Gẫm & Bình

Cần hít thở nhưng nhiều bế tắc

  Chủ đề: ĐIÊU KHẮC CẦN HÍT THỞ ! Thời gian: 10h30 – 12h30, sáng thứ Bảy ngày 4. 6. 2011 (tức cách đây hơn 10 ngày) Địa điểm: Bar Factory, 11A ngõ Bảo Khánh, Hà Nội (một cơ sở của họa sĩ Lê Quảng Hà)Diễn giả: Nguyễn Quân, Đào Châu Hải, Trần Lương, Lê […]

Ý kiến - Thảo luận

17:10 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Trần Tuấn

Không chỉ là một cái bàn to


Trước hết , tôi cho rằng tất cả chúng ta phải biết ơn những ý kiến phê bình và các dẫn chứng cụ thể của Natalia. Những thông tin và hình ảnh chị mang tới đã trình bày một cái nhìn đa chiều dưới ý thức hệ của các nghệ sĩ thế giới. Đó là một việc làm đáng hoan nghênh và có ích cho các nghệ sĩ Việt Nam nói riêng và cho nghệ thuật nói chung.
Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể của Huy An và Therrien mà chúng ta đang bàn tới, tôi cho rằng kết luận của chị chưa đủ cơ sở. Tôi có lý do để khẳng định điều này khi thấy chị vội vã quy kết tác phẩm của Huy An là “không nguyên bản” và coi tác phẩm của anh ta là một sự “lừa phỉnh”. Thứ nhất, tôi tin chắc chị không nhớ được thông điệp của Therrien ở tác phẩm đó vì chị thậm chí không nhớ được tên triển lãm và địa điểm. Trong trường hợp này tôi cũng chắc chắn chị chưa quan tâm đến thông điệp của Huy An qua tác phẩm của anh ấy. Tất cả những ký ức của chị là cảm giác khi đi xuyên qua bên dưới cái bàn của Therrien (không rõ chị đã cảm nhận thế nào khi làm việc này?).
Tôi đã đọc tài liệu trong link của trang nationalgalleries.org về Therrien mà chị gửi kèm bài viết của mình, trong đó có một nội dung tôi tạm dịch ra như thế này: “Nghệ sĩ người Mỹ Robert Therrien trình bày một thế giới bất ngờ với các cả hai đối tượng quen thuộc và xa lạ. Những điều dường như bình thường được chuyển đổi thông qua quy mô, màu sắc, vật liệu hoặc gạch nối giữa chúng với nhau. Những tác phẩm của Therrien khám phá không gian giữa thực tại và thế giới của những giấc mơ, thu hút người xem vào thế giới của truyện ngụ ngôn và câu chuyện cổ tích, trò chơi thời thơ ấu và những câu chuyện kể dang dở.” Thông qua lời giới thiệu này cũng như hững hình ảnh của các tác phẩm, chúng ta có thể thấy chủ ý của Therrien là sao chép nguyên bản và phóng lớn vật thể với mục đích mang đến những cảm giác khác thường cho người thưởng ngoạn mà theo ông là “khám phá không gian giữa thực tại và thế giới của những giấc mơ, thu hút người xem vào thế giới của truyện ngụ ngôn và câu chuyện cổ tích, trò chơi thời thơ ấu và những câu chuyện kể dang dở”. Nếu xét về lập luận thì ông ấy có cơ sở vững chắc cho các tác phẩm của mình nhưng xét về mặt “nguyên bản” theo quan niệm của Natalia thì chúng ta cần phải xem xét lại. Liệu ông ấy có phải nhà điêu khắc tiên phong trong việc phóng lớn các vật thể? Tất cả chúng ta đều biết người ta đã làm việc này từ rất lâu trong cả hội họa điêu khắc nguyên thủy. Bản thân ý tưởng sao chép bằng cách phóng lớn hay thu nhỏ vật thể cho đến thời điểm này không còn là một tư duy độc đáo bởi vì không ai trong chúng ta chưa từng tưởng tượng ra chúng khi đọc Alice in wonder land hay những truyện thần thoại. Lập luận về “nguyên bản” của Natalia vô hình chung đã kết tội Therrien y hệt như cách chị kết tội Huy An.
Trong trường hợp chị cho rằng kết luận của chị dựa vào bản thân khái niệm vật thể là “cái bàn”. Cái bàn ở đây là trung tâm không thể chối cãi của cuộc tranh luận này, nhưng tôi không chắc nếu đối tượng của Huy An là một vật thể khác chưa được Therrien khai thác thì liệu chị có thay đổi được cách nhìn với anh ấy? Nếu Huy An là một tay lì lợm hẳn anh ấy sẽ phóng to tất cả những thứ mà Therrien chưa đụng đến để cho chị thấy “nguyên bản”. Nhưng tôi tin Huy An không làm vậy bởi vì đó không phải là chân lý cho tác phẩm của anh ấy. Chân lý và logic thực ra nằm ở dưới chân cái bàn – điểm mà chị có thể đã chưa quan sát tới. Nếu cái sự lớn thực sự ám ảnh anh ta thì chúng đã thấy không chỉ một cái bàn mà sẽ có nhiều thứ khổng lồ khác, hoặc đơn giản anh ta chẳng dại gì chọn cái bàn. Cái bàn của Huy vũ thực tế được đặt trong một tổng thể có logic, đó là sự cường điệu các bóng đổ. Tôi dám chắc Huy Vũ sẽ không làm vậy vì chân lý của anh ta, một lần nữa không chỉ là một cái bàn to. Chính kỳ vọng về chuyện cường điệu những cái bóng đã khiến anh ấy đẩy kích thước cái bàn lên mức độ mà chúng ta thấy.
Tất cả những trình bày dông dài của tôi chỉ mong tất cả chúng ta có một cái nhìn đa chiều và lập luận logic trong quá trình sáng tác và phê bình. Đó chính là sự trân trọng mà mỗi chúng ta dành cho nghệ thuật và các nghệ sĩ cũng như sự trân trọng tôi dành cho chị, cho Therrien và Huy Vũ.
Một lần nữa, tôi cám ơn những ý kiến đóng góp của chị cho nghệ thuật và các nghệ sĩ Việt Nam và tôi hi vọng trong tương lai sẽ còn được đọc những ý kiến phê bình của chị.

Trần Tuấn

20:02 Thursday,23.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ô, anh/chị Phong Vân sao dễ dàng đầu hàng thế, em tưởng nếu hít thở không vào thì ta phải:
1- Sửa chữa bộ phận hít thở (tức là thông tắc bộ hít) chứ ạ.
2- Nếu thông bộ hít rùi mà vẫn hổng hít/thở được, tức là không khí nó đặc xịt, nó lắm bụi, nó gây ngạt, đúng không ạ, thế là phải xử lý tiếp môi trường, đúng không ạ?

12:18 Wednesday,22.6.2011

Đăng bởi:  Phong Van

Gửi bạn Em-co-y-kien: ý kiến của mình về câu hỏi đó là: chỉ còn tính nước "lướt ván sáu tấm" thôi bạn ạ, tức là chết ý.

0:55 Tuesday,21.6.2011

Đăng bởi:  Haidang

Ngay đến một người nghiên cứu lâu năm về nghệ thuật Việt Nam như bà Natasha còn có những nhận định phiến diện và bề ngoài như vậy thì thật đáng thất vọng.
Cái bàn của Nguyễn Huy An chỉ là cái cớ, một vật thể trung tính để tạo nên một mảng bóng đổ khổng lồ. Theo tôi đối tượng nghệ thuật ở đây là cái Bóng. Điều thú vị tôi thấy chính là việc Huy An rắc than đen tạo nên sự "cố định hình", sự đậm đặc và vật chất hóa một đối tượng phù du, vô định và dễ biến đổi như cái bóng.

23:22 Monday,20.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em vẫn chờ đợi ý kiến của anh (chị/bác) Phong Vân trước câu hỏi:

?Thế còn thở hít không vào
Thì em phải tính nước nào hả anh?"

Câu hỏi này không chỉ dành cho nghệ sĩ, nghệ thuật mà cả cho xã hội ta nữa, anh (chị/bác) Phong Vân nhỉ.

15:57 Monday,20.6.2011

Đăng bởi:  Phong Van

Gửi Em - Co - Y - Kien: Cảm ơn bạn đã có nhã ý tặng thơ mặc dù... không phải thơ của bạn. Phong Vân xin nhận ạ.

11:07 Saturday,18.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em rất thích đầu bài này của tác giả Phong Vân. Nó tức thì cảnh báo trước một tình thế cố thở hít nhưng vẫn tắc tịt, vẫn ngộp ngoạp của nghệ thuật nước nhà, nghệ sĩ nước nhà hiện nay.

Em xin ghi tặng tác giả Phong Vân bài thơ của cụ Bảo Sinh rất tình cờ phản ánh đúng tâm trạng bài viết (em có mạn phép cụ thêm vào 2 câu cuối ạ :-)

Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải hít ra thở vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra.
Xa xa như nước Cuba
Người ta còn phải thở ra hít vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Bắt buộc là phải thở ra hít vào...

Thế còn thở hít không vào
Thì em phải tính nước nào hả anh?

Cám ơn tác giả Phong Vân và cụ Bảo Sinh ạ

3:06 Saturday,18.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bác LX Đoàn than phiền về các họa sĩ trẻ mong muốn giàu nhanh đấy chứ, nhưng bác Đoàn chưa nói hết những trường hợp khác, nhất là em thấy anh An đâu có bán tranh, tác phẩm "cái bàn" của anh An là sắp đặt, bán cho ai? Ai mua ạ?

Những người dấn thân trẻ tuổi như anh An cũng rất được chúng em ngưỡng mộ đấy ạ. Cám ơn anh An rất nhiều về những sắp đặt và trình diễn của anh và các bạn anh, chẳng biết các anh sống bằng gì, bán tranh thế nào???

Anh đừng buồn vì nhận xét của bà Natasa về "cái bàn" anh nhé. Bà Natasa cũng có nhiều ý kiến hay, nhưng với cái bàn của anh thì bà sai to rùi, chúng em ủng hộ anh!!

21:53 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  Nhân Thạch Thất

sao bảo:
"Nước nào cũng giống nước ta
cái cửa là để đi ra đi vào.
Nước ta cũng giống nước nào,
cái cửa là để đi vào đi ra"

21:19 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  Huy an

Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Hoàng thì bảo nghệ thuật của tôi giống NHẬT, Bà Veerronica thì bảo tác phẩm của tôi giống ĐỨC, Hải Đăng bạn tôi bảo tác phẩm của tôi có tinh thần tương đồng với giai đoạn siêu thực PHÁP, bố tôi thì bảo tôi là loại nghệ sĩ Việt Nam hoài cổ.
Thì thế là thế nào !!!

13:26 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  Mạnh Hà

Hội hoạ trẻ chưa có nhiều bước tiến!
(Toquoc)-Manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp, thuần túy đáp ứng nhu cầu thương mại của các gallery… là đánh giá của hoạ sỹ Lương Xuân Đoàn- Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ (Ban tuyên giáo TƯ) về thị trường mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Thị trường ấy làm tê liệt những sáng tạo của các hoạ sỹ trẻ, mới vào nghề chưa có đủ bản lĩnh cũng như điều kiện kinh tế cho sáng tạo nghệ thuật.
Mời các bạn xem tiếp:
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Cua-So-Van-Hoa/Hoi-Hoa-Tre-Chua-Co-Nhieu-Buoc-Tien.html

13:08 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em nhìn cái bàn của anh An, và thấy cũng chẳng phải là học mót của ông Therrien hay của ai khác.

Câu chuyện những người khổng lồ và những đồ dùng khổng lồ của họ có đầy trong các câu chuyện cổ tích mà chúng em đã được đọc từ bé tí. Nó thể hiện cái suy nghĩ của con người về bản thân, về thân phận nhỏ nhoi của con người...

Ở đây, theo em nghĩ, cái bàn của anh An hoàn toàn khác cái bàn của Therien. Bàn (và ghế) của Therrien là gợi những ký ức tuổi thơ, khi chúng ta còn bé, nhìn cái gì cũng thành to tổ bố cả. Còn bàn của anh An là bàn gợi lên số phận những con người luôn bị các gã ngoáo ộp luôn sẵn sàng ăn sống nuốt tươi họ ở bất kỳ cửa quan nào (hãy xem kỹ cái bàn anh An: trông rất rõ cái ngăn kéo chuyên để giữ tiền đút lót).

Theo em, bàn của anh An hay hơn bàn Therrien. Nó mạnh mẽ hơn, tố cáo hơn.

Bà Natasa nhìn tác phẩm nào của nghệ sĩ Việt Nam cũng luôn nghì ngờ là sao chép ý tưởng của ai đó trên thế giới, đó cũng là tinh thần phê và tự phê tốt, nhưng trong trường hợp "bàn anh An" thì sai hoàn toàn... có lẽ nó phản ánh tinh thần tự ti quá đà?

11:23 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  sd

Robert Therrien at MSASD

http://www.signonsandiego.com/uniontrib/20070812/news_lz1a12therrie.html

11:15 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  sd

Người nghệ sĩ mà bà Natasha nhắc đến là ông họa sĩ Robert Therrien.

http://www.publicartfund.org/pafweb/projects/05/therrien/therrien-05.html

1:09 Friday,17.6.2011

Đăng bởi:  han

Bà Natasha nói rất đúng, rất thẳng. Họa sĩ không nói ra vì nhiều lý do nhưng trong thâm tâm nhiều người cũng biết giới hạn của mình tới đâu chứ không phải ai cũng ngộ nhận đâu. Còn môi trường là cần thiết nhưng chỉ sau khi có cái điều kiện tiên quyết là Tài năng. Còn không nó chả dùng làm gì được ngoài việc đem ra để bào chữa cho các thiếu hụt khác của nghệ sĩ. Dĩ nhiên điều kiện đầy đủ là phải như vậy. Đơn giản cứ nhìn nơi sinh và mất của các danh họa thì thấy hầu hết ở 2 nơi khác nhau và nơi mất thường là các trung tâm nghệ thuật, hội họa lớn. Picasso không chuyển về Paris mà cứ ở tỉnh lẻ ở Tây ban Nha thì có thành danh họa không nhỉ? Nhưng cũng có biết bao nhiêu họa sĩ khác cũng sống ở Paris mà có ai biết đâu?

19:44 Thursday,16.6.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Theo em nghĩ: vấn dề bà Natasa đưa ra cũng chung chung, né tránh vấn đề nổi cộm là vai trò của xã hội và môi trường... Cái "Tài" mà bà nói đó có thể coi là 1 điều kiện CẦN THIẾT (phải có cái đã) cho nghệ thuật được sinh ra, nhưng còn 1 điều kiện ĐỦ nữa chứ ạ ? (điều kiện để cái tài kia thể hiện được ra, phát huy được nữa chứ ạ). Cứ giả thừ 1 "nghệ sĩ nhi đồng" có tài (mà trong trường Yết Kiêu chúng em rất nhiều đó ạ), nhưng chúng em lo rằng các "tiềm năng" đó có phát triển được trong một môi trường (công chúng, xã hội, ...) thiếu những điều kiện ươm mầm tài năng, khác nào thóc giống thiếu đất tốt-phân tốt thì nẩy mầm thế nào được ạ, mà có nẩy thì cũng thành lúa còi, lúa lép thôi ạ. Bà Natasa nêu vấn đề "tài năng" tưởng chừng rất đúng này, nhưng thực ra em hiểu bà đang đòi hỏi nghệ sĩ phấn đấu, phấn đấu nữa trong nghệ thuật, nhưng thế thì bà cũng nên để ý tới cái môi trương mà nghệ sĩ phải "chiến" với nó hàng ngày để tồn tại mà làm nghệ thuật nữa chứ ạ. Mà cái môi trường này đôi khi làm thui chột "tài năng" từ rất sớm ấy chứ ạ?

XIn các anh các chị chỉ bảo thêm ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả