khen chê, nhưng nó dán giá rồi thì không mặc cả được với nó - tức siêu thị, được); một hệ từ thì chuyên dùng cho việc tranh đấu tư tưởng; một hệ từ thì chuyên dùng cho việc thi đấu thể thao. Còn nghệ thuật thì hình như chỉ có hệ từ dành cho khán giả gọi là “phẩm bình” và “thưởng thức” thì phải.
Đến thời dân chủ như thế này, thì đến bậc lãnh đạo cao nhất cũng chỉ mặc com–lê, và xe ôm cửu vạn thì cũng có một bộ com–lê Tầu sẵn sàng để bốc vác hay chở khách. Không ai cấm được tôi hay bạn hoạt động miệng ở các diễn đàn khác nhau đủ loại đang mở ra và câu kéo người tham gia. Tuy nhiên, trong đời sống thực tế, thì luôn có một số chỗ phải mất vé tiền mua (ít hay nhiều) mới vào được, hoặc có một số chỗ phải đánh đổi nhiều thứ, kể cả bố mẹ mình, hay nhân cách, hay sinh mệnh, thì mới vô được, theo ý muốn của người đó có muốn hay không. Đến với không gian “nghệ thuật” là một không gian đỡ tốn kém nhất đấy, hoặc là không thể đến được nếu bạn và tôi cứ muốn đứng ngoài cửa hoặc vỉa hè để nói đổng mãi.
Tôi chỉ muốn góp ý với bạn đôi lời, gọi là tranh luận tử tế thì cũng nên hiểu phép tranh luận, hoặc phép cãi, để đối tượng của mình cũng phải nghiêng mình lắng nghe và đối thoại lại, chứ không phải chỉ là để một số nick "cùng tuổi" mình comment tung hô theo kiểu thiếu thốn “văn hóa giao tiếp” ví dụ như chỉ qua bài viết bình cảm nỗi niềm thẩm du nhân tình chân thành của người ta mà lại chỉ trích người ta là “rất "khoạng" rất "huyếnh". Ví dụ như thế. Chào bạn. Thật hay nếu như tất cả chúng ta gặp được nhau trong một ngày thời tiết tốt. Tôi thì cũng không đồng ý với đồng chí Lâm rằng phải học, "ngộ", hay "phấn đấu" mới có được "mắt xanh lè". Ra hàng kính, trả ít tiền, mua kính áp tròng, đủ mầu là xong. Chú ý, cố gắng thủ nhiều tiền để khỏi mua phải kính áp tròng mầu sản xuất ở Thái hay ở Tầu giá rẻ. Hỏng mắt thì tốn nữa ghê lắm cơ.

16:10 Wednesday,20.4.2011

Đăng bởi:  art observateur

Tôi thấy Pha Lê quá đúng. Mà hình như Pha Lê mới chộp vài câu trong bài "Mắt trần...Mắt thần" đã "Soi" ra chừng ấy, chứ còn "Soi" kỹ nữa thì kinh khủng lắm. Bao nhiêu thứ hỏa mù rắc rối trong đó. Đọc hết thì thật mất thời gian và hao tổn sức khỏe.
Cái Hay, cái Đẹp luôn hướng tới sự giản dị, tinh tế... , hướng tới con người. Sự thông minh hài hước có thông điệp càng là hay và cần thiết đối với nghệ thuật đuơng đại, có khó gì mà không nhận ra. Chính những thứ khó hiểu, mập mờ, hù dọa, trá hình mới cần đánh dấu hỏi. Chẳng nhẽ cả thiên hạ cứ phải đợi thành Phật hết mới "ngộ" ra được nghệ thuật hay sao? Biết đến bao giờ mới có được con mắt xanh lè để nhìn thấy nghệ thuật?

13:31 Wednesday,20.4.2011

Đăng bởi:  Phong tien

Bạn Lâm ạ,
Triển lãm Restart của nhóm Đỗ Hiệp, Nguyễn Hoàng Bắc, Phạm Tuấn Tú, Lê Anh Hoài, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Hồng Sơn là có bán vé.
Triển lãm này diễn ra từ 5 -10/10/2010, tại Trung tâm Mỹ thuật Đương đại VN, Đê La Thành, HN.
Nghe đâu hônm ấy bán vé được những hơn 300 khìn. Tôi cũng được uống rượu ké từ số tiền bán vé đó.
Hỏi các bạn làm triển lãm hôm đó, được biết các bạn cũng chẳng nghĩ là làm để có doanh thu, mà chỉ làm việc bán vé để nhắc mọi người rằng: xem nghệ thuật cũng nên phải bỏ cái gì đó ra! Mà bỏ xiền (có 5 khìn ấy mà) thì là cái rẻ nhất! kaka

13:02 Wednesday,20.4.2011

Đăng bởi:  VUONGBICHTHANH

Tôi thấy lý do vì sao mọi người dị ứng với phê bình nghệ thuật rồi. Vì họ rất "khoạng" rất "huyếnh" chỉ chăm chăm tuôn ra hàng tràng chữ nhưng không quan tâm đến triển lãm và nghệ sĩ mà họ được mời đến để giới thiệu.

Tôi thấy Soi là rất tinh nghịch và dân chủ khi đăng tất mọi khen chê về các triển lãm nghệ thuật do vậy, mọi người biết được các nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam đang làm gì, họ đang nghĩ gì và họ đang ảo tưởng về cái gì. Tôi thấy rằng vừa rồi cô Hiền, hai nhà phê bình Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng và cả nhà phê bình Vũ Lâm nữa họ đang mắc bệnh "tự đại", coi thường nghệ sĩ quá. Các nghệ sĩ tưởng nhầm họ đang bình về nghệ thuật của mình. Không đâu, các nhà bình phê đang "triển lãm" họ đấy. Đành rằng các nghệ sĩ thì ít viết vì họ chỉ quen sáng tác, thế nên mới nhờ đến các nhà phê bình. Nhưng như cô Hiền thì ra sức tán cảm xúc thì hai ông "thần phê" và cả Vũ Lâm lại ra sức khoe "lý sự" không cần biết các nghệ sĩ đứng ở đâu cả.

“Miễn phí đấy, đừng chê nhé” là có ý gì hả anh Lâm. Anh viết thế không sợ người khác nghĩ rằng các bài viết rất dài và "rất dai" của anh trên SOI toàn khen bởi có lý do là "có phí, nên khen nhé" không? Triển lãm Du Cư của Nguyễn Hồng Phương và curator Vũ Lâm mà sao thấy nghệ sĩ có ý tưởng và vai trò chính Hồng Phương đi đâu mất tăm, chỉ thấy có Vũ Lâm. Tác phẩm là của nghệ sĩ nào thì cứ phải sòng phẳng chứ. Sao lại chơi thế. Sao không có đính chính gì sất nếu "thiên hạ bé cái nhầm"?

Đáng thương cho các nhà Bình phê.

8:31 Wednesday,20.4.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Lại đọc nữa, lại hoang mang nữa, nhớ lời chú Lâm dạy, bèn rút bừa 1 bài thơ trên giá sách (của bố), em nhặt được câu này (lại của cụ Bảo Sinh, thế mới lạ):

“Sống như Tây, nghĩ như ta
Cội nguồn đau khổ chính là từ đây.”

Cám ơn chú Lâm, cô Pha Lê và cụ Bảo Sinh ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả