Gẫm & Bình

Bàn về KITSCH

  Thế nào là kitsch? Khái quát định nghĩa về từ kitsch1: – Kitsch (danh từ): Đối tượng/phong cách/tác phẩm nghệ thuật có xu hướng “mauvais goût”2, giả nghệ thuật, hình thành dựa vào việc sử dụng một cách cực đoan những yếu tố lỗi thời, lòe loẹt, cường điệu. Phong cách và thói quen […]

Ý kiến - Thảo luận

8:44 Wednesday,3.8.2011

Đăng bởi:  Sunny_kid

có dạo mình anti trang này, vậy mà...

23:05 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Diệu Hương

VN LEAK ơi, đúng là nếu đọc ở Wikipedia chẳng hạn thì Klimt chỉ được ghi ngắn gọn là họa sĩ phong trào tượng trưng (symboliste), người sáng lập ra nhóm Ly khai (Sécession) và là một trong những họa sĩ tiêu biểu thuộc trường phái Nghệ thuật mới (Art Nouveau) nhưng thực ra nếu đọc các tài liệu liên quan đến Klimt thì sẽ thấy nghệ thuật của Klimt bắt nguồn từ hai xu hướng đối kháng của hội họa lịch sử truyền thống Áo vào cuối thế kỷ XIX và hội họa và chủ nghĩa Ấn tượng gần với hội họa phóng khoáng của Pháp. Cụ thể hơn, ông chủ yếu bị ảnh hưởng bởi ba thể loại nghệ thuật: trước tiên là «mãnh lực» trong việc sử dụng màu sắc, các màu nóng là chủ đạo của trường phái dã thú (fauvisme), sau đó là việc thể hiện sự phúng dụ về tình yêu của chủ nghĩa tượng trưng và cách thể hiện mảng màu điêu luyện của chủ nghĩa ấn tượng. Trước khi chính thức bước vào thời kỳ biểu tượng (symboliste), Gustave Klimt đã tìm hiểu chủ nghĩa ấn tượng (impressionnisme) của Pháp (ông cũng thích cả tranh in tay của Nhật...) , ông cũng bị ảnh hưởng bởi một số họa sĩ đã từng triển lãm tại Vienne trong đó có Max Lieberman (một trong những đại diện lớn nhất của phong trào Ấn tượng của Đức, đồng thời cũng là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ trường phái Ấn tượng của Pháp). Bức tranh Arbres Fruitiers, sơn dầu, 1901 của Gustave Klimt được coi là tiêu biểu cho tác phẩm thuộc chủ nghĩa Ấn tượng của Áo. Tuy không phổ biến, nhưng tùy trường hợp, ông vẫn được gọi là họa sĩ trường phái ấn tượng. Klimt là người độc đáo trong việc kết hợp nhiều hình thức đối lập khác nhau để tạo nên phong cách nghệ thuật cho riêng mình: giữa phúng dụ (allegories) với phong cảnh (paysage), giữa cách điệu hóa (stylisation) với chủ nghĩa tự nhiên (naturalisme), giữa tượng hình(figuration) và trừu tượng (abstraction), giữa chủ nghĩa hoan lạc (hédonisme) và chủ nghĩa hoài nghi (sceptisme), giữa chủ nghĩa ấn tượng (impressionnisme) và chủ nghĩa biểu hiện (expressionisme)… Nhưng dù thế nào thì tóm gọn lại, việc Klimt được nhấn mạnh cụ thể là họa sĩ trường phái Nghệ thuật mới (Art Nouveau) và họa sĩ chủ nghĩa tượng trưng (Symbolisme) vẫn là chính xác hơn cả. Cảm ơn VN LEAK đã nhắc và góp ý cho sự thiếu chính xác (cũng may chưa đến mức « lơ đễnh » đến mức không chính xác :-) này của tôi. Thân mến

13:36 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  VN LEAK

"Gustave Klim(1862-1918), họa sĩ trường phái ấn tượng (impressionnisme) người Áo."
ôNG NÀY được mọi người bên Tây coi là theo Symbolism cô Hương ơi.
Nhưng đây là chút lơ đãng nhỏ của Cô. Vì thế nên Ai cũng càng Yêu cô hơn.

1:59 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  shit

Còn theo tớ, các nghệ gừng nhà ta nhiều lusc có cái tính xấu ở chỗ cứ họa sĩ nào bán được tranh thì đều bị coi là làm hàng. Trong khi đó các nghệ gừng đói thối mồm, muốn bán tranh lắm chứ, khổ nỗi chắc nghệ thuật của các bác đó cao siêu quá không ai hiểu nổi. Thương thay. Với tôi những cách ăn nói đó thì được duyệt vào ăn nói kiểu KITSH

16:42 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nghe các anh các chị "chê cười" người Tàu phiên âm những chữ-tên tiếng Latinh sang âm Hán, em chợt nhớ ngày bé, chúng em cũng hay chế người Tàu nói buồn cười (không hiểu có phải do tâm lý chung ghét Tàu của dân Việt không) nhưng rồi sau nhớn, ngẫm kỹ, quả thật mới thấy câu chuyện đùa với cách phát âm của người xứ khác, dân tộc khác thiệt là không ổn.

Bởi lẽ: mỗi thổ ngữ có âm vận và âm luật riêng của thổ dân bản xứ, mình đừng áp cái buồn cười theo nghĩa đen âm tiếng Việt rồi bảo sao họ nói buồn cười nhỉ (nếu nói vui thì hổng sao :-).

EM đơn cử mấy tin sau:

Thầy em kể: ngày trước đi học ở Liên bang Xô Viết (nay vỡ thành mấy chục nước con rồi), mỗi lần cô giáo trẻ người Nga dạy tiếng Nga bắt cả lớp đồng thanh phát âm từ "con voi" (tiếng Nga) là "Xờ - lôn", là cả lũ học trò Việt (nhất là đám nữ sinh) lại cười ngặt nghẽo, khiến cô giáo trẻ vừa mất tập trung, vừa cáu, vừa giận...mãi về sau, cô trò khá thân nhau rùi, mấy anh học trò Việt mới cắt cái nghĩa "thô lậu" kia cho cô giáo người Nga tỏ, cô mới bớt giận đó ạ. Ngược lại, mỗi lần cô gọi 1 anh học trò Việt Nam tên là Huy là cô lại đỏ dừ cả tai lên (bởi tiếng Nga nếu nói "Huy" thì phát âm thành "Khui", mà "Khui" trong âm tiếng Nga có nghĩa cũng lại rất "thô", câu chửi tục, chửi thề của họ là "Za khui, Za khui" mà. Về sau phần lớn các trò tên Huy đều âm thầm tự động đính thêm 1 vài "chữ lạ" vào cái tên Việt cổ truyền mến yêu kia, để lái nó đi tí ti, cho đảm bảo "văn hóa phát âm" (Tỉ dụ: ZHUY, HZUY, vân vân), chỉ khổ các chị người yêu nơi quê nhà gửi thư sang cho các anh Huy nớ, toàn bị gửi trả lại, mãi sau mới rõ căn nguyên là lỗi do các chàng Huy "sang tên" bất tử.

Cũng rứa, chị em có anh bạn tên Dũng, sang du học ở Pháp, tự nhiên biên thư về bắt cả nhà cải cho hắn thành tên là ZDUNG, vì hắn bảo: tên "Dung" trong tiếng Pháp nó mất vệ sinh lắm ???...

Đó, nhưng mình được thầy bu đẻ ra, đã đặt tên ghi sổ hộ tịch là hộ tịch Việt chớ (thầy bu mình có đặt tên con để cho cả thế giới gọi đâu mà phải kiêng, mà biết kiêng bao nhiêu cho đủ?), nếu con các cụ cứ cải biên lộn tùng bậy cả thì vừa làm các cụ buồn lòng, còn làm phiền cả các cơ quan quản lý công dân lẫn bà con bè bạn họ hàng làng xã nữa ấy chớ.

Buồn ghê gớm.

14:53 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nhân thấy các cô các thầy các anh các chị bàn về chuyển ngữ từ "Kitsch", em lại xin phép được hóng vào chiếu các cụ 1 tí (muôn vàn xin lỗi và xin đươc tha tội ạ):

Kitsch = Kứt

(gần giống Kít mà cô Hương đề nghị đó)

Tỉ dụ nói: "ô, em tranh này mày vẽ hơi bị "kứt" đấy"...thoạt nghe tưởng thằng bạn khen rằng "kute", kut... sướng phát rên lên được, nhưng định thần lại thì hóa ra không phải như rứa, thế mới đau.

14:41 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cám ơn phần trả lời của bạn Diệu Hương.
Soi ơi, về phần dịch âm của Tàu khựa thì buồn cười lắm. Tại dân Tàu không nhớ được mặt chữ ABC nên buộc phải làm thế. Coca cola dịch thành Khắc khổ Khắc lạc thì còn được chứ tên riêng Napoleon chúng hắn gọi là Nã Phá Luân thì buồn cười quá.
Dân mình may mà đọc được Abc, vụ này phải cám ơn công của bạn A Lếch Xan Đờ Rốt người Pháp khi xưa đã chế ra được thứ thay thế được mớ loằng ngoằng Hán Nôm. (bạn nào học Hán Nôm để nghiên cứu lịch sử, thư pháp thì vẫn hay, nhưng áp dụng cho đại chúng thì mệt chết).
Chuyện tớ lan man bàn vụ dịch Kitsch sang tiếng Việt là bàn dông dài thôi, thứ bảy mà.
Chúc các bạn ở nhà khoẻ, mai ai có nhã hứng thì đi hóng mát Hồ Gươm hay ra cà phê sáng ở Điện Biên Phủ nhé.

13:29 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  admin

Cho góp chuyện một tí nhé, hôm nọ Soi được dịch giả Lê Thanh Dũng kể cho nghe là bọn Tàu phiên âm nhiều chữ cho dân họ hiểu cũng thông minh lắm. Thí dụ Hắc khách (kẻ đào tường khoét ngạch) là Hacker, Bách khách (người uyên bác) là blogger, Vi nhuyễn (vừa nhỏ vừa mềm) là Microsoft, Cốc ca (Khúc ca nơi hẻm núi) là Google, Tại tuyến du hý là Game online, và đặc biệt nhất Coca-cola thì dịch là Khả khẩu khả lạc.
Kitsch hay Appropriation mà dịch được thì cũng tốt lắm, có điều Kitsch "đa cực" quá, dùng tính từ, danh từ nào e cũng phiến diện nhỉ.

13:24 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Diệu Hương

Cảm ơn bạn, Em-co-y-kien nhé!

12:57 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Diệu Hương

Bạn Phạm Huy Thông ơi, tớ lại nghĩ là nếu tớ để các «bạn» Công, Nghệ, Dám, Phê tranh luận một phong cách kiểu «bình dân» tự do, phóng khoáng… như đang được ngồi trà đá hay ngồi ở VietArt… với nhau hoặc nói năng nghiêm túc hay «giống các cụ» hẳn thì lại không ra được tinh thần… Kitsch! Mục đích của phần bàn luận phiếm này là để minh họa một kiểu tranh luận trao đổi kiểu Kitsch mà :- ) Cứ thích và cố ra vẻ nói hay để thể hiện mình nhưng chỉ đạt đến độ nửa vời kiểu nửa «dân dã» nửa «các cụ», ngô không ra ngô khoai không ra khoai theo kiểu giọng văn của phần bàn luận phiếm này đích thị là một biểu hiện của Kitsch mà:-)
Năm vừa rồi tớ được giao nhiệm vụ môn Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Lịch sử tư tưởng thẩm mỹ và Mỹ học. Còn năm nay tớ chưa biết có nhiệm vụ gì :-)
«Quan điểm» của tớ là thích giữ nguyên từ gốc, ví dụ Kitsch thì cứ đọc là Kít, Curator: cứ đọc phiên âm là Kiu rây đờ (hoặc Kiu rây tờ :-) hay Appropriation thì cứ đọc là Áp-pro-pri-ây-sừn.... Lúc đầu hơi khó đọc khó nhớ nhưng cứ có dịp nói… 5 lần, 10 lần, 20 lần… thì thế nào cũng phải nhớ được mà :- ) Tớ thấy nên nhớ và hiểu định nghĩa từ này là gì chứ không nên dịch cụ thể ra tiếng Việt làm gì, vì mình khó có thể tìm được từ các tiếng Việt nào bao trùm được nghĩa (tương đối rộng) của những từ gốc này một cách chuẩn xác, hơn nữa mình tập nhớ từ của các bạn Tây cho quen để nếu có dịp trao đổi với các bạn ý, có cơ hội nhắc đến những khái niệm này (của các bạn ý đưa ra) mình trao đổi được luôn chứ chẳng nhẽ lúc đấy chẳng may trí nhớ không được tốt lại bảo chờ tớ nhớ: giám tuyển, nghệ thuật chuyển dụng, nghệ thuật chiếm dụng, nghệ thuật làm hàng, nghệ thuật nhôm nhựa… tên tiếng Anh là gì… rồi mình trao đổi tiếp thì cũng hơi «phiền» bạn nhỉ :-) :-) Cảm ơn góp ý của bạn Phạm Huy Thông nhé. Thân mến.

11:30 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhất Linh ơi. Hôm nào làm một triển lãm "Nhôm nhựa" đi, chất liệu toàn từ nhôm với nhựa thôi. Tớ thấy các bạn bên Malaysia đổ tượng nhôm nhiều lắm. Chi phí không đắt như tượng đồng mà vẫn rất đương đại, trông không rẻ tiền (chủ yếu do cách tạo hình).

11:01 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Nhat Linh

Just for fun, mình không có ý gì đâu Thông, đùa vậy thôi mà. Mình biết không phải nghĩa là cây thông. Nhưng cây thông cũng tốt chứ, nó luôn mọc thẳng, tự tin. Cây Thông thẳng tắp, lại bừng sáng nữa cũng tốt chứ:-)

10:55 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em cám ơn cô Diệu Hương đã chia sẻ rất thẳng thắn.
Em nhất trí rằng: mỗi người nên có quan điểm cá nhân, đặc biệt là nghệ sĩ. Cuộc sống muôn mặt, con người càng không phải là những ma-nơ-canh đúc sẵn 1 khuôn với các bộ đồng phục i chang nhau, chông buồn thêm thảm, cô nhỉ. Em ghét nhất "tâm lý đám đông", cô ạ.
Và chúng em cũng rất mong đợi được đọc thêm các bài viết bổ ích khác của cô trên Soi.

10:08 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ớ. Bạn Nhất Linh (Linh Number One) lại còn dịch tên tớ sang tiếng Anh kia đấy. Cám ơn bạn nhé, nhưng chữ Thông trong tên tớ tiếc là không phải "cây thông" như bạn dịch hộ.
Tớ thích bài viết của bạn Hương này nên nãy giờ ngồi suy nghĩ một lúc. Chợt nhớ tới các bác nhà giàu ở mình bỏ tiền tỉ mua xe rồi bỏ tiền triệu mua mấy cái biển 8888 hay 123.45 gắn vào. Cái biển là thứ văn hoá rất "kitsch" ở đây (khoe mẽ, không thực chất). Mà rõ là cái "văn hoá" này không phải dành cho các "công chúng" thiếu tiền. Khi các bác Công này chưa hoàn thiện được nền tảng văn hoá của họ thì các củ Nghệ củ Gừng chân chính nhà ta còn gian truân.

9:29 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Nhat Linh

Cho mình góp với bạn Splendid Pine ý này: tính từ " nhôm nhựa " bây giờ anh em trên mạng và ngoài đời thường dùng để chỉ người hay có suy nghĩ vơ vào, cơ trí nhưng để thu vén những thứ lặt vặt... Ví dụ một nhóm chơi với nhau, có một người có ý định đổi xe, naked sang cross chẳng hạn thì cái tay lỏi ấy nhanh nhạy kiếm đâu 1 cái xe rất lởm và đổi cho bạn. Đổi được cái xe nhưng khi đó sẽ bị mọi người coi thường. Khi ấy tất cả sẽ bảo nhau "Ô, cái thằng ấy nhôm nhựa lắm!"

Tớ nghĩ ta dịch là: nghệ thuật Làm Hàng, thẩm mỹ Làm Hàng, văn hóa Làm Hàng... thì có vẻ nó gần với Kitsch hơn. Tất nhiên tìm 1 từ thật sát nghĩa e là sẽ khó. Có những từ chả chuyển nghĩa được mà nên để nguyên.

8:39 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Hương ơi.
Tớ thích phần đầu của bài viết, nó bổ xung nhiều chi tiết bổ ích cho nhiều củ Nghệ củ Gừng nhà ta (trong đó có tớ?). Vì bệnh chung của các củ này là cái gì cũng biết nhưng chỉ biết lờ mờ.
Phần hai tớ ứ thích bằng không phải những quan điểm trong đó có vấn đề (và quan điểm trước sau gì vẫn mang tính chủ quan). Tớ không thích bằng phần đầu đơn giản vì các nhân vật Dám, Chê, Công, Nghệ tuy đã được bạn bình dân hoá, rồi lại gọi nhau đồng chí (theo lối giễu nhại các cụ?) nhưng nói năng sao giống các cụ quá, nhất là màn cuối đồng chí Dám đứng dậy tổng kết vài câu chung chung, rồi hô hào ba cây chụm lại.. Chỉ thiếu mỗi việc các nhân vật hát bài "Nối vòng tay lớn" nữa thôi là thành buổi sinh hoạt cấp phường.
Tớ thích giọng văn nghiêm túc của bạn ở phần trên hơn là giọng văn nghiêm túc rất Kitsch của các nhân vật trong phần tiểu phẩm ở dưới.
Nói thế thôi chứ tớ rất cám ơn bài viết của bạn, tớ biết thêm được nhiều.
Mà bạn Hương dạy môn gì ở trường thế? Hôm nào tớ mời bạn cà phê được không?

Các bạn ơi. "Kitsch" có dịch ra được tiếng Việt không nhỉ? Có cần dịch ra tiếng Việt không nhỉ? Dùng từ "Nhôm Nhựa" được không? Ví dụ: Thẩm mỹ Nhôm Nhựa, văn hoá Nhôm Nhựa, nghệ thuật Nhôm Nhựa..?

0:29 Saturday,30.7.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

"kitsch", danh từ: vật hào nhoáng, nhưng không có giá trị thực sự

15:44 Friday,29.7.2011

Đăng bởi:  phamdieu_huong@yahoo.fr

Cảm ơn Em-co-y-kien, xin trả lời hai câu hỏi của bạn như sau :
1. Kết luận «sản phẩm nghệ thuật hạng thấp» là kitsch là quan điểm chủ quan theo cách hiểu của tôi. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng định nghĩa cụ thể thế nào là low art và high art là vấn đề khó có thể «ngã ngũ», cũng giống như tất cả những quan điểm/lý thuyết/vấn đề… về nghệ thuật nói chung bởi theo như tôi nhận thấy, chúng đều là chủ quan. Chúng được đưa ra, được diễn giải, được khẳng định, được công nhận rồi lại bị lật lại vấn đề, bị phủ định… ở các thời đại khác nhau do các triết gia, nhà nghiên cứu… khác nhau (và có khi lại có trường hợp là chính những triết gia/nhà nghiên cứu… này tự phủ định lại mình cũng nên :- ). Tuy nhiên mỗi quan điểm/mỗi lý thuyết/mỗi vấn đề đều mang giá trị nhất định cần được «tôn trọng», nó có thể là đúng/sai/hay/dở… ở mỗi hoàn cảnh khác, thời kỳ… khác nhau. Việc một cá nhân đưa ra quan điểm của mình, tin vào nó, kiên định với nó và những cá nhân khác có quan điểm phủ định, đối lập dẫn đến mâu thuẫn là điều tất yếu. Chỉ có điều mỗi cá nhân phải cố gắng đưa ra được những biện luận sao cho bảo vệ được quan điểm của mình một cách logic và thuyết phục nhất (đấy là đôi khi mình tin thế nhưng «đối phương» không cho là như thế, thì cũng đành phải... chấp nhận và việc mình làm (nói, tin, nghĩ…) mình cứ phải tiếp tục «kiên định» thôi (tất nhiên là cũng cần có yếu tố tỉnh táo, biết tiếp thu... không thành ra tự tin kiên định kiểu "ếch ngồi đáy giếng" bạn nhỉ? :-) chứ không nhất thiết là quan điểm này phải có được sự đồng tình của những cá nhân khác :-) Tôi giải thích dài dòng thế chỉ để muốn nói với Em-co-y-kien là bạn hoàn toàn có quyền phủ định quan điểm của tôi, và tôi rất thích nghe lập luận phủ định của bạn nếu có :-) Tất nhiên tôi khẳng định lại quan điểm… «chủ quan» của tôi là... mọi quan điểm đều là «chủ quan» :-) Mục đích tranh luận với nhau quan trọng là để, đào sâu, mở rộng các vấn đề và mở rộng quan điểm chứ không nhất thiết phải khẳng định ai đúng ai sai đúng không bạn Em-co-y-kien? Và tránh...lạc đề nữa bạn nhỉ? :-)

2. Câu « "...Nghệ thuật kitsch được coi như giải pháp tối ưu: nó thể hiện mối quan hệ tốt nhất về chất lượng và giá thành. Hiệu quả đẹp với giá thành rẻ nhất" cũng là quan điểm chủ quan của tôi :-) Nếu như sản phẩm của MTCN đạt được hiệu quả cùng một lúc cả ba yếu tố: Hình thức tốt - Chất lượng tốt - Hiệu quả kinh tế tốt thì... còn gì bằng, làm sao có thể bị «đánh đồng với sản phẩm kitsch» được (Ví dụ như trên thị trường bây giờ có loại gỗ Veneer có vẻ như đáp ứng tốt ba yếu tố này, có thể dùng để thiết kế nội thất, chắc là các bạn trường MTCN chuyên thiết kế nội thất cũng chẳng lạ gì sản phẩm này… :-) Nhưng nếu như chỉ đáp ứng được yêu cầu: Hình thức tốt và Hiệu quả kinh tế tốt mà không đảm bảo yếu tố Chất lượng tốt thì đương nhiên được (tôi) gọi là sản phẩm kitsch rồi. (Phần lớn sản phẩm hàng hóa… của «người anh em láng giềng» mà nước VN mình cùng «song sinh» ra 16 chữ Vàng hữu nghị là ví dụ điển hình cho chủ nghĩa kitsch, có thể được xếp vào hàng đầu thế giới đấy bạn Em-co-y-kien ạ :-). Bạn thông cảm cho tôi nếu bạn thấy tôi giải thích dài dòng lan man nhé. Thân mến.

10:34 Friday,29.7.2011

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien ơi, sửa rồi :-)

10:33 Friday,29.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cô Diệu Hương ơi, em thích câu kết luận này của cô quá:

"Nói một cách kitsch, một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Hi, hi, đúng thế, ngày xưa tục ngữ các cụ nói thế là chuẩn. Bây chừ nói rứa lại là kitsch, đúng quá. Bây chừ núi non quê em làm gì còn cây mà mơ núi với cây, lâm tặc hắn đẵn trụi thùi lụi ráo rồi. Với lại, nếu có cây để giồng lên núi, thì các bác các chú lâm trường cũng toàn trồng cây còi, cây cọc thôi ạ, bao giờ mới thành rừng thành rú được.

Thế nên, bây chừ cụ Bảo Sinh có thơ rằng:

"1 cây làm chẳng nên non,
3 cây chụm lại vẫn chỉ thòn lòn 3 cây".

Cám ơn cô rất nhiều ạ.

10:07 Friday,29.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chúng em rất cám ơn cô Diệu Hương về bài viết có vô cùng nhiều thông tin bổ ích cho chúng em học tập.

Em có 2 thắc mắc nhỏ muốn được cô chia sẻ:

Ở phần kết luận cô viết:

1- "Sản phẩm nghệ thuật kitsch phải tạo ra ấn tượng tốt, thích mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên, là thứ hàng hóa hạng thấp trong khi tác phẩm nghệ thuật, được ví một cách văn vẻ là sản phẩm quý tộc mang giá trị tinh thần vô giá"

Theo em biết ngày nay vấn đề "sản phẩm nghệ thuật hạng thấp" (low-art) và "sản phẩm nghệ thuật hạng cao" (high-art) là vấn đề chưa ngã ngũ, trong đó chứa cả mâu thuẫn giữa nghệ thuật dân gian, nghệ thuật thổ dân, thủ công mỹ nghệ với những cái mà các "học giả" gọi là "nghệ thuật hàn lâm", nghệ thuật kinh viện".

Như vậy, kết luận của cô coi "low-art" là kitsch là theo quan điểm cá nhân hay của học giả nào trên thế giới ạ?

2- "...Nghệ thuật kitsch được coi như giải pháp tối ưu: nó thể hiện mối quan hệ tốt nhất về chất lượng và giá thành. Hiệu quả đẹp với giá thành rẻ nhất"

Đây cũng là quan điểm cá nhân của cô hay của 1 học giả quốc tế ạ? Vì nếu thế, thật oan cho Mỹ thuật Công nghiệp quá. Chẳng lẽ sản phẩm của MTCN muốn tạo ra những sản phẩm đẹp, có hiệu quả thẩm mỹ với giá rẻ lại bị đánh đồng với sản phẩm kitsh?

Em mong được cô chỉ bảo thêm ạ.

Riêng hỏi Soi: hình như không có ông họa sĩ nào tên là Marcel du Champ (Marcel Trường)?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả