Bàn luận

Để Soi có được tên thật

Sau khi xem phần tranh luận sôi nổi về đề tài Sao không dám xưng danh, tôi thấy Soi khá lúng túng trong việc đưa ra giải pháp xử lý. Nhưng hình như mọi người cũng chỉ cãi vã chung chung về việc không được lấy tên “giả” mà không đưa ra phương pháp hành […]

Ý kiến - Thảo luận

18:24 Wednesday,13.4.2016

Đăng bởi:  sea

Bài viết rất hay

21:52 Wednesday,4.5.2011

Đăng bởi:  Nick

Minh Bạch và Lưu Đông Kha: nghệ sĩ tìm vui và tìm danh. Vế sau cực quan trọng. Cho nên chẳng ai mất công sáng tác xong lại ghi tên người khác.
Còn người thường vào bình luận, không để tên mình là việc hoàn toàn khác. Các bác so sánh như thế thật không phải.
Bác Minh Bạch đề cao chính ngôn nhưng lại toàn nói chuyện chính danh. Các bác có vẻ hiểu chữ ngôn và danh theo kiểu mot-à-mot nhỉ.

18:47 Wednesday,4.5.2011

Đăng bởi:  luu dong kha

Gửi bác Minh Bạch! Tôi rất làm vui với những điều Bác nói. Tôi luôn trân trọng những người có trình độ. Bác là người như vậy. Cảm ơn bác!

23:09 Tuesday,3.5.2011

Đăng bởi:  Minh Bạch

Gui Luu Dong Kha!
Cảm ơn bác.
Tôi đã đọc loạt bài này. Quả thật tôi rất kiêng có ý kiến trên Soi, chẳng qua thấy cuộc bàn luận còn nhiều chỗ tối nghĩa nên muốn chia sẻ đôi điều thôi.
Nếu như các bạn chỉ dùng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình để đối thoại với nhau thôi thì vinh hạnh cho nền mỹ thuật Việt Nam lắm lắm. Nhưng có lẽ điều đó còn nằm trong viễn tưởng.
Khi các bạn còn phải dùng đến ngôn từ để đối thoại về nghệ thuật tạo hình thì tôi mới góp ý là hãy nên chính ngôn trước khi bàn đến chính danh.
Còn đối với cá nhân tôi, tôi tôn trọng tính tự trọng, lòng tự tôn và sự dũng cảm của tất cả những người làm (sáng tác) nghệ thuật tạo hình (họa sỹ, nhà điêu khắc, nghệ sỹ trình diễn, sắp đặt,.v.v.) Vì họ khi làm tác phẩm cho dù hay hoặc dở, đẹp hoặc xấu thì họ luôn đề tên thật của họ vào tác phẩm. Tôi chắc chắn với bạn rằng chưa một nghệ sỹ nào đặt bút danh cho tác phẩm của mình (tôi loại trừ hình minh họa báo chí). Đây là một phẩm chất rất hay của người làm nghệ thuật tạo hình.

5:39 Thursday,28.4.2011

Đăng bởi:  Lê Hà

Hoàn toàn đồng ý với bạn Minh Bạch. Các nhà phê bình và nghệ sĩ nước mình ơi, đừng tối ngày tập trung vào cãi vã về vấn đề chính danh hay không chính danh nữa, mà trước hết hãy cứ tập chính ngôn đi đã. Ngôn mà bất chính thì danh (dù đã, đang hay sẽ có) cũng còn lâu mới chính được!!!

0:06 Thursday,28.4.2011

Đăng bởi:  Lưu Đông Kha

Bác Minh Bach quả là cao nhân. Bác nói Tuyệt hay. Lại càng không thể chối cãi khi nó nằm trong"nghiệp báo". Từ viêc "chính ngôn" bác nói trong nghề viết, Lưu tôi lại nghĩ đến "chính Mỹ" (nói thế cho tiện) trong nghệ thuật tạo hình. Từ ý của bác Minh Bach mà dẫn: Là nghệ sĩ hãy làm cho hay, cho tới nơi,tơi chốn tác phẩm của mình đi đã, làm cho người xem tôn trọng kỹ thuật, tư duy, tri thức, nhân cách của mình đi đã rồi hãy nghĩ tới việc khác (việc chê người khác chẳng hạn). Theo tôi bác đừng áp dụng nghề viết của bác với nghệ thuật tạo hình thì hơn. Trong cmt mới tôi gửi cho bài "sao không dám xưng danh" tôi có nói một chút về này. Mong bác đọc và cho ý kiến. Trân trọng!

23:36 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  Minh Bạch

Chào Soi và độc giả của Soi. Tôi thỉnh thoảng có vào Soi đọc, có đọc cả phần ý kiến thảo luận, thường thì cảm giác buồn nhiều hơn vui. Nhưng rồi cũng cho qua vì thấy lẽ đời thường là vậy. Hôm nay vào đọc bài này, thấy sự luẩn quẩn và tối nghĩa (có nghĩa là chưa rõ ràng), tôi xin chia sẻ một quan điểm nhỏ thôi:
"Chúng ta nên chính danh hay nên chính ngôn?"
Tôi thấy rằng giá trị của một bài viết, một bài báo hay một tác phẩm văn chương nằm ở nội dung chứ không nằm ở tên tác giả là ai. Nếu nội dung tốt, có giá trị văn hóa và tri thức sâu sắc thì dù là bút danh cũng sẽ trở thành hữu danh và được độc giả vinh danh,còn nếu nội dung tồi thì cho dù đề chính danh thì kết quả cũng chỉ là hư danh mà thôi. Mọi cái vô giá trị đều không làm cho người ta phải nhớ đến.
Tôi kể sơ qua về các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam (họ cũng là những tay bút quan trọng của giới báo chí thời bấy giờ): Ai cũng biết nhà thơ Chế Lan Viên, nhưng tên thật của ông là là Phan Ngọc Hoan; Nhà văn Nam Cao có tên thật là Trần Hữu Tri; Bút danh “thật” hơn tên thật Vũ Bão là bút danh của một nhà văn khá thành công trong thể loại truyện hài, mặc dù ngay từ thuở lọt lòng, ông đã được cụ nội đặt cho cái tên rất ngay ngắn, nghiêm trang là... Phạm Thế Hệ; Vũ Ngọc Chúc là tên thật của nhà văn Vũ Quần Phương;.v.v..
Đơn giản như ngay ở cơ quan tôi, có bác Trung Hiền và bác Ngọc Tình được mọi người gọi rất trân trọng và quý mến. Nhưng đấy là bút danh của hai bác từ mấy chục năm làm báo, hỏi ra thì mọi người quên cả tên thật của hai bác rồi.
Vì vậy, tên thật hay bút danh đều không quan trọng mà quan trọng là chúng ta viết cái gì, bài viết của chúng ta có làm cho người đọc tôn trọng tri thức và nhân cách của bạn hay không? Nếu chúng ta định đặt bút viết hay định đặt tay lên bàn phím gõ thì hãy nên chính ngôn trước.
Thân ái!

16:07 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Theo dõi chuỗi bàn cãi về việc tên tuổi này, tớ thấy đúng là cứ lòng vòng mãi mà chẳng có giải pháp gì. Bài của Pha Lê dù cũng chẳng có giải pháp gì nhưng tớ thấy hay vì nó nhiều tính ngẫu hứng, giàu trí tưởng tượng... Bài viết mang nhiều tính Ạt (art). Cám ơn Pha Lê nhé

12:07 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  Trương Ngọc

Hiếu ơi! Hiếu bị hớ rồi. haha.

10:59 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  admin

Lê Hiếu: vấn đề này vậy mà nhiều người quan tâm và bức xúc lắm đấy Lê Hiếu. Mà người lớn đã phải quan tâm và bức xúc thì vấn đề không còn là trẻ con rồi, đúng không bạn? Lê Hiếu cứ cho biết quan điểm riêng của bạn về việc nick hay không nick nhé. Thí dụ vì sao bạn thấy là trẻ con...
Thân mến,

10:33 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  le hieu

Sao Soi lại để diễn đàn thàn chỗ cãi nhau như chuyện trẻ con thế này nhỉ?

10:30 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  huyen

Người Việt ta, từ xưa tới nay, từ nông thôn tới thành thị: con gà tức nhau tiếng gáy, thấy nhà hàng xóm xây được ngôi nhà to đẹp thì về hậm hực, tức tối, chửi cho đã ga. Mà không hiểu ra rằng cảm giác nhà giàu thì đau răng ăn cơm. Trong cuộc sống nói chung và trong nghệ thuật nói riêng, cứ chê bai dè bỉu chửi bới mà không chịu xét bản thân mình đã hay chưa, đã làm tốt chưa, chỉ bới móc chửi bới là giỏi.

10:28 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Em xin kể thêm câu chuyện vui này do ông em kể lại, có liên quan tới bí danh và nick:

Làng em, các ông các bà ngày xưa tên mới đẻ ra cực kỳ buồn cười. Ví dụ: có cụ ông tên là "Bu.i", có cụ ông tên là "C.c", còn các cụ bà thì thôi rồi, "H.m", "L.n",...Đi kháng chiến về, thế nào các cụ lại hóa thành cụ "Bành", Cụ "Cương", cụ "Hoa", cụ "Loan"..., cả làng cứ loạn cả lên, phải nhầm mất mấy tháng mới nhớ được tên mới (tức bí danh đi kháng chiến, nay hòa bình hóa thành tên chính quy) của các cụ. Mà rồi các cụ về sau chính mình cũng quên (hay lờ đi) những cái tên (thú vị và đầy kỷ niệm) do cha mẹ đặt cho mình, thật kỳ lạ.

Nhưng, ông em kể tiếp: miễn là cả làng vẫn nhớ mặt nhau, thế là được. Hóa ra người ta không phải cứ đổi tên cho hay thì hóa thành tốt cả, là tính tình thay đổi như tên mới cả, thế mới lạ. Có điều: hình như cái tính tình con người nó ăn vào người ta từ tấm bé mất rồi, thay tên đổi họ chẳng giúp họ nên người, hay hỏng người đâu, cháu ạ.

6:36 Wednesday,27.4.2011

Đăng bởi:  han

Tốt nhất nên bỏ cái ý tưởng dùng nick hay không nick. Đơn giản vì nó ngớ ngẩn. Thời đại công nghệ mạng mà bàn luận theo tư duy của mấy ông không dám đi máy bay vì sợ rơi làm gì. Thực ra nick hay không cũng chỉ là lý do nêu ra, cái chính là mấy ông này không chịu nổi ai chê mình kém, chung quy là do các ông thiếu chuyên nghiệp và thiếu tự tin.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả