Soi học

Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

(SOI: Trong kế hoạch tự đào tạo của Soi, ngoài việc học mỹ thuật còn có mục học văn hóa, loại đơn giản, dễ hiểu, và dĩ nhiên là qua tranh. Mỗi chủ nhật Soi sẽ có một bài về loại này, do Pha Lê phụ trách. Trong quá trình tự học thể nào cũng […]

Ý kiến - Thảo luận

23:58 Tuesday,12.9.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Đức Huy

Dear chị Pha Lê
 
Em có 1 chút góp ý nho nhỏ về bài viết và minh họa thôi ^^
Hình Zeus đầu tiên là hình phác họa lại tượng thần Zeus - 1 trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, được đặt trong đền thờ thần Zeus ở Athen.
Và Jesus thì không giam Lucifer mà là chúa cha hay còn gọi là thượng đế vì thời điểm đó chưa xuất hiện tín điều chúa ba ngôi (nên chưa thể tính chúa Jesus vào đây - phần này nằm trong cựu ước của dân tộc Do Thái và các sách của các dân tộc Ả rập) mà thực ra cha con bên thiên chúa giáo hòa thuận và nghe lời nhau lắm vì thế ví chuyện giam cầm các titan, và Zeus giam cha xuống với chuyện Lucifer bị đọa thì ko giống về bản chất. Vì Lucifer cũng chỉ là bệ thần, kiểu chánh văn phòng nhà trắng, trợ lý tối cao của Thượng đế thôi, nên kiểu là cấp dưới làm phản thì cấp trên phải tống vô ngục ^^.

18:50 Monday,17.7.2017

Đăng bởi:  phale

@Bùi Văn Hưởng: FB của mình là https://www.facebook.com/pha.le.522 


Bạn cứ inbox rồi có gì mình gửi email sau nhé 

8:44 Monday,17.7.2017

Đăng bởi:  Bùi Hưởng

Chào bạn Pha Lê, bạn ơi mình là Hưởng, hiện đang làm admin một số nhóm liên quan tới chủ đề về Thần thoại Hy Lạp, Thần Thoại Bắc Âu, Thần thoại Ai Cập...Bạn có thể cho mình xin liên hệ, địa chỉ mail, facebook của bạn để mình có thể trao đổi một số vấn đề được không? Cảm ơn bạn!

11:27 Wednesday,16.11.2016

Đăng bởi:  AnNguyen

Hay quá Pha Lê ơi! Chưa bao giờ đọc thấy "đã" như vậy? Cảm ơn Pha Lê!

11:20 Sunday,14.8.2016

Đăng bởi:  phale

@Semen: Hestia và Artemis thì đều là "trinh nữ", Artemis kiêm thêm chức săn bắn còn Hestia kiêm thêm chức bảo vệ gia đình, nhưng Artemis là trinh nữ giả vờ, còn Hestia mới là trinh nữ thật. Vụ nhấn mạnh Artemis là trinh nữ là "gu" mà quý tộc châu Âu hùa theo vì khoái vẽ bà này (chứ ai khoái vẽ trinh nữ buồn chán).

Ngay cả tên La Mã của Hestia (Vesta) có nghĩa là trinh nữ (virgin). Đền của Vesta là đền đàn ông không được bén mảng tới, kể cả vua cũng phải cút xéo. Nữ tu của Hestia phải thề là không đụng đàn ông (theo nghĩa đen là không cả cầm nắm, đụng chạm tay chân) trong ít nhất 30 năm. Bởi vậy trái với các đền khác, mấy nghi lễ trong đền Hestia vẫn còn khá bí ẩn và hay bị thần thánh hóa do tới giờ vẫn chưa ai biết chúng nó nom ra làm sao, vì chỉ các bà nữ tu biết với nhau.

17:22 Saturday,13.8.2016

Đăng bởi:  Semen

Hình như Hestia chỉ là thần của bếp lửa gia đình thôi mà, chỉ có Artemis mới là nữ thần mặt trăng và trinh nữ thôi chứ ?

14:39 Saturday,9.8.2014

Đăng bởi:  Phúc Võ

Mấy bài viết về thần thoại Hy Lạp của bạn rất hay. Mình thích xem mấy cái này từ nhỏ, lớn lên cũng xem lại nhiều truyện trên internet. Theo mình thấy thì thường mấy bản tiếng anh hay bên wiki mới đầy đủ, còn mấy truyện mà có tiếng việt toàn rút ngắn, cắt bớt mấy chi tiết ko phù hợp. Riêng bạn thì lại có một cách hành văn rất riêng và mình rất thích điều đó.

0:59 Thursday,10.7.2014

Đăng bởi:  Tiên

bạn viết hay quá, mình cực kì thích thần thoại Hy Lạp lun mà đọc xong là quên hết trơn, con cái vợ chồng tùm lum mắc mệt. Đọc của bạn xong lại nhớ được sơ sơ hihihi :))))

16:14 Friday,9.5.2014

Đăng bởi:  Lan Huong

Đọc bài của bạn rất thú vị bạn Soi à, tớ thích những câu chuyện thần thoại Hy Lạp, đặc biệt thích Zeus, vì tớ cung Sư Tử được Zeus cai quản, hôm nay lần mò thế nào lại vào được đây, bây giờ thì là fan của bạn rồi :)))

18:17 Monday,13.1.2014

Đăng bởi:  adeadcity

Đọc mấy bài học viết theo phong cách của Soi đúng là dễ nhớ hơn hẳn ngồi ôm một quyển sách tụng về các vị thần Hy Lạp. Mình thích cách viết hài hước châm biếm và sống động này

11:27 Saturday,11.5.2013

Đăng bởi:  lăn tăn

Vì có sự kiện "bộ óc" của Kremli vừa ra đi. Nên quay lại xem trang này. Một số trang mạng thuộc diện vừa hot vừa hót dịch lại tin này. Trong đó có câu: (hệ thống quyền lực) theo trục dọc... vừa nuốt những người cha của mình.
http://en.ria.ru/politics/20130508/181034246/Kremlin-Ideologue-Surkov-Steps-Down-as-Deputy-PM.html
Theo tôi trong câu này, nhà quan sát Nga dùng hai điển cố của huyền thoại Zeus: "nuốt", và hạ bệ "cha", để duy trì hệ thống cực quyền (độc tài)...
Tôi có comment ý kiến này lên trang mạng đăng tin này. Kết quả như mọi khi: các vị huếnh thường nặng tai.
Sáng nay xem bài học chủ nhật May 11 nhưng đầu óc mụ mị, chưa vào được. Xem ở dưới thấy Pha Lê đề rõ ràng: bài này Pha Lê chỉ dịch... Cảm ơn.
Vâng, kéo nhiều người "cây nhà lá vườn" cứ dịch bừa, được khen hay thì bảo mình tổng hợp, hoặc thậm chí viết trên dữ kiện. Bị thắc mắc lại nói: bài dịch ấy mà. Khi viết ý này không nói Pha Lê. Ý ngoài lời. No speculation. 

11:58 Wednesday,21.11.2012

Đăng bởi:  phale

@Phong: Thì ai mà chẳng biết nó thế, giống như hồi xưa người ta trọng nam khinh nữ. Chả lẽ thời nay chỉ có thể nói rằng "Hồi xưa nó vậy" mà không có quyền nói là nó xấu à? :) Dĩ nhiên cái xã hội lăng nhăng hay trọng nam khinh nữ đó là xã hội văn minh nhất thời ấy và cũng có nhiều điều đáng khâm phục, sản xuất ra lắm văn thơ. Điều đó không có nghĩa ta phải cẩn thận nói về họ theo kiểu kính cẩn vì những cái sai là cái "không thể khác được".


 


 

2:06 Wednesday,21.11.2012

Đăng bởi:  Phong

Không biết tác giả có hiểu về văn hóa Hy La cổ đại không mà dìm hàng thần Zeus quá, nên nhớ thói trăng hoa của các vị vua thời xưa rất phổ biến, Nho Giáo như Trung Hoa vua cũng có tam cung lục viện, huống chi Zeus lại là vua của các thần trong 1 nền văn hóa cởi mở như phương Tây.
Thần thoại Hy La là 1 hệ thống thơ văn đồ sộ với vô vàn tích về các nhà vua anh hùng thời cổ đại nên khi nói về phải cẩn thận, bởi   quan niệm Phương Tây thời xưa chắc chắn phải khác hẳn với Á Đông thời nay.  
Những nhà lãnh đạo vua chúa anh hùng thời xưa luôn gắn liền nguồn gốc xuất xứ của mình với thần linh, đó là niềm tự hào đồng thời cũng khẳng định quyền uy của họ. Bởi thế những truyền thuyết thần thoại cứ sinh ra để tôn vinh các vị vua và anh hùng. Và thần Zeus chúa tể thần linh chính đối tượng hàng đầu để các anh ấy "tự sướng" và củng cố vương vị. Chế độ thần quyền vốn là như thế. Thần Zeus bắt buộc phải có nhiều cuộc tình nhiều con cái chứ không thể khác được. Ở ta cũng có câu "thấy người sang bắt quàng làm họ" đấy thôi.

10:58 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  phale

Cảm ơn bạn Hieniemic. Tích Hy Lạp vốn có nhiều phiên bản dài dòng đối chọi nhau khiến Pha Lê đọc cũng phát mệt. Ngay cả họa sĩ hồi xưa mà còn vẽ tranh sai (bản dịch bưng bít, quá nhiều tài liệu, ảnh hưởng tôn giáo v.v...) nên mỗi người tìm nguồn rồi tự suy nghĩ theo ý kiến riêng của mình. Đây cũng là mục đích của SOI để chúng ta cùng học.

Lê thì hay đối chiếu tích với lịch sử và chế độ nữa. Lê (theo ý kiến riêng) thấy rằng cái vụ Artemis bị gán làm thần sinh đẻ là do sự chuyển biến từ chế độ Mẫu hệ sang Phụ hệ, khi đàn ông lên nắm quyền và đàn bà chỉ còn mỗi việc trông con cái. Nhưng nhiều khi đối chiếu như vậy cũng thành đoán mò. Cảm ơn bạn đã cung cấp thêm thông tin để người đọc có được nhiều nguồn tham khảo khác nhau

10:21 Monday,1.8.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Pha Lê ạ, em thì thực ra chưa đọc được ở đâu, cả sách vở, xem phim hay kể cả wikipedia, về chuyện Hestia là thần của trinh nữ. Đúng là trên đỉnh Olympia có 3 vị thần trinh nữ là Hestia, Artemis và Athena thật, nhưng mà em không nghĩ chuyện trinh nữ chỉ đi lạy Hestia. Đền thờ các thần khác cũng có các trinh nữ đi lạy, điển hình là đền Delphi thờ Apollo, ngoài các thầy tu nam (Plutarch từng lo việc cúng tế ở Delphi), còn có các tiên tri oracle, gọi là các Pythia (Πυθία-ghi tiếng HL luôn cho oách, tại máy nhà em có bộ gõ, :D), trong nhiều thời điểm là các trinh nữ, do họ thay mặt thần linh nên sự trinh bạch của họ rất được coi trọng (Didorus đã biên như thế).

Thực ra, công bằng mà nói, em cũng không có nhiều tài liệu lắm về vụ trinh tiết này, nhưng mà thường đọc về Hy Lạp cổ đại không thấy nói gì về vai trò của Hestia với các trinh nữ. Trong lúc tìm nguồn dẫn chứng để viết cái này, em cũng tìm được về các Vestal Virgin (Vesta là tên Roman của Hestia). Trong sách "Những cuộc đời song hành" (Parallel lives) của Plutarch (Πλούταρχος) (NXB Tri Thức có bản tiếng Việt đấy ạ), phần vua Numa IX (Cao Việt Dũng dịch) có viết về các trinh nữ này. Ở Roma, thời Numa bắt đầu xuất hiện các đại giáo trưởng trông coi các khu thờ phụng cũng như nghi lễ tôn giáo, trông coi luôn cả các Vestal Virgin. Ở Roma, các Vestal Virgin sẽ là người cúng tế và gìn giữ ngọn lửa vĩnh cửu của Vesta. Plutarch cũng biên rằng ở Hy Lạp (Pytho và Athenes), các đền thờ ngọn lửa vĩnh cửu kiểu này không được các trinh nữ coi sóc mà do các phụ nữ lớn tuổi có chồng coi.

Như thế, cộng với việc em chưa từng nghe Hestia là thần của trinh nữ thời Hy Lạp cổ đại, em kết luận rằng (theo em thôi), tín ngưỡng thờ Hestia (hay Vesta) là thần của trinh nữ bắt nguồn từ thời La Mã chứ không phải thời Hy Lạp cổ đại.

Về chuyện Artemis có phải là thần trinh nữ hay không, nhiều trang trên internet (như là trang này chẳng hạn http://www.miscellanies.org/mythology/mag1_07/jennifer.html), nói rằng Artemis là thần bảo vệ các bé gái cho tới khi chúng đi lấy chồng, wiki thì bảo nàng là thần của trinh tiết, cũng là thần bảo vệ các thiếu nữ luôn, nhiều vùng ở Hy Lạp còn thờ Artemis như là thần của sinh nở.

Thực ra, chả thể nào biết được thực chất người ta thờ 1 vị thần nhằm ý nghĩa gì, nhất là 1 vị thần từ cách đây mấy ngàn năm rồi, nhiều khi thờ chỉ là thờ thôi, rồi vùng này vùng kia khác biệt chỗ nọ chỗ kia. Những gì biết được cho tới giờ cũng chỉ là theo sách vở của tiền nhân viết lại. Em nghĩ như thế, mà cái việc ngồi cãi nhau xem thần này là thần của cái gì giống như bọn trẻ con ghiền phim hoạt hình (hồi bé em xem hoạt hình thần thoại HL cũng ra bàn tán với bọn bạn như thế :D), không có ích gì mấy cho cuộc sống thực dụng ngoài việc làm mình có thêm kiến thức lịch sử. Thế nên ở đây, em cũng chỉ ghi những gì mình biết và mình tìm tòi được, có gì Pha Lê và mọi người chỉnh sửa, cũng mong là những thứ này sẽ có ích cho ai đó.

Em cảm ơn. :D

13:20 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Đọc thần thoại Hi Lạp và cuốn từ điển giải nghĩa các thần tích Hi lạp cũng biết chút ít nhưng không thể bằng học qua Pha Lê.
Pha Lê HAY thật

10:32 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  phale

Bạn hieniemic ạ:

Artemis là Thần săn bắn. Artemis không thích chung chạ với đàn ông nên thề là sẽ làm trinh nữ suốt đời (Nhưng chuyện Artemis có làm gì mờ ám với đám tiên đi theo phục vụ mình thì là vấn đề cần tranh luận nhiều, xin dành cho bài Artemis sẽ viết sau). Nhưng Artemis tuyệt đối không phải là thần của trinh nữ. Nếu thần nào thể không ngủ với đàn ông cũng là thần của trinh nữ thì phải tính cả Athena nữa (Artemis và Athena không nghiêm trọng hóa vấn đề trinh nữ bằng Hestia, và Artemis chỉ không thích ngủ với đàn ông thôi)

Vào thời Hy Lạp thì những trinh nữ không lạy Artemis mà lạy Hestia. Cô nào muốn tu suốt đời (kiểu chư Ma xơ của Thiên Chúa giáo bây giờ) thì sẽ tu trong đền của Hestia. Hestia đúng là có cai quản bếp lửa của gia đình (bếp không bao giờ được tắt). Nói chung Hestia là thần mà trinh nữ thờ và người Hy Lạp để tượng của bà trong nhà nhằm cầu hạnh phúc, giúp nhà cửa được yên ả (không ai cưỡng bức con cái mình), đồ ăn được dồi dào... Trong 12 thần của Olympia thì Hestia có ít tích nhất vì bà chẳng làm gì mấy. Nhắc tới Hestia, cái nổi nhất mà ai cũng nhớ là tình trạng trinh nữ của bà và các trinh nữ thề theo bà. Nhắc tới Artemis là nhắc tới săn bắn và các vụ giết đàn ông, Artemis chưa bao giờ là thần trinh nữ hết

9:51 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bài học chủ nhật này:

Thần thánh và vua chúa cũng rất nhiều thói tật xấu xa: ức hiếp dân thường, loạn luân, phản bội... Ngày nay bọn chúng vẫn gây nhiều tội với dân lành, chúng vẫn ỉ thế "Khi làm vua ... nhàn rỗi quá nên đi cưỡng bức hết cô này tới cô kia".

Dân chúng phải làm gì với lũ vua chúa độc ác đó? Cắt của quý để cảnh cáo ư (như Cronus phản lại cha là Uranus, cắt của quý của Zeus và tống cổ khỏi thiên đàng ư?)

Nghệ sĩ ơi! Bài học gì? Làm gì NHỮNG NGÀY CHỦ NHẬT YÊU NƯỚC căm ghét bá quyền bạo quyền?

9:20 Sunday,31.7.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Soi ơi, sau này đẻ ra thêm Artemis thì mới là thần của trinh nữ. Còn thần Hestia là thần của bếp lửa, kiến trúc và gia đình.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả