Gẫm & Bình

Lại tiếp tục OM và IM nào

  IMNGHỆ THUẬT CHO NHỮNG KẺ ĐỦ ĐIÊN Trình diễn, video, hội họa, âm nhạc, sắp đặtKhai mạc: 19h ngày 24. 5. 2011Hội thảo: 19h ngày 25. 5. 2011Triển lãm diễn ra từ ngày 24. 5 đén ngày 24. 6. 2011OM-studioCảng Cống Thôn, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội   Triển lãm IM […]

Ý kiến - Thảo luận

12:19 Saturday,11.6.2011

Đăng bởi:  Tịch Ru

Hihi... cảm ơn bạn Minh đã chia sẻ. Vậy là tớ đã hiểu sai ý tác giả rồi. Tư tưởng của tác giả tự nhiên khiến tớ nhớ tới một câu hát trong bài "Imagine" của John Lennon :"Imagine there's no countries"
Một lần nữa xin hoan hô tinh thần của OM...

9:23 Saturday,11.6.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Khi đến OM xem IM, tớ nghịch mấy con đỉa, ngắm nghía chúng bơi và cảm thấy thú vị. Tớ dành thời gian quan sát tác phẩm của Đỗ Hiệp, thấy các bóng bay quấn lấy nhau, bóng của chúng hắt lên tường, dập dờn như những đôi nam nữ đang giao hoan.... cũng hay. Trình diễn của Lê Anh Hoài và Lê Mạnh cũng hấp đẫn. Nhưng hình ảnh đọng lại lâu nhất trong triển lãm này đến từ tác phẩm của Nguyễn Hồng Phương. Một ruộng những bản kiểm điểm. Mọc lên như mạ reo. Nền giáo dục lạc hậu và phi nhân văn được phản ánh đầy chất mỉa mai. Ruộng mạ hằn học đấy sẽ gây giống cho cả một cánh đồng đen đúa hằn học, tạo ra một những thế hệ hằn học, u muội...
Trên đây là một vài dòng cảm nghĩ xin góp với Tịch Ru.

23:57 Friday,10.6.2011

Đăng bởi:  Minh

Mấy ngày trước mình có nhận được email bản báo cáo và tổng kết triển lãm "im" của OM studio. Bài viết được tổng hợp bởi Nguyễn Xuân Hoàng, anh viết khá rõ ràng về quan điểm của từng tác giả đối với tác phẩm. Ở đây, mình xin gửi tới các bạn 3 phần tóm lược ý tưởng của 3 tác giả trên. Các bạn tham khảo.

1. Nguyễn Xuân Hoàng. Tác phẩm: yêu cái đẹp đừng yêu nước
Thể loại: tranh sắp đặt.
Nếu thế giới không bị phân chia bởi biên giới, khi đó sẽ không có quốc gia. Không có quốc gia sẽ không có tinh thần yêu nước, không có tinh thần yêu nước sẽ không có chiến tranh, không có những kẻ lạm dụng điều đó để tranh chấp biên giới, mở rộng lãnh thổ của quốc gia mình. Một nước lớn sẽ làm hại những nước nhỏ bởi tinh thần tự tôn dân tộc của nó. Vậy hãy yêu cái đẹp, đừng yêu nước. Cái đẹp rộng hơn, lòng người rộng hơn một quốc gia nhiều. Đó là thông điệp mà anh muốn nhắn gửi qua tác phẩm của mình.

2.Phạm Thu Thủy - “Kẻ nhút nhát”
Tác phẩm : ... “tĩnh”... “lặng”
Thể loại: sắp đặt, trình diễn
Trái ngược với một số nữ nghệ sĩ trình diễn có thể dễ dàng nude và nhẩy múa, Phạm Thu Thủy kín đáo hơn nhiều. Cô hướng sâu vào nội tâm, cố gắng đơn giản hết mức về hình thức, tập trung khai thác những trạng thái tâm lý, những ám ảnh của một cô gái dường như đã phải trải qua khá nhiều những áp lực... Khi tác phẩm trình diễn kết thúc, trông nó có vẻ như hiện trường của một vụ tự vẫn, nhưng thực tế cô đã nằm đó bất động trong buổi khai mạc, đôi mắt vẫn mở nhìn như quan sát... Cô nói về tác phẩm của mình bằng một câu hỏi: “...“Tĩnh”...có “tĩnh” thật không? “Lặng”...có “lặng” thật không?...”

2. Nguyễn Hồng Phương.Tác phẩm: Lời xin lỗi
Thể loại: sắp đặt
Sử dụng chất liệu bảng đen học sinh cắm trên một hố than rộng, tác phẩm của Nguyễn Hồng Phương là một minh chứng khá hùng hồn đối với những vấn đề đã, đang và vẫn trở nên bức thiết trong giáo dục, không chỉ là vấn đề của trẻ em mà còn là vấn đề của cả người lớn. Hàng trăm những tấm bảng “em xin lỗi lần sau em không như thế nữa”, tại sao phải học xin lỗi nhiều đến thế? Như cách anh nói: “Tất cả là tại điểm không”

23:51 Friday,10.6.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Huyền

Tịch Ru giải thích hay hơn khả năng tác phẩm có thể gợi . Giải thích rồi thì thấy tác phẩm có ý nghĩa rất hay.

19:57 Friday,10.6.2011

Đăng bởi:  Tịch Ru

Hi... Tớ hoàn toàn thấy trong tác phẩm đó đâu có cái gì liên quan đến nếp sống gia đình đâu bạn.Thêm nữa bạn nói hơi mâu thuẫn "Việc học ở phổ thông là một chuyện và chúng em lớn lên xã hội dạy em lại là chuyện khác" nên không cần phải "Có lẽ là cứ chơi đi, học lười và viết nhiều bản kiểm điểm đi thì sau này còn có cơ mà tiến bộ như Tịch Ru". Mà đó là quá khứ bạn ạ. Viết cho vui vậy chứ không hề có ý gì đâu. Xin lỗi nếu bạn thấy chướng mắt nhé.
Còn về yêu cái đẹp đừng yêu nước thì theo mình con tằm là đại diện cho nhân dân (tằm nhả tơ như lẽ thường của dân yêu nước) còn cái ghế là đại diện cho những người đứng đầu. Đặt nghiêng (theo mình là nó không còn vững chãi nữa) và trên đó cũng có ảnh một cái ghế nữa (theo mình đó là chế độ). Đó là những gì mình hiểu. Các bạn góp ý nhé

13:11 Friday,10.6.2011

Đăng bởi:  VNLEAK

"Tôi nhớ ngày xưa đi học, cũng thuộc dạng thành phần cá biệt. Và cứ mắc lỗi lầm gì lại bị viết bản kiểm điểm. Rồi cứ tích trữ bản kiểm điểm trong ngăn kéo đến mức chật cứng,...' eo ôi Tịch ru ngày xưa cũng là dạng cá biệt đấy ạ? Thế thì sau này Tịch Ru "cải tà quy chính" trở thành cháu ngoan lúc nào vậy mà bây giờ em thấy Tich Ru viết văn và suy nghĩ đàng hoàng nghiêm túc lắm đấy ạ. Có lẽ là cứ chơi đi, học lười và viết nhiều bản kiểm điểm đi thì sau này còn có cơ mà tiến bộ như Tịch Ru. Em nghĩ thế đấy ạ.
Việc học ở phổ thông là một chuyện và chúng em lớn lên xã hội dạy em lại là chuyện khác. Nhưng mà nếp sống gia đình sẽ là cái neo giữ cho mọi người không trượt quá đà về phía xấu, phía ác.
Tác phẩm có tên "Yêu cái đẹp đừng yêu nước" nghe tên rất hay đấy ạ nhưng em thấy nó chẳng liên quan gì đến nội dung cả. Liên quan gì đến mấy cái ghế và mấy con tằm? Tịch ru và bạn nào biết thì giải thích dùm em với ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả