Bàn luận

Muốn xem tranh thì cần có gì?

(SOI: Trong phần Thảo luận của bài “Giá tranh Claudio Bravo – bậc thầy về ánh sáng”, bạn Hieniemic có ý kiến sau. Soi xin cắt lên thành bài để các bạn thảo luận dễ hơn. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn Hieniemic nhiều.) Thật ra, nếu tìm hiểu kỹ về lịch sử hội […]

Ý kiến - Thảo luận

12:25 Friday,26.1.2018

Đăng bởi:  admin

@ axto rop: Soi chưa đưa cmt của bạn lên, vì một cmt phê bình cần có lập luận. Bạn không thích thì không thích cái gì, bạn chê thì phải có lý do, chứ chê chung chung thì việc ấy dễ lắm. Bạn đọc bài mà không hiểu là không hiểu chỗ nào, còn nếu do trình độ sẵn có hạn để đến nỗi không hiểu được tí gì thì đó là chuyện của bạn, Soi rất lấy làm tiếc là không giúp được ạ :-)

1:08 Tuesday,28.6.2011

Đăng bởi:  Hieniemic

A, đúng là thế ạ. Trong bài của em, em không hề đặt quan điểm nhìn nhận của em vào. Em chỉ sắp xếp luận điểm theo 3 cách nhìn nhận để từ đó thể hiện phần nào cách nghĩ và cách cảm của những người suy nghĩ theo 3 hướng đó thôi.

Em không phải dân vẽ, em chỉ vẽ được mấy cái hình theo sách dạy vẽ căn bản thôi. Em chẳng học ngành vẽ, cũng chẳng có ý định luyện thi để vào đại học mỹ thuật hay kiến trúc. Em hoàn toàn chỉ nhìn tranh dưới con mắt của những người thưởng thức, tìm tòi để cố hiểu cái bức tranh nó nói gì và mình có thể hiểu gì cũng như rút ra được những trải nghiệm gì mới từ đó. Tuổi em còn nhỏ lắm, nhỏ hơn mọi người ở đây nhiều, em suy nghĩ không được hay ho đâu, cái comment trên em chỉ post chơi bàn tán cho xôm, ai dè SOI cho thành 1 bài, kinh thật.

20:45 Sunday,26.6.2011

Đăng bởi:  Trương Ngọc

Ý kiến cmt trên đây của hieniemic có thể không hẳn là quan điểm của bạn (vì bạn nói đến việc trau dồi kiến thức về nghệ thuật để thường thức hội họa là chính) nhưng tôi xin mạn phép Soi và hieniemic được bám vào một số quan điểm của hieniemic (có thể bạn tổng hợp chứ không hẳn laf ý kiến của bạn) để đưa ra nhìn nhận của mình về realism. Xin lưu ý từ "Bạn" không có nghĩa chỉ hieniemic (là một đại từ thuộc ngôi thứ hai).
Trong bài viết có câu, "Tôi có thể cảm thấy những bức họa chân thực như thế này là tầm thường", và "mấy bức dễ nhìn, tả chân, hiện thực, xem mãi thế nào cũng nhàm". Trước hết, tôi xin khẳng định luôn: Đó là quan niệm quá nông cạn và sai lầm, bạn có đọc sách, có học hành nhưng không tới nơi, tới chốn nếu đó là lời phát ngôn của bạn. Tôi chắc rằng bạn chưa bao giờ vẽ đươc một bài hình họa cho tử tế mà chỉ vẽ nguệch ngoạc theo cái kiểu "yếu hình" rồi biện hộ rằng như thế mới phóng khoáng, như thế mới cảm xúc, thế nó mới kích thích tâm hồn. Nếu bạn thử bắt tay vào và vẽ một bức tranh theo trường phái realism mang đúng nghĩa của nó và được những người "có nghề" gật đầu thì bạn sẽ hiểu nó "tầm thường" thế nào. Còn nếu bạn chưa bao giờ hoặc không bao giờ làm điều đó thì bạn chỉ là "thầy bói xem voi" không hơn không kém. Bạn là một thầy bói mù ở một xứ sở cách xa tâm điểm của văn minh mà bạn lại nói tranh của các bậc thầy realism là tầm thường, dễ xem, nhàm chán. Trong khi các tác phẩm nghệ thuật ở đất nước bạn và tôi bán chạy vì "mang chất deco". Các tác phẩm của ta bây giờ mang đầy tính sáng tạo giống ai đó bên Tây, bên Tàu. Những tác phẩm của ta bây giờ đã bao giờ dám mơ "sánh vai" với những tác phẩm realism mà bạn cho là nhàm chán không? Chẳng phải đâu xa, Bravo mới mất, hay Liu xiaodong, Lưu Dật,.....Vậy họ nhàm chán hay chính bạn nhàm chán? Họ tầm cỡ thế giới (họ realism).
Còn bạn? Bạn vẽ những thứ phù hợp với đời sống mà bạn gọi là"phú quý sinh lễ nghĩa"? Bạn vẽ "deco" cho cái thẩm mỹ hợp với thời đại phú quý này và tự vỗ ngực "thế mới là nghệ thuật", còn mấy cái trò hiện thực như Bravo hay Lưu Dật kia thì cũ quá rồi và vẽ chép hiện thực thì có gì đáng để bàn, và mình mới là nghệ thuật thật sự, mới và lạ?
Nếu ai cho rằng Realism là dễ dàng, là sao chép hiện thực khách quan, là máy ảnh, là không có gì... vv... thì hãy thử "làm cho ra hồn" đi rồi sẽ hiểu.
Về khía cạnh khác tôi lại rất đồng ý với hieniemic với quan điểm nhìn nhận nghệ thuật (thường thức hội họa) với biên độ rộng chứ không nên bó hẹp cái nhìn vào một trường phái (trào lưu,quan điểm) nhất định. Họa sĩ nên đi theo một trường phái hội họa nhất định theo quan điểm và tiếng nói của con tim họa sĩ khi sáng tạo. Tuy nhiên,cần phải hiểu đủ sâu về các loại hình nghệ thuật để có thể xem và xét.

23:27 Wednesday,22.6.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Vâng, học thì học, nhưng thích là thích còn ghét vẫn là ghét bác ạ. Thông thường thì cái điều đầu tiên, tiên quyết của sự thích phải là điều gần gũi. Mà gần gũi thì sẽ dễ hiểu. Dễ hiểu thì chả cần học nhiều. Thế thì hội họa, bức tranh nào nhìn vào hiểu ngay, từ anh công nhân cho tới bác nông dân đều có thể khoái.

Raphael có nói 1 câu mà sách báo về cả âm nhạc lẫn hội họa của Tây thường hay dẫn, "To understand is to equal", hiểu là phải bình đẳng. Phải dẹp hết mọi thành kiến và trở ngại, phải tự nâng tầm mình lên, phải cố tìm tòi, cố hiểu thì may ra mới hiểu được. Tuy thế, hiểu thì hiểu đấy, nhưng hiểu rồi dẫn đến thích không phải lúc nào cũng là 1 đường thẳng ai cũng đi lọt.

Em thì em có đọc bao nhiêu, em vẫn chả thích được những bức trừu tượng của mấy ông Kandinsky hay Pollock trường phái New York. Thế đấy!

21:38 Wednesday,22.6.2011

Đăng bởi:  CHANG SHU SO BAN

Bạn Hiennemic nói quá đúng. Cái gì mà chẳng phải học thì mới hưởng thụ/chiếm đoạt/ sử dụng hết hiệu quả/cái hay/cái đẹp/ cái có ích của cái ấy.
Có bác tiền bối nào đó (oai lắm) từng nói đại ý rằng: Muốn hiểu được nghệ thuật thì trước hết phải học về nghệ thuật... Bạn nói cũng giống như bác ấy thôi.
Có bác lại nói: Muốn xây dựng CNXH thì trước hết phải có những con người XHCN....

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả