Gẫm & Bình

Mới chạy mà bình xăng đã cạn

(Tham luận tại hội thảo “20 năm mỹ thuật thời kỳ đổi mới 1986-2006” do Viện Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tổ chức tại Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2007. Sau đó in trong cuốn Essays on MODERN AND CONTEMPORARY VIETNAMESE ART. Bảo tàng Mỹ thuật Singapore xuất bản […]

Ý kiến - Thảo luận

19:13 Friday,5.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"Xăng có thể cạn,
Lốp có thể mòn,
Song
không bao giờ
bỏ xe chạy lấy người!"

Tinh thần đó của chú Lương chúng em xin ghi tạc và cố gắng học tập!

10:02 Friday,5.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bupbe ơi, bạn hỏi thì tớ trả lời chung chung thế này: Tại vì tính tớ lắm mồm, hay phát biểu trên Soi nên có những ý kiến vênh với quan điểm của các đồng nghiệp khác. Về cơ bản, tớ không muốn ai giận tớ cả, chỉ mong mọi người coi đó là một sự tranh luận hướng tới làm giàu cho môi trường nghệ thuật thôi. Kính chuyển.

2:27 Friday,5.8.2011

Đăng bởi:  Tran Luong

Comment của bạn Bupbe nói chung chung nhưng ai cũng biết bạn muốn ám chỉ ai và nhóm nghệ sĩ nào. Đây cũng là dịp tốt để tôi trả lời luôn những ai trước đó có cùng cách nghĩ như bạn, và bao gồm cả mấy lời phàn nàn là tôi chỉ ủng hộ nhóm Nhà Sàn Studio. Tôi đã làm việc với những ai từ 20 năm nay là một thực tế không cần liệt kê ra cũng như phải trình bày với ai cả (đây không phải thông tin để lấy phiếu bầu !) Xin phép phân tích như sau:
- Nghệ sĩ lập nhóm để làm gì ? Trong điều kiện ủng hộ từ phía xã hội hầu như rất hạn chế, hoặc lệch lạc. NS cần lập nhóm để hỗ trợ, ủng hộ và khích lệ tinh thần lẫn nhau,
- Nhóm nghệ sĩ tồn tại được dựa trên những điều kiện tiên quyết sau: những người hòa hợp về tính cách, quan điểm nghệ thuật…
- Người nào cũng có quyền lập nhóm của riêng mình, nhóm NS là cơ chế cộng đồng lỏng lẻo, có người đến có người đi. Không như nhóm xã hội, đảng phái với mục đích chính trị, mở rộng thành viên, đấu tranh quyền lợi…
- Vậy việc kết băng nhóm vì lợi ích nghệ thuật là tích cực và chính đáng , tại sao lại có nghệ sĩ khác khó chịu? Trước hết những người đến với nhau là tự nguyện, không ai phải mời ai, sau đó nếu tìm được sự hòa hợp về tính cách, quan điểm nghệ thuật mới trở thành thành viên lâu dài… Vậy khi ai đó ở ngoài nhóm thấy khó chịu thì chắc phải có lí do so sánh hơn thiệt giữa mình với nhóm đó.
- Theo lẽ thường, trong 1 cộng đồng có nhiều curator, các curator độc lập đều có quan điểm thẩm mỹ riêng. họ muốn làm việc với ai và ngược lại đều dựa trên thỏa thuận, không ai bắt ép ai ! Vì thế nghế sĩ và cả curator nếu không thích thì không cộng tác, có ai trả công cho ai đâu mà có quân phiệt ? Nghệ sĩ cũng không thể thuê curator để họ làm việc cho mình nếu họ không muốn. Mỗi curator phù hợp với mỗi thể loại và kiểu tác phẩm, họ không có trách nhiệm phải làm việc với tất cả nghệ sĩ và các loại tác phẩm. Có người cả đời chỉ làm việc với 2, 3 nghệ sĩ. Curator không phải quan chức văn hoá ăn lương từ tiền thuế của dân để phải là đầy tớ của dân !
- Nghệ sĩ bẩm sinh luôn bảo toàn tính độc lập của mình. Trong 1 thời gian dài hầu như toàn bộ nghệ sĩ đều không muốn ai can thiệp (hay hỗ trợ) vào tiến trình nghệ thuật của mình. Họ coi mình là chúa trời! Việc nghệ sĩ thành công trong nghề nghiệp hay không trước sau đều phụ thuộc vào tài năng của họ. Mặt khác như 1 công dân bình thường và khỏe mạnh, bằng khả năng của mình nghệ sĩ toàn quyền tự mình gây dựng và quyết định mối quan hệ nghề nghiệp. Thành bại ở trong tay họ.
- Thế nhưng lại có người kết tội cho 1 nhóm nghệ sĩ hay curator là “kết băng nhóm” là “độc tài” trù úm 1 nghệ sĩ, hoặc nhóm nghệ sĩ nào đó! Việc này thật nực cười!
Ta thử hiểu theo cách thứ nhất là: Băng nhóm nghệ sĩ và curator quân phiệt kia là một tổ chức quân đội, dí súng vào đầu cấm các nghệ sĩ khác sáng tác, đóng cửa hết các phòng triển lãm và gallery, cắt internet, đóng cửa biên giới không cho các nghệ sĩ khác học hỏi giao lưu… làm các nghệ sĩ khác không thể sáng tác được, thì mới có luận điểm của Bupbe về sự quân phiệt chứ.
Cách thứ 2 có thể suy ra rằng: Bupbe có thể là 1 nghệ sĩ và hoàn toàn tự do, tại sao lại phải lo lắng về 1 sự quân phiệt tưởng tượng nào đó trong khi chẳng ai bắt anh ta/chị ta phải làm việc hay phục vụ với băng nhóm nghệ sĩ và curator quân phiệt kia cả ! Anh ta /chị ta có tài thì tự sáng tác, tự quảng bá, tự đi thuê gallery, tự đi tìm curator nào nhận ra tài năng của mình mà cộng tác và triển lãm, không ai làm thay chính anh ta/chị ta được ! Nếu không làm được như trên thì có thể nhận thấy Bupbe (hoặc những nghệ sĩ khác mà Bupbe đang đại diện) có vấn đề bất tài và lười biếng, dẫn đến ghen ghét đố kị, mới xoay ra đổ bừa lỗi cho những người làm việc nhiều, những người xác lập được vị trí nghề nghiệp. Những người tự xây dựng môi trường làm việc cho họ và đã 1 phần đóng góp kinh nghiệm tổ chức nghệ thuật và kinh nghiệm sáng tạo cho xã hội. Họ cũng là những con người có gia đình và phải kiếm sống để tồn tại bên cạnh công việc sánh tạo, Hà cớ gì họ phải đi xin việc và mất thời gian cộng tác với những nghệ sĩ chỉ biết phàn nàn, tác phẩm nhạt nhẽo và tính cách mờ mịt?

Tâm lí muốn khẳng định mình và thoát ra khỏi những ảnh hưởng văn hóa và tinh thần là đáng trân trọng. Nhưng phải đủ khỏe và trong sáng thì mới có cơ may đứng vững được. Tôi mới thấy nhóm nọ tuyên ngôn rất hoành tráng là không cần bất cứ sự hỗ trợ nào cả vật chất và tinh thần của ai hết, thì ngay cùng lúc, người khai sáng nhóm lại nộp đơn xin tài trợ một quỹ nghệ thuật. Được tài trợ thì biết nói sao đây? Còn trượt vỏ chuối thì thù hận chất ngất sao? Ở những trung tâm nghệ thuật trên thế giới, nghệ sĩ xin tài trợ bị loại lần thứ 10, thì họ tiếp tục làm ngay hồ sơ lần thứ 11!
Chỉ có công việc và tác phẩm là cách duy nhất nâng bạn lên cao hơn mọi thế lực thôi ! Cay cú chỉ càng làm lú lẫn ! Nếu bạn Bupbe còn thấy bức xúc thì viết bài vạch mặt bọn băng đảng và quân phiệt đi ạ !
Cảm ơn bạn đã cho tôi năng lượng để viết comment dài lê thê này !

14:09 Thursday,4.8.2011

Đăng bởi:  bupbe

Bài của anh Trần Lương thú vị, đưa ra được nhiều thực trạng kém cỏi, không hay về nghệ thuật nước nhà.
Nhưng còn một vấn đề sao chưa thấy đưa: là sự kết băng kết nhóm, là sự độc tài của một vài curator, nhất là trong nghệ thuật đương đại? Nghệ thuật đương đại muôn hình muôn lối như thế, nhưng chỉ cái anh nghĩ thì em mới được làm?
Cái này, tạm hiểu là một kiểu "nghệ phiệt", sao anh không vạch ra?
Nhân tiện cũng xin hỏi, sao bỗng dưng vài bạn lại cảm khái mà xin lỗi anh Lương rối rít thế vậy? Trong quá khứ trót gì với anh ấy à?

19:04 Tuesday,2.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

ÊM xin cám ơn chú Trần Lương vì sự trao đổi thân tình và không dấu diếm (để nhâm nhi 1 mình) những thú vị ngày xưa.
Với câu: "Hồi nhỏ đi sơ tán học hành linh tinh..." em mường tượng ra thời các chú được bắt chim đuổi bướm trèo ổi thổi chuồn chuồn...vui ghê,, chẳng phải cảnh học hành bị nhồi nhét nhiều mà hiệu quả vô cùng tồi như chúng em ngày nay.

Ôi quê tôi...ôi ngày xưa...

0:45 Tuesday,2.8.2011

Đăng bởi:  Tran Luong

Cảm ơn bạn Em có ý kiến! Bạn là người rất thú vị ! nếu có ai chê bạn thì hoặc họ khô khan và không thú vị bằng bạn, hoặc họ chấp nê đôi chỗ ngô nghê của bạn mà quên mất câu Nhân vô thập toàn... Điểm môn văn của tôi khi thi vào trường Yết Kiêu là 1,5, sau đó mới biết thầy văn đã cho 1 điểm vì chữ xấu quá, sau check lại thấy viết 5 trang thương tình viết thêm số 1/2 bên cạnh. Tôi đến giờ vẫn viết sai ngữ pháp, khi viết thường vẫn quay lại hỏi mọi người xung quanh là S hay X, NG hay NGH... với tôi chữ quốc ngữ còn đầy kiếm khuyết, phức tạp một cách phi lí ! (có thể vì kém chính tả mà sinh ra thù ghét chăng) Khoảng nửa đầu những năm 90 tôi đã từng vẽ tranh với các chữ loong coong, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo... Hồi nhỏ đi sơ tán học hành linh tinh, 12 tuổi mới chính thức được đến trường học liền mạch.
Tôi sai chữ TRONG rồi! Mình cảm tính thấy trong chữ TRONG có chữ THÂU, và sự bợt bạt trong vắt của kẻ mất ngủ... Còn chữ CHONG tôi lại thấy chữ TREO với sự bồn chồn... chịu trận. Hay thật! (tôi hiểu nghĩa vừa cảm tính và theo âm sắc, không dính dáng gì đến chữ Hán đâu ạ !) Vậy là CHONG MẮT SOI ĐÈN... (thức chong chong) bạn Em có ý kiến nhé!
Bạn hoasinguyenhongson@gmail,com: Đúng là các tên ấy là của các họa sĩ ấy! nhưng đoạn viết đó cần có nhịp (số chữ), cấu tứ bằng trắc và khẩu âm... bạn thử đọc câu đó với đủ họ tên của 4 hoạ sĩ sẽ thấy khác ngay.
Phạm Huy Thông và Trần Trọng Linh ơi, có làm gì thì mới lòi ra lỗi! Không làm gì thì chỉ thấy lỗi của người khác thôi! Cảm ơn các bạn!

22:01 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  hoasinguyenhongson@gmail.com

Nói chung Anh Trần Lương viết rất thẳng thắn, Em đọc mà cứ như có mình ở trong bài viết của Anh.
Nhưng em cũng có những băn khoăn trong đó có đoạn " Có thấp thoáng trong tranh nông thôn của ông Hiếu (Hà Trí), hay khăn khẳn hiện thực của ông Hà (Lê Quảng), hay mơn man gái đẹp của ông Thái (Lê Hồng), hay phô bày giới tính của ông Tân (Trương)… Số còn lại đều ngửa mặt nhìn về miền không tưởng: về những đạo đức của sĩ phu, thanh sạch thuần khiết của tiên Phật, những thất tinh, bát quái càng bí hiểm càng ăn ảnh, những nông thôn, thiên nhiên, con người tươi đẹp (và cũng lạc hậu) như từ thời chưa có xe máy Honda vậy." Em là thế hệ sau của các Anh băn khoăn không biết có phải là: ông Hiếu (Hà Trí) là ông Hà Trí Hiếu, ông Hà (Lê Quảng) là ông Lê Quảng Hà, ông Thái (Lê Hồng) là ông Lê Hồng Thái, ông Tân (Trương) có phải là ông Trương Tân không ạ? và vì sao Anh lại viết ông Hiếu (Hà Trí), ông Hà (Lê Quảng), ông Thái (Lê Hồng), ông Tân (Trương)? hay chỉ là một lối chơi chữ của một thế hệ trước em? Em xin chân thành cám ơn!

16:08 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  Trần Trọng Linh

Cảm ơn anh Trần Lương về bài viết hay và thẳng thắn. Anh đã nói hộ cho những thằng không biết nói và cho cả những thằng không dám nói.
Nhân đây xin gửi lời xin lỗi của em trong những bài viết trước đây khi chưa hiểu hết về anh. Linh.

15:20 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  Load

Bài viết hay, và rõ ràng là một tiếng nói đậm nét của sự ấm ức (đặc biệt là về các chế tài này-nọ) của những người làm nghệ thuật (tạo hình đã nhé!) hiện nay.
Nhưng chẳng lẽ chỉ biết hét vang (toáng) lên là thôi sao?...
...Chú Thông này kinh thật, biết đấm, biết xoa,... biết cả PR nữa. Giỏi. Họa sĩ là cứ phải như chú ấy!

15:20 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em xin lỗi chú Lương và Soi em phải đính chính câu hỏi:

"...thà TRONG MẮT soi đèn lòng lo ngay ngáy, còn hơn tự ru hời hỡi.." thì có lẽ phải biên là "CHONG ĐÈN" mới chuẩn...

xin đổi là:"...thì có lẽ phải biên là "CHONG MẮT soi đèn" mới chuẩn...?

Em xin cám ơn Soi và chú Lương ạ!

Tiện thể, theo mạch văn, em biết chú Lương thế nào cũng còn nhiều bài "Hịch" thú vị và khủng không kém, mong lần hồi chú cho chúng em được thưởng lãm tiếp với ạ!

15:02 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Một bài viết cực đanh thép như HỊCH, lại có chương hồi kèm thơ bình rất đạm chất "chưởng thi" để luận tội các thiết chế, các nghệ sĩ một thời hậu máu lửa vẫn rất nhiều lửa và máu (và cũng là những dòng tự sám hối của chính chú - vì chú Lương cũng từng là một nghệ sĩ tiên phong "rú ga" thời Mở cổng), đọc lên thấy rất sắc, như cứa vào gan ruột, đau lòng lắm - dù giọng văn đã nhuộm màu hài cho cái bi đỡ phần sầu thảm.

Chúng em cám ơn chú Trần Lương rất nhiều đã cho chúng em hiểu thêm một thời chưa xa của các bậc cha chú, để tự soi vào mình bây giờ, chỉ ngạc nhiên tại sao bây giờ bài này mới được công bố ở nước nhà?

Cuối cùng, cũng xin nghệ sĩ đừng giận, vì chúng em lên Soi nhiều đâm nhiễm bệnh xăm-soi :-), cho em hỏi nhỏ: câu cuối chú viết:

"...thà TRONG MẮT soi đèn lòng lo ngay ngáy, còn hơn tự ru hời hỡi.."

thì có lẽ phải biên là "CHONG ĐÈN" mới chuẩn, chú nhỉ?

10:56 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bài viết của anh Trần Lương hay quá, em thích nhất câu "Hiện thực duy nhất của nghệ thuật giai đoạn này là né tránh hiện thực".
Em cũng thích đoạn anh nói các củ nghệ bê nguyên các hình ảnh thất tinh bát quái "ăn ảnh" tương thẳng vào tranh mà chẳng có chút tiêu hóa nào của riêng họ. Tác phẩm như của nghệ nhân.
Tất nhiên khi đọc bài của anh Lương, cũng nên biết rằng anh nói về cái chung chứ không nói tất cả. Vẫn có những cá nhân bơi ngược dòng nước như Lê Quảng Hà, Trương Tân, Nguyễn Văn Cường, một phần của Nguyễn Minh Phước, Nguyễn Mạnh Hùng, Đào Anh Khánh... Trẻ thì có Hà Mạnh Thắng, Tuấn Má Mì... Nhưng những cá nhân này chỉ như cá, vùng vẫy cho chính mình chuyển động chứ không thể đảo ngược được dòng nước vô cảm cứ ùng ục trôi.
Để thay nguồn nước chảy, chắc phải quay về với nguồn của dòng nước ấy. Các nghệ biết là tớ nói về chỗ nào rồi đấy. Các đề bài đưa ra cho các học trò cứ chung chung như: Bố cục sinh hoạt, sử dụng hòa sắc nóng, lạnh... Chưa thấy thầy nào dặn học sinh: " Bài này đứa nào còn vác bố cục chợ vùng cao hay kéo lưới lên đây thì tao đuổi hẳn". Ít thấy có định hướng (đơn giản thôi) để sinh viên hướng tới cái thực tế đời sống đang diễn ra ngay bên cạnh họ. Cũng chẳng có thầy nào giao cho sinh viên "trong hai tuần tới mỗi đứa phải đăng ký đọc cho tao xong sách này truyện kia".
Lại nói về bộ sưu tập của bảo tàng. Tớ hỏi thật các nghệ nhé: Bây giờ tin đồn đầy rẫy ra (dù chỉ là tin đồn) nào là bảo tàng nhà ta mua thì rẻ bèo, cán bộ đi mua luôn đòi phần trăm hơi bị nhiều từ hoạ sĩ, rồi là bảo tàng sao chép tranh... Thì các nghệ có sẵn lòng ủng hộ bộ sưu tập của bảo tàng khi nhà nước cần và không đoái hoài gì đến mấy lời đồn đại kia không? Ớn phết.
Anh Lương ơi, thỉnh thoảng trên Soi em có phát ngôn bừa bãi (chủ yếu do nghĩ sao nói vậy) nếu có làm anh bực mình mong anh bỏ quá cho em nhé. Vẫn mong được tặng anh quyển sách Đồng Bào nhưng do ít gặp anh, mà lần nào gặp thì lại không mang sách theo nên vẫn luôn còn một quyển ở nhà dành anh đấy.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả