Gẫm & Bình

Chung sống trên thiên đường:
Đẹp, hay, nhưng hơi tiếc...

CHUNG SỐNG TRÊN THIÊN ĐƯỜNGTriển lãm của Nguyễn Mạnh HùngKhai mạc họp báo và mở cửa triển lãm: Thứ Ba, 5. 4. 2011, 10h00Nghệ sĩ nói chuyện và hướng dẫn xem triển lãm: Thứ Sáu: 18h, 15. 4. 2011Thời gian triển lãm: 5. 4. – 30. 4. 2011, 9h00 – 21h00 hàng ngàyĐịa điểm: Viện […]

Ý kiến - Thảo luận

0:19 Wednesday,4.5.2011

Đăng bởi:  Ái Nữ Thời Trân

Cảm ơn nghệ sỹ Nguyễn Mạnh Hùng. Tôi đã đến xem và rất thích tác phẩm của anh.
Tôi chỉ có chút băn khoăn là phải chăng cụm từ "văn hóa làng xã" bị dùng hơi tùy tiện?
Đây là một loại hình kiến trúc đô thị đặc trưng của thời kỳ bao cấp. Nó đánh dấu một giai đoạn nhất định trong lịch sử phát triển kiến trúc đô thị của Việt Nam. Và khi, con người bị o bế trong không gian kiến trúc đó thì đành phải "cái khó ló cái khôn" như dân ta hay dùng. Dần dần thành một thứ nhà ở dị biệt nơi đô thị.
Chứ “văn hóa làng xã” có lối sống tao nhã, thanh sạch lắm. Từ xưa các cụ đã nói: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.

12:46 Tuesday,3.5.2011

Đăng bởi:  Áo đỏ

Em có ý kiến, cái anh mặc áo đỏ dưới cùng không phải Bill Nguyễn ạ.

9:31 Tuesday,3.5.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Em cám ơn anh Thông đã cổ võ cho chúng em cái quyền được "vô tư" hiểu các tác phẩm theo cảm nhận riêng của mình ạ.

Và nếu có hiểu sai ý anh Hùng, chắc anh Hùng cũng không chấp mấy đứa học trò chưa biết mùi đời, "chúng mày cứ liệu hồn, học xong đi, ra trường đi, sáng tác đi, kiếm sống đi, rồi sẽ biết thế nào là phê với chả phán"... đúng không anh.

Cám ơn các anh ạ!

6:54 Monday,2.5.2011

Đăng bởi:  Tân

Bạn Thông viết :"Bạn Tân đừng bắt bẻ ngôn từ nhé cũng đừng từ việc nhỏ suy ra việc lớn nhé. Vì cứ cãi nhau theo cái kiểu suy diễn gần đây trên Soi thì tớ không theo đâu."
Tớ thấy sao nói vậy thôi, không hề bắt bẻ, người suy diễn không phải tớ :) tớ cũng chẳng hiểu việc nào là nhỏ? Việc nào là lớn? Còn cãi nhau thì tớ là người đầu tiên không theo :)

0:36 Monday,2.5.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Tân ơi. Tác giả khi làm tác phẩm phải có ý tưởng, chính kiến của mình chứ. Tớ cũng là người cương quyết phản đối cái lối làm hoặc duy mỹ vô thưởng vô phạt, hoặc mò mẫm không định hướng, đâm đầu vào tường.
Anh Hùng đương nhiên có quan điểm của anh Hùng khi làm tác phẩm này. Nếu ý đồ của người làm và cảm nhận của người xem cùng gặp nhau thì vừa hay và vừa chán. Hay là vì như vậy tác phẩm đã thành công khi đóng vai trò phương tiện truyền tải thông điệp, cảm xúc. Chán là vì như thế thì cuộc sống đơn giản quá, nghệ thuật như thế tẻ nhạt quá. Một tác phẩm như đặt ra một vấn đề và người xem có những ý kiến riêng, thế mới hay. Tớ thích tác phẩm của anh Hùng vì nó gợi cho tớ những suy ngẫm của riêng tớ nữa.
Bởi vậy, trong comment của tớ nói với "Em có ý kiến", tớ đề cập đến việc tự tin cảm nhận của người xem, chứ không xui các tác giả khác làm mò. Bạn Tân đừng bắt bẻ ngôn từ nhé cũng đừng từ việc nhỏ suy ra việc lớn nhé. Vì cứ cãi nhau theo cái kiểu suy diễn gần đây trên Soi thì tớ không theo đâu.
Với vai trò là một người làm, tớ cũng xin nói thêm một tẹo này: Trong cái môi trường mà nghệ sĩ khi mở miệng nói về tác phẩm phải nghĩ bảy ngày để tránh vạ kiểm duyệt, thì đôi khi người xem cũng nên chủ động tin vào xét đoán của mình. Các bố nghệ sĩ (nói chung nhé, không nói riêng người nào, cũng không nói tất cả) nhiều lúc cũng chẳng nói hết những gì mình nghĩ đâu, vừa đỡ bị hở sườn, vừa có vẻ bí hiểm (càng hấp dẫn), vừa tránh bị bên văn hóa hỏi thăm.

10:06 Sunday,1.5.2011

Đăng bởi:  Tân

Nói như bạn Thông thì nghệ sỹ cứ làm tác phẩm, còn người xem muốn hiểu sao thì hiểu . Giống như một hợp tác xã sản xuất hộp, cứ làm ra cái hộp rồi người dùng muốn đựng thức ăn thì đựng, muốn đựng rác thì cũng tốt .v v ...
Mình không nghĩ vậy, nghệ sỹ làm tác phẩm là phải có ý tưởng cụ thể và đều muốn người xem hiểu đúng. Nguyễn Mạnh Hùng chắc cũng vậy thôi .

11:30 Saturday,30.4.2011

Đăng bởi:  Phạm huy thông

"Em co y kien" ơi. Tớ nghĩ anh Hùng vốn ít nói sẽ không vào đây comment đâu. Nhân nói về tác phẩm này, tớ nghĩ cái hay của nó ở chỗ nó xuất phát từ một hình ảnh quen thuộc với mọi người rồi thêm trí tưởng tượng và trào phúng vào để trở thành một tác phẩm đầy tính châm biếm. Và mỗi người khi xem tác phẩm này lại có một cách hiểu khác nhau, rất đa dạng về thông điệp của tác phẩm.
Suy nghĩ về tác phẩm này và cái tên thiên đường, tớ có những suy nghĩ nôm na như sau: căn hộ chung cư từng một thời là ước ao của bao người. Khu tập thể Kim Liên ngày xưa chỉ dành phân cho các VÍP từ văn phòng chính phủ, các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu... Được một xuất ở tập thể thì sướng chẳng khác gì sống trên thiên đường. Mà sếp to thì được xí tầng 5, nhân viên thấp hơn phải sống ở tầng 1, a ha. Nhà tập thể 5 tầng là "đỉnh cao muôn trượng" của cộng sản một thời.
Nhưng những căn nhà lắp ghép kém chất lượng không được tu bổ, lối sống làng xã nông nghiệp của những chủ nhân khu tập thể.. đã nhanh chóng biến những ngôi "thiên đường" này thành những con quái thú trong đại diện cho cả một thời đại. Vận đổi sao dời, ông sếp ngày xưa thấy uất ức khi phải dắt xe từng đó tầng cầu thang, chui vào căn hộ tầng thượng hấp nắng nóng như lò lửa. Trong khi thằng nhân viên khi xưa bị sếp đẩy xuống tầng một nay thoả sức cơi nới lấn chiếm mở cà phê, trông xe... Kiếm bội phần thu nhập. Cái "thiên đường" mà người ta từng được hứa hẹn, nay sau khi cơn mộng mị đã qua, biến thành một sân khấu nhộn nhạo cho đủ các tấn bi hài kịch diễn ra. Kịch tính được tạo ra từ sự tương phản giữa lớp mây bông trắng và căn nhà tập thể gớm ghiếc, hợm hĩnh trọc thủng lớp mây thể hiện bản lĩnh nghề vững chắc của một hoạ sĩ trẻ "lão làng".
"Thiên đường" trong tác phẩm của anh Hùng theo cách hiểu của tớ là thế. Có thể là chẳng liên quan đến phần nói chuyện của anh Hùng, nhưng chuyện đó thì có quan trọng gì đâu. Tác phẩm là của tác giả, nhưng cảm nhận tác phẩm là chuyện của mỗi người xem. Bạn "Em có ý kiến" cứ mạnh dạn mà hiểu theo cách của riêng bạn nhé.

10:29 Friday,29.4.2011

Đăng bởi:  em-co-y-kien

Tác phẩm “chung cư” này của anh Hùng quả là hùng vĩ, công phu, tỉ mẩn, và về tạo hình thì chúng em thật bái phục.

Tuy thế, đi coi triển lãm về, cả nhóm mấy đứa chúng em vẫn cứ tranh luận với nhau mãi, vẫn thấy có cái điều gì đó chưa ổn, nhất là về tâm lý. Em xin trao đổi với anh Hùng.

Anh ơi, có đứa bảo là: thấy nếu chúng ta người trần định áp đặt cái nhìn "mắt thịt" rồi ám thị suy diễn rằng thì là trên thiên đàng các vị thần, các nàng tiên cũng bị/buộc/phải vào ở trong các chung cư (model Việt Nam) thì e rằng đã lấy cái "nhỏ lẻ dưới đất" áp đặt cho cái "bao la của vũ trụ".

Lại có đứa nói: tớ đồng ý rằng "bản chất thiên đường địa ngục đã có ngay trong cuộc sống bình thường", như anh nói, nhưng ngược lại, không thể nói "bản chất địa ngục có sẵn ở thiên đường", bởi vì chúng ta nào đã lên được cảnh giới cao kia để phán xét về vấn đề này.

Với riêng em, tác phẩm này tuy sướng về thị giác, nhưng lại cho em cái linh giác có phần AQ: "ờ, chắc gì ở trên kia các thần đã sướng, biết đâu các thần cũng khổ sở tù túng khi ngụ trong các tổ chim, các chuồng cọp như chúng ta ở Kim Liên, Trung Tự, Thành Công,...thôi mà", một cảm giác tự an ủi, rồi bỗng dưng lại đắc ý, thế mới chết, khi nghĩ tới người giời, con giời cũng khổ chẳng kém gì mình (nếu chúng nó khổ hơn chúng mình càng tốt ???). Thật kỳ lạ, anh ạ. Đúng là cái tâm lý nhỏ mọn mà các bác các chú vẫn bảo đó là tính xấu của người việt mình, không thích người khác sướng hơn mình, anh Hùng nhỉ.

Thầy em bảo: nghệ thuật có thể làm con người trở nên cao quý hơn, đó là nghệ thuật tốt, cũng có thể khiến con người ti tiện hơn, đó là phản nghệ thuật.

Như thế thì em rất chi là băn khoăn vì cái cảm nhận riêng kém vui của em sau khi xem triển lãm của anh: cái kiểu tâm lý đắc ý nghĩ rằng người khác cũng khổ sở như mình, khổ sở hơn mình, cái tâm lý như nấp sẵn trong gen người việt mình, đột ngột chui ra, đột ngột trỗi dậy… hoảng quá anh ạ.

Em mong được anh Hùng chia sẻ thêm ạ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả