Gẫm & Bình

Khả năng khuấy động của nghệ thuật khỏa thân

Một vụ tấn công tác phẩm Hai người đàn bà Tahiti của Gauguin cho thấy rằng nghệ thuật khỏa thân có từ xa xưa vẫn còn có khả năng khuấy động. Theo như người phụ nữ tấn công tác phẩm Hai người đàn bà Tahiti (1899) tại Nhà trưng bày nghệ thuật Quốc gia, Washing […]

Ý kiến - Thảo luận

16:59 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Ối giời ! Thế là bà này chưa thấy bức  “Nguồn gốc của Thế giới” (L’origin du Monde) của Gustave Courbet  rồi, nếu không dám đóan bà sẽ lôi súng ra bắn lắm ( CIA agent mà :-). Bức này họa sĩ vẽ khá tỉ mỉ, chứng tỏ ông đã nghiên cứu rất ngiêm túc.  Cách đây khỏang gần 2 chục năm, có tạp chí ở Pháp còn lấy tranh này làm trang bìa (bìa 1 đàng hòang nhé, không phải bìa 4 !). Hãy hình dung xem, trên khắp các quầy báo la liệt..., đến mức cảnh sát phải can thiệp... Nghe nói số tạp chí này bán vèo vèo. Chưa bao giờ Courbet nổi đến thế.. , nhờ ông đã dám nhìn thẳng vào “nguồn gốc” của mình...(dù cũng phải trả giá: vợ bỏ!)

9:24 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Về cuốn Ways of Seeing, John Berger, Peinguin Books published 2008, thì em nhớ là anh Như Huy đã dịch rồi, gọi là "Những cách thấy", có thể đọc "ké" trên blog của anh Huy được ạ.

23:16 Tuesday,26.4.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Soi ơi, em có ý này, trong bài này Soi có nhắc tới bài phê bình của John Berger về việc tranh ảnh khỏa thân của phụ nữ. Với em, em thấy bài đó của Berger rất hay, nếu Soi có thể dịch và đăng lên để tham khảo thì cũng tốt vô cùng (mặc dù bài phê bình đó từ năm 72 lận, nhưng cũng chả lạc hậu mấy). Bài phê bình của Berger không khó tìm, được in đầy đủ trong cuốn Ways of Seeing bán đầy ngoài nhà sách ngoại văn.

Em cũng có thể cộng tác dịch giúp Soi, nhưng dạo này sắp sửa thi đại học, hic.

À, quên mất, còn vụ tác quyền này kia, không biết có sao không nhỉ?

10:05 Tuesday,26.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Em xin kể chuyện này.

Chép tranh, ôi câu chuyện khó nói. Chúng em cứ nghĩ mãi, nói ra thì ngượng, không nói ra thì sợ. Nhưng nhân vụ tranh giả trên Soi bị VUONGBICHTHANH nhanh mắt phát giác, em “mạnh dạn” xin kể chuyện này.

Chuyện là thế này. Cũng là liên quan đến tranh giả, chế tranh.

Lớp em có một số bạn, vì hoàn cảnh phụ huynh không thể bao cấp ăn học, may làm sao (xui làm sao??) lại gặp một cô chủ hàng tranh chép phố Nguyễn Thái Học nhận làm má nuôi, bảo là ‘các con cứ yên chí, má sẽ chu toàn cho chúng mày mấy năm ăn-chơi-học ở Hà Nội, sướng chưa, chỉ cần mỗi tháng mỗi đứa chép cho má 5 tranh, sơn toan má mua sẵn, cơm nuôi 3 bữa, ngủ nghỉ luôn tại cửa hàng”.

Thế là các bạn em hiện giờ ngoài việc đi học-đi chơi, thời giờ còn lại chúi vào chép tranh như điên.

Các bạn và má nuôi các bạn lý luận thế này:

Chép tranh tất nhiên có những cái hại, bé thôi, mà cái lợi lại to đùng. Này nhé:

1- Được luyện tay nghề miễn phí (khoản này thầy cô có khi cũng động viên?).
2- Được học tập bút pháp của các bậc thầy (cơ hội hiếm có)
3- Được “vui chơi có thưởng” (mỗi tranh chép xong là má thưởng liền)
4- Được miễn tiền thuê nhà trọ (khoản này thầy u rất thông cảm)
5- Bớt thì giờ lông bông, có khi sa vào nghiện hút (khoản này Phòng quản lý sinh viên rất mừng)
6- Và còn nhiều rất ưu điểm khác thường nữa (ít dăng nắng, đỡ tốn tiền tiêu pha vặt, không bị ung thư da, giảm hẳn bệnh trứng cá sùi mặt, v.v…) kể cả ngày không hết…

Quả thật hiện nay các bạn này vẽ thì thôi rồi là giống các bậc thầy châu Âu, châu Á. Mấy lần triển lãm nhóm họa sĩ trẻ, ai cũng khen các bạn bút pháp già dặn hẳn lên, cứng cựa hẳn lên.

Nhưng thầy em cảnh báo các bạn là:

1- Có thể nhân cách sớm suy đồi vì lao theo đồng tiền sớm quá
2- Có thể “tay nghề” sớm bị “lão suy”, chưa kịp hình thành bút pháp riêng thì đã bị ảnh hưởng nặng nề của các bậc lão thành (bị chép nhái).
3- Và cũng có những chuyện thầy sẽ góp ý riêng từng đứa (???)

Giời ơi, không vẽ cho má nuôi cũng chết, sống với má nuôi cũng toi (em thú thật: đã 3 lần "nhúng chàm", vẽ hộ bạn em, cứu bạn mấy quả tranh đặt hàng Tết, cũng được chia phần tí ti, hi hi)

Làm sao đây, các bạn của tôi ơi?

Các anh các chị các chú các bác các thầy các cô ơi, cứu bạn em với, cứu lấy thế hệ chúng em với!

21:43 Monday,25.4.2011

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien: Để lại bức hình mà VuongBichThanh nói rồi đấy bạn :-)))

21:30 Monday,25.4.2011

Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN

Chúng em vô cùng kinh ngạc khi VUONGBICHTHANH chỉ liếc qua phát biết ngay của giả, tranh giả. Bái phục, bái phục!!!

Chỉ gọn trong 3 câu với 3 dấu chấm câu, như một lời nhắc nhẹ Soi, chẳng cần tràng giang đại hải chi hết, VuongBichThanh đã cho chúng em "trắng mắt ra" một bài học thực tế rằng thì là thế nào là "MẮT TRẦN", thế nào là "MẮT THẦN".

Cám ơn chị VUONGBICHTHANH ạ.

16:51 Monday,25.4.2011

Đăng bởi:  admin

VuongBichThanh ơi, thay rồi. Cứ tưởng đó là tranh chụp qua nhãn quan của người phụ nữ đang giận dữ nên nó phừng phừng thế chứ :-) Cảm ơn bạn nhiều nhiều.

16:40 Monday,25.4.2011

Đăng bởi:  VUONGBICHTHANH

Soi ơi
hình như minh họa Hai người đàn bà Tahiti soi dùng là cái tranh chép nào đó. Không phải tranh xịn của Gauguin. Soi xem lại nhé.

12:09 Monday,25.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Các thầy em vẫn dạy rằng khỏa thân (mà thường là khỏa thân nữ nhé, chứ khỏa thân nam thì mấy khi đẹp, các trò nên nhớ thế??) không chỉ là một đề tài muôn thủa của hội họa và điêu khắc từ xa xưa, mà đương thời, các màn trình diễn sử dụng cơ thể nữ nghệ sĩ cũng là những thông điệp mạnh mẽ của họ nhằm gửi tới cánh đàn ông độc đoán và luôn muốn thống trị.

Các bác các chú em còn kể: trong gia đình, thậm chí các pha "nuy" cũng có những "tín hiệu cảnh báo" ngầm rất đáng..."sợ". Vì thế, cụ Bảo Sinh mới truyền rằng:

"Ra đường sợ nhất công nông,
Về nhà sợ nhất nàng không mặc gì".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả